3.2 Mô tả biến và dữ liệu
3.2.1 Mô tả biến
3.2.1.1 Tinh thần khởi nghiệp - Tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp mới - Ent
Cuốn sách “Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới” – Peter F.Drucker (2011) đã định nghĩa Entrepreneurship như là việc doanh nhân khởi nghiệp tiến hành biến những ý tưởng kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế. Kết quả của những hành động này là góp phần tái tạo những tổ chức đã “già cỗi” hoặc tạo ra một tổ chức mới. Biểu hiện rõ ràng nhất của tinh thần doanh nhân khởi nghiệp là bắt đầu xây dựng những doanh nghiệp mới. Tác giả của cuốn sách còn cho rằng tinh thần khởi nghiệp chính là tinh thần đổi mới, sáng tạo, khơng những thế đó cịn phải là một sự đổi mới có mục đích và có hệ thống. Ngồi ra, qua các nghiên cứu trước đây tơi nhận thấy những yếu tố chính tạo nên một tinh thần khởi nghiệp đó là: khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh; khả năng chấp nhận rủi ro; và phải có những ý tưởng đổi mới - sáng tạo. Cụ thể, một nhà khởi nghiệp phải có hồi bão và khát vọng kinh doanh; có thể phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương pháp giải quyết vấn đề; có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh, độc lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm; kiên trì và dám chấp nhận rủi ro, thất bại; có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
Từ định nghĩa trên, biến phụ thuộc tinh thần khởi nghiệp mà tôi sử dụng ở đây là tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp mới. Biến này được xác định bằng tỷ lệ phần trăm dân số 18-64 tuổi hiện đang là chủ sở hữu hoặc người quản lý của một doanh nghiệp mới (GEM, 2017). Theo GEM, các doanh nghiệp mới này phải có tiền lương, tiền công hoặc các khoản thanh toán khác cho chủ sở hữu trong hơn ba tháng (nhưng không quá 42 tháng). Giá trị trung bình là khoảng 4,7 với độ lệch chuẩn là 3,4, với phạm vi từ 0 đến 24,5.
3.2.1.2 Vốn nhân lực lành nghề - Tổng số người ghi danh vào giáo dục đại học - HC
Biến độc lập chính trong nghiên cứu này là thước đo vốn nhân lực, cụ thể hơn là vốn nhân lực lành nghề. Vốn nhân lực là tổng thể kiến thức, kỹ năng và trình độ chun mơn mà người lao động tích lũy được. Nó thể hiện khả năng làm việc với một trình độ nhất định của người lao động. Với người sử dụng lao động, nó được đánh giá cao khi mức độ đầu tư và phát triển vốn nhân lực gắn liền với khả năng tăng năng suất lao động. Với
người lao động, nó rất được coi trọng vì đầu tư cho vốn nhân lực được coi là một phương cách hiệu quả để gia tăng thu nhập trong tương lai.
Theo nghiên cứu Matthew R. Marvel, Justin L. Davis, Curtis R. Sproul (2014) có tổng cộng 344 yếu tố đại diện cho vốn con người được đưa vào trong các nghiên cứu được phân tích trước đây. Yếu tố đại diện phổ biến nhất là kinh nghiệm làm việc, chiếm 39,9%. Tiếp theo là giáo dục, chiếm 26,6%. Phù hợp với những phát hiện trong quá khứ, đầu tư vào giáo dục và kinh nghiệm rõ ràng là những loại cơng trình phổ biến nhất được sử dụng (Reuber & Fischer, 1994). Vì dữ liệu về kinh nghiệm làm việc rất khó đo lường, chưa phổ biến rộng rãi và sẽ có sự không đồng nhất giữa các quốc gia, nên tôi không sử dụng trong nghiên cứu này. Do đó, tơi chỉ dùng yếu tố giáo dục – cụ thể là tỷ lệ tuyển sinh đại học (dựa theo nghiên cứu “Entrepreneurship and human capital: The role of financial development” của Nabamita Dutta và Russell S. Sobel (2017)) để đại diện cho vốn nhân lực trong bài nghiên cứu này.
Để đo lường cho biến số này tôi sẽ sử dụng tổng số ghi danh vào giáo dục đại học, bất kể tuổi tác, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của tổng dân số của nhóm tuổi năm năm sau khi học từ trường trung học cơ sở, được lấy từ dữ liệu trực tuyến 2016 (WDI). Giá trị trung bình của biến là khoảng 52,2 với độ lệch chuẩn là 21,8, dao động từ 8,8 đến 119, 7.
3.2.1.3 Mức độ phát triển tài chính - FD
Biến độc lập khác mà tôi muốn nhấn mạnh trong bài nghiên cứu này là mức độ phát triển tài chính. Phát triển tài chính là một phần của chiến lược phát triển khu vực tư nhân nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, giảm thiểu các chi phí phát sinh trong hệ thống tài chính. Phát triển tài chính liên quan đến những cải tiến trong cung cấp thông tin về các khoản đầu tư tiềm năng và phân bổ vốn; việc giám sát các công ty và quản trị doanh nghiệp; việc giao dịch, đa dạng hóa và quản lý rủi ro; việc huy động và tập hợp các khoản tiết kiệm; việc dễ dàng trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Các chức năng tài chính này ảnh hưởng đến các quyết định tiết kiệm – đầu tư, đổi mới cơng nghệ và do đó tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, phát triển tài chính là yếu tố chính quyết định khả năng cung cấp vốn cho khởi nghiệp và sẽ quyết định môi trường khởi nghiệp cho doanh nhân mới. Để đo lường mức
độ phát triển tài chính, tơi sử dụng ba biện pháp khác nhau nhằm đo lường quy mô và hoạt động của sức khỏe tài chính một quốc gia, đó là: Tín dụng tư nhân gửi tiền vào ngân hàng, nợ có tính thanh khoản cao của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác và tiền gửi ngân hàng tính phần trăm GDP.
a. Tín dụng tư nhân gửi tiền vào ngân hàng theo phần trăm GDP – FD1
Dữ liệu biến số này được lấy từ Cơ sở dữ liệu phát triển tài chính tồn cầu của Ngân hàng Thế giới. Giá trị trung bình của mẫu tơi sử dụng là 73,9 với độ lệch chuẩn là gần 44 (Bảng 1). Theo nghĩa rộng, như Giuliano và Ruiz-Arranz (2009) đã nêu, điều này đo lường mức độ trung gian và vai trò của hệ thống ngân hng. Nh Beck, Demirgỹỗ-Kunt v Levine (2007) đã chỉ ra, đây là biện pháp tốt nhất có thể nắm bắt được chức năng của các trung gian tài chính hay nói cách khác, nắm bắt mức độ tiết kiệm và chuyển hóa thành vốn kinh doanh cho các dự án khu vực tư nhân. Trong bối cảnh khởi nghiệp và phát triển kinh doanh, biến này phản ánh mức độ mà hệ thống tài chính của một quốc gia có thể giúp phân bổ nguồn tài chính khan hiếm giữa các dự án đầu tư vốn. Ngoài ra, Gwartney, Holcombe và Lawson (2006) cũng nhấn mạnh, một quốc gia có thể sử dụng thị trường để phân bổ vốn giữa các dự án đầu tư một cách hiệu quả sẽ là yếu tố chính quyết định tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động.
b. Nợ có tính thanh khoản cao của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác theo phần trăm GDP – FD2
Thước đo được xem xét thứ hai về phát triển tài chính là nợ có tính thanh khoản cao tính theo phần trăm GDP. Chính xác hơn, điều này tương đương với tiền tệ, tiền gửi không kỳ hạn và nợ vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác chia cho GDP. Như Beck, Demirgiiu-Kunt và Levine (1999) lập luận, chỉ số này là chỉ số trung gian tài chính có sẵn rộng nhất.
c. Tiền gửi ngân hàng theo phần trăm GDP – FD3
Cuối cùng, thước đo được sử dụng là tiền gửi ngân hàng theo phần trăm GDP. Điều này bao gồm tổng giá trị của tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng tiền gửi trong nước chia cho GDP. Đây cũng là thước đo quy mô của
hoạt động tài chính. Trong khi giá trị trung bình của nợ có tính thanh khoản cao là 79,2%, giá trị trung bình của tiền gửi ngân hàng lại nhỏ hơn (67,9%).
3.2.1.4 Nhóm biến kiểm sốt
Ngồi các biến quan tâm độc lập chính mà tơi sử dụng để đo lường giáo dục đại học và mức độ phát triển tài chính, tơi cịn sử dụng thêm một số biến kiểm soát khác thường được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về sự khác nhau giữa các quốc gia trong tỷ lệ khởi nghiệp. Các biến kiểm soát này là: tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP), tổng thu nhập quốc nội bình quân đầu người (GNI), tỷ lệ dân số thành thị trên tổng dân số (Urb), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ so với nam (FeM), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (LFPR).
Theo Dutta và Sobel (2016) và Audretsch và Keilbach (2007), tơi đưa vào biến kiểm sốt Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình qn đầu người theo đơ la Mỹ không đổi (dựa trên ngang giá sức mua - PPP) và tổng thu nhập quốc nội bình quân đầu người (GNI) như một thước đo cho quy mô thị trường và sự giàu có. Sự giàu có gia tăng trong một khu vực ngụ ý tăng quy mơ thị trường và do đó, cơ hội gia tăng cho doanh nghiệp mới phát triển nhờ tiềm năng trao đổi kinh tế lớn hơn.
Biến kiểm soát thứ hai là tỷ lệ dân số đơ thì trên tổng dân số của một quốc gia. Sự lan tỏa đơ thị hóa có thể thúc đẩy tinh thần kinh doanh vì mật độ dân số ở các thành phố tạo ra các yếu tố bên ngoài và cơ hội để tăng lợi nhuận; và do đó, ảnh hưởng tích cực đến các sáng kiến kinh doanh (Brüderl và Preisendorfer, 1998; Storey, 1994; Reynold et.al., 1994).
Các nghiên cứu trước đã chỉ ra tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là rất quan trọng đối với tinh thần khởi nghiệp. Khơng những thế, giới tính cũng đã được chứng minh là quan trọng cùng với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Ví dụ, Uhlaner et.al. (2002) đã chỉ ra rằng các quốc gia có tỷ lệ nữ cao hơn trong lực lượng lao động có tỷ lệ phần trăm thấp hơn của các cá nhân tự làm chủ. Các nghiên cứu khác như Delmar và Davidsson (2000) đã tìm thấy xác suất bắt đầu kinh doanh đối với nam cao hơn nữ. Ngoài ra, các nghiên cứu như Du Rietz và Henrekson (2001) cho thấy tỷ lệ từ bỏ của các nhà khởi nghiệp nữ cao hơn so với các đồng nghiệp nam của họ (Verheul, van Stel và Thurik, 2006).
Audretsch et. Al. (2002) thấy rằng tổng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cùng với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là những yếu tố quan trọng quyết định tinh thần kinh doanh. Vì vậy, tơi đưa vào biến kiểm soát tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ/ nam.
Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả
Bảng 3.1. Thống kê mô tả biến
Bảng 3.1 cho thấy một số thống kê mô tả của tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp mới, vốn nhân lực lành nghề, các biến đại diện cho mức độ phát triển tài chính và một số biến kiểm sốt khác. Tinh thần khởi nghiệp (được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp mới) có giá trị trung bình là 4,66; trong khi độ lệch chuẩn là 3,37, thấp nhất là 0 (thuộc về Israel), lớn
Ký
hiệu Tên biến
Đơn vị tính N Trung bình mẫu Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Ent Tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp
mới % 274 4.66 3.37 0.00 24.49
HC Vốn nhân lực lành nghề % 274 52.24 21.79 8.85 119.69
FD1 Tín dụng tư nhân trên
GDP % 274 73.89 43.99 9.12 262.46
FD2 Nợ có tính thanh khoản
cao trên GDP % 274 79.20 51.34 14.21 348.75
FD3 Tiền gửi ngân hàng trên
GDP % 274 67.93 48.84 8.76 334.71
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
bình quân đầu người USD 274 25812.85 16359.27 2692.13 81741.10
Urb Tỷ lệ dân số thành thị % 274 72.70 17.21 24.94 100.00
FeM Tỷ lệ tham gia lực lượng
lao động nữ so với nam % 274 50.60 12.22 13.68 73.91
GNI Tổng thu nhập quốc nội
bình quân đầu người USD 274 23359.45 20303.55 848.16 94381.71
LFP R
Tỷ lệ tham gia lực lượng
nhất là 24,49 (thuộc về Úc, 2001). Tiếp theo, tỷ lệ ghi danh vào giáo dục đại học có giá trị trung bình là 52,24 và độ lệch chuẩn là 21,9; và giá trị lớn nhất vẫn thuộc về nước Úc (2015). Thực tế, theo Theo Tổ chức giáo dục Úc thì Úc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng khởi nghiệp đáng kinh ngạc, bằng chứng là trong số các doanh nghiệp mới được thành lập tại bang New South Wales thì start-up đã chiếm 48%. Trong đó, Sydney được coi là trung tâm chính của các start-up, chiếm 12% số lượng các doanh nghiệp, cùng với đó chính phủ Úc cũng ln có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích sinh viên khởi nghiệp. Bên cạnh đó, thước đo mức độ phát triển tài chính – tín dụng tư nhân có giá trị trung bình 73,9 và giá trị cao nhất là 262,46 thuộc về quốc gia Iceland (2006), đây cũng là một quốc gia tiên phong trong khởi nghiệp và có mức độ phát triển tài chính cao. Trong khi đó thước đo nợ có tính thanh khoản cao và tiền gửi ngân hàng trên GDP có giá trị trung bình lần lượt là 79,2 và 67,9 và giá trị cao nhất thuộc về HongKong, Trung Quốc. Ngoài ra, GDP trung bình của mẫu nghiên cứu 25.812,85 (triệu USD) và độ lệch chuẩn lên tới 16.359,37 (triệu USD), GDP cao nhất là Singapore và thấp nhất trong mẫu là Việt Nam. Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn là do mẫu các quốc gia đưa vào nghiên cứu là một tập hợp của các nhóm nước có mức độ phát triển từ thấp đến cao khơng đồng đều để đảm bảo tính tổng qt của kết quả nghiên cứu. Sau đây tôi sẽ mô tả cụ thể các nguồn dữ liệu của các biến được sử dụng trong nghiên cứu này.