CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN
2.3.1. Nghiên cứu trong nước
Mục tiêu trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền và cộng sự (2011) là nhàm xác định kiến thức thái độ thực hành của sinh viên và các yếu tố liên quan về phòng bệnh viêm gan siêu vi B. Các tác giả sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả để nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là 402 sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng sư phạm Nha Trang, Khánh Hòa vào tháng 4 năm 2010; với bộ câu hỏi tự điền soạn sẵn. Qua khảo sát 402 sinh viên về phòng bệnh Viêm gan siêu vi B cho thấy, có 68% sinh viên có kiến thức đúng, 90% có thái độ đúng, 18% có thực hành đúng. Nguồn thông tin về bệnh Viêm gan siêu vi B được tiếp cận nhiều nhất từ ti vi 77%. Sử dụng phương pháp so sánh t-test, nhóm tác giả đưa ra một số nhận định như sau:
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê kiến thức bệnh Viêm gan siêu vi B giữa sinh viên có trình độ học vấn khác nhau; thái độ về phòng bệnh Viêm gan siêu vi B của sinh viên không bị chi phối bởi các đặc điểm giới tính, nơi thường trú và tiền sử gia đình về bệnh Viêm gan siêu vi B; có mối liên quan có ý nghĩa thống kê về thực hành phòng bệnh Viêm gan siêu vi B với đặc điểm giới tính; có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thái độ đúng; có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ đúng và thực hành đúng; khơng có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về phòng bệnh Viêm gan siêu vi B.
Nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2010) nhằm xác định tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; xác định tỷ lệ người dân có kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong việc phòng ngừa viêm gan B. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với 493 người đang cư ngụ ở quận Ninh Kiều, trong đó có 285 người được xét nghiệm máu. Tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B trong người dân ở quận Ninh Kiều là 7%; tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B là 52.5%; thái độ đúng là 95.9%; hành vi đúng là 81.3%. Có mối liên hệ giữa thái độ đúng với kiến thức đúng và hành vi đúng; và giữa thái độ đúng với hành vi đúng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Điểm và cộng sự (2012) nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống lây nhiễm virut viêm gan B của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang năm 2009. Dựa trên bảng câu hỏi được chuẩn bị sẵn, nhóm tác giả tiến hành khảo sát 385 nhân viên của bệnh viện. Các đối tượng được khảo sát này được chia thành 02 nhóm, nhóm thứ nhất là nhóm tiếp xúc trực tiếp (cấp cứu, lâm sàng, khám, xét nghiệm, phẫu thuật); nhóm thứ hai là nhóm tiếp xúc gián tiếp (tổ chức, hành chính, kế tốn, vật tư, chẩn đốn hình ảnh, dược). Phương pháp thống kê mô tả, so ánh tần số, t-test được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số nhân viên y tế đều hiểu biết các đường lây truyền virut viêm gan B, và hiểu biết nhiều nhất qua đường máu dịch tiết, kiêm đâm bị nhiễm (93.2%). Sự hiểu biết của nhóm tiếp xúc trực tiếp về khả năng tồn tại mơi trường bên ngồi và mức độ lây nhiễm của virut viêm gan B thì cao hơn hẳn nhóm
tiếp xúc gián tiếp. Qua nghiên cứu, số nhân viên y tế chưa xét nghiệm virut viêm gan B là 18.8%; chưa tiêm phòng là 28.5%. Số nhân viên y tế sau khi xét nghiệm virut viêm gan B thì có ý thức về động viên người thân đi xét nghiệm, tiêm ngừa thì ở mức trung bình khá. Đa số nhân viên y tế đều có thái độ tích cực trong việc ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm virut viêm gan B. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, khơng có sự khác biệt giữa trình độ chun mơn với việc ln ln sử dụng dụng cụ y tế vô khuẩn, bơm kim tiêm một lần khi làm công tác chuyên mơn; riêng việc mang găng tay thì có sự khác biệt khi làm cơng tác chun mơn. Có sự khác biệt về thái độ bản thân đối với virut viêm gan B với việc thực hiện mang găng tay khi làm công tác chuyên môn.
Nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012) nhằm mô tả kiến thức, thái độ và thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B của học sinh điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên năm 2015; và xác định một số yếu tố có liên quan trong phòng ngừa viêm gan B. Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Chi bình phương được vận dụng để phân tích dữ liệu thu thập được. Kết quả phân tích dựa trên 150 quan sát là các sinh viên điều dưỡng năm cuối cho thấy, 82.7% học sinh đạt tiêu chuẩn về kiến thức, 70% học sinh đạt tiêu chuẩn về thái độ, 77.3% học sinh được xếp vào nhóm đạt về tiêu chí thực hành phòng ngừa viêm gan B. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và độ tuổi; giữa kiến thức và thực hành; nhưng khơng có mối liên quan giữa thái độ và thực hành. Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2012) cũng đưa ra nhận định, các nhận định trên được đưa ra từ phân tích hai biến, chưa có sự kiểm sốt nhiễu, đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu.
Nghiên cứu của Hang và cộng sự (2019) nhằm tìm hiểu về kiến thức, thái độ, và hành vi phòng ngừa, cũng như tiêm phòng virut viêm gan B của phụ nữ mang thai và những người mẹ. Nghiên cứu được tiến hành ở tỉnh Hịa Bình và Quảng Ninh năm 2017. Bảng câu hỏi được chuẩn bị sẽ được gửi đến các phụ nữ đang khám ở các bệnh viện, các phịng khám chăm sóc phụ nữ để thu thập dữ liệu. Bảng hỏi gồm các câu hỏi để thu thập thông tin về nhân khẩu học, lịch sử cá nhân liên
quan đến viêm gan B, kiến thức, thái độ về viêm gan B, những câu hỏi dành cho các bà mẹ… Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng chính trong nghiên cứu này để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 380 quan sát, 50.3% đã mang thai và 49.7% đã tứng sinh con. Mặc dù 70.3% người tham gia báo cáo đã nhận được thông tin về virut viêm gan B trong thời gian họ mang thai, nhưng chỉ có 10.8% trả lời chính xác cho tất cả các câu hỏi liên quan đến đường lây truyền viêm gan B và các biện pháp phòng ngừa. Mặc dù 86.1% người tham gia tin rằng tiêm vắc-xin viêm gan B là cần thiết đối với trẻ sơ sinh, nhưng chỉ có 66.1% trả lời rằng họ chắc chắn sẵn sàng tự tiêm vắc-xin cho con trong vòng 24 giờ. Kết quả hồi quy đa biến cho thấy, những người nhận được thông tin về virut viêm gan B trong khi mang thai sẽ giúp cải thiện điểm số kiến thức về viêm gan B của họ. Bên cạnh đó, những người phụ nữ được chăm sóc, cung cấp dịch vụ y tế ở tuyến y tế tỉnh sẽ có khả năng tiêm phịng cho trẻ sơ sinh cao hơn nhưng người khác. Đặc biệt, kết quả hồi quy cho thấy kiến thức khơng có tác động đến quyết định tiêm phịng viêm gan B cho trẻ sơ sinh.