Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, thì việc gia tăng chất lượng vốn nhân lực, cụ thể là đầu tư cho giáo dục sẽ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp mạnh hơn là đầu tư cho vốn tài chính. Do đó, vấn đề tơi muốn đề xuất chính là nhà nước nên có nhiều chính sách để khuyến khích tinh thần khởi nghiệp ngay từ khi cịn là sinh viên, đưa giáo dục khởi nghiệp vào trường học, vào giáo dục chính thức, chứ khơng chỉ dừng lại ở những lớp học khởi nghiệp khơng chính thức, khơng thường xuyên và không chất lượng đang tràn lan ngoài thị trường lao động như hiện tại.
Thứ hai, giảng viên nên được chủ động trong chương trình giảng dạy, có khả năng tự nghiên cứu khoa học để tìm ra phương pháp giảng dạy khởi nghiệp tối ưu, tạo môi trường cho SV nghiên cứu một phát kiến mới ngay trong lớp học và thực hành như 1 dự án khởi nghiệp thực tế.
Ngoài ra, đầu vào giáo dục ảnh hưởng tới đầu ra vốn nhân lực, tạo nền tảng kiến thức, hình thành các kỹ năng, khả năng và thái độ cho sự lựa chon nghề nghiệp tương lai. Khởi nghiệp cần đam mê, tuy nhiên để thành cơng thì cần có khả năng thực sự để biến đam mê thành hành động. Do đó, hệ sinh thái khởi nghiệp nên để giáo dục làm chủ.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở những nước đang phát triển – có thu nhập thấp hơn mức trung bình chẳng hạn như Việt Nam, để tăng tỷ lệ khởi nghiệp thì nên tập trung cải thiện giáo dục hơn là tập trung vào phát triển tài chính. Đối với Việt Nam, mức độ tuyển sinh đại học thấp thì sẽ khơng mang lại lợi ích gì cho tinh thần khởi nghiệp ngay cả khi sự phát triển tài chính trở nên tốt hơn. Do đó, tơi đề xuất Việt Nam nên chú trọng gia tăng vốn nhân lực lành nghề và kinh nghiệm làm việc, điều đó sẽ làm tăng tinh thần khởi nghiệp nhiều hơn là tập trung đẩy mạnh phát triển tài chính.
Theo bài viết về Khởi nghiệp của Khu Cơng Nghệ Phần Mềm ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, Phần Lan luôn được xem là trung tâm khởi nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới. Start up tại Phần Lan không chỉ nổi tiếng với những start – up kiểu giải trí như những chú Angry Birds mà cịn là sự phát triển của hàng chục start – up trong lĩnh vực giáo dục với trị giá của mỗi Start – up lên có thể lên tới hàng tỷ USD. Nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ trong khởi nghiệp này là Chính phủ Phần Lan tập trung hỗ trợ và khuyến khích khởi
nghiệp trong sinh viên, chủ yếu là lĩnh vực công nghệ. Các start – up còn được hỗ trợ bằng những nghiên cứu khoa học từ chính các trường đại học ở nước này. Tại đây, hầu hết giảng viên đều có thể chủ động chương trình mình dạy và đều có khả năng tự nghiên cứu khoa học. Họ có thể thúc đẩy nghiên cứu một phát kiến mới ngay trong lớp học và nhân rộng nó ra thành một dự án khởi nghiệp thực tế. Chính vì vậy, hệ sinh thái giáo dục của Phần Lan sẽ do giáo dục làm chủ.
Hệ thống giáo dục ảnh hưởng tới nền tảng kiến thức, sự hình thành các kỹ năng, khả năng và thái độ cho sự lựa chon nghề nghiệp tương lai. Bới vì các quyết định này cần thiết cho tương lai các cá nhân, trường học cần có trách nhiệm hình thành và khơi mở cho sinh viên các lựa chọn nghề nghiệp trong phạm vi rộng trong đó bao gồm khởi nghiệp. Vì vậy, tôi đề xuất nền giáo dục nước ta cũng nên đưa các môn học về kinh doanh và có những chương trình giảng dạy có thể phát triển những ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên. Hansemark (1998) cho rằng giáo dục truyền thống được xem chỉ là sự chuyển đổi giữa kiến thức và các kỹ năng, trong khi giáo dục khởi nghiệp thì ngược lại, được biết đến như là mơ hình thay đổi thái độ và động cơ. Hai trong số điều kiện tiên quyết cho thành công khi bắt đầu kinh doanh mới đó là sự khát khao và năng lực thực hiện. Khởi nghiệp cần đam mê, tuy nhiên để thành cơng thì cần có khả năng thực sự để biến đam mê của mình thành hành động. Đó chính là vai trị của giáo dục.
KẾT LUẬN