Nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan b ở người trưởng thành sinh sống tại thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN

2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Frew và cộng sự (2014) nhằm tìm ra các rào cản đối với việc gia tăng tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B và đề xuất giải pháp nhằm làm tăng tỷ lệ miễn dịch với virut viêm gan B trong cộng đồng dễ bị tổn thương. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ xác định các yếu tố ở cấp độ cá nhân và cấp độ cộng đồng ảnh hưởng đến việc khám sàng lọc và tiêm phòng viêm gan B. Nghiên cứu được tiến hành trên mẫu nghiên cứu là những người Mỹ gốc Việt ở Atlanta, Georgia. Tổng cộng có 316 người tham gia nghiên cứu, là những người đã trưởng thành (18 tuổi trở lên). Những người tham gia nghiên cứu này được cung cấp một bảng câu hỏi gồm 157 mục hỏi để đo lường về thái độ của người tham gia nghiên cứu về viêm gan B, sàng lọc và tiêm phòng. Bên cạnh các thống kê mô tả, phương pháp kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến là các phương pháp được vận dụng để thực hiện nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những hỗ trợ từ cộng đồng và xã hội sẽ thúc đẩy việc khám sàng lọc, tiêm phòng và đưa ra ý định tiêm

phòng viêm gan B trong tương lai. Đồng thời, những quan niệm sai lầm sẽ làm giảm khả năng khám sàng lọc và tiêm phòng viêm gan của những người tham gia nghiên cứu. Những người có khả năng chi trả cho dịch vụ y tế có xác suất tiêm phòng cao hơn và những người dễ tiếp cận với các trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ có ý định tiêm phịng viêm gan B cao hơn những người khác.

Mục tiêu nghiên cứu của Zhu và cộng sự (2014) là điều tra các quyết định tiêm chủng viêm gan B ở người trưởng thành bị ảnh hưởng như thế nào bởi các yếu tố kinh tế, tình trạng kinh tế xã hội và đặc điểm nhân khẩu học. Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ để đánh giá tiềm năng chính sách tiêm chủng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ bao phủ vắc-xin viêm gan B ở người lớn. Nhóm tác giả đã phỏng vấn 22.618 người lớn, từ 15 tuổi 59 tuổi, từ 7.948 hộ gia đình, tại 45 ngơi làng từ 7 tỉnh để thu thập dữ liệu. Sử dụng hồi quy Logit đa thức để nghiên cứu cho các trường hợp chưa được tiêm phòng, tiêm phòng một phần và tiêm phịng đầy đủ. Đối với nhóm người chưa được tiêm chủng, nhóm tác giả cũng đã đưa ra câu trả lời cho việc tiêm phòng giả định bằng cách cung cấp chính sách tiêm chủng viêm gan B miễn phí và nhiều khoản tiền khác nhau để bù đắp chi phí liên quan đến tiêm chủng trực tiếp và gián tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy phí sử dụng vắc-xin, thời gian cần thiết để tiêm vắc-xin và chi phí đi lại liên quan đến tiêm chủng có tác động tiêu cực đến tiêm vắc-xin viêm gan B. Thu nhập cao hơn có tác động tích cực đến tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ bao phủ giảm dần theo tuổi tác, đồng thời khơng có sự khác biệt đáng kể giữa các giới tính. Trong mẫu phụ đã trả lời đối với chính sách tiêm phịng giả định, 55 - 72% người tham gia nghiên cứu (tùy theo số tiền được cung cấp dưới dạng bồi thường) cho biết họ sẽ chấp nhận tiêm chủng nếu được cung cấp miễn phí.

Nghiên cứu của Nagpal và Hegde (2016) nhằm để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên nha khoa về nhiễm virut viêm gan B tại một trường học bệnh viện nha khoa tư nhân ở Ấn Độ. Bảng câu hỏi xoay quan các yếu tố như nhận thức, các kênh lây truyền, phịng ngừa, chẩn đốn, điều trị, tình trạng tiêm phịng viêm gan B và điều trị dự phòng được cung cấp cho 486 sinh viên nha khoa tham gia nghiên cứu. Trong đó, 100 người là sinh viên năm nhất, 103 sinh viên năm thứ

hai, 98 sinh viên năm thứ ba, 100 sinh viên năm cuối và 85 là thực tập sinh. Phương pháp thống kê mô tả và kiểm định Chi bình phương được vận dụng để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng cộng có 88.7% sinh viên biết về việc truyền virut viêm gan B; có 64% học sinh được chủng ngừa virut viêm gan B. Ngoài ra, đa số các sinh viên (91.1%) đều đồng ý tiêm chủng chống nhiễm virut viêm gan B. Kết quả thống kê cũng cho thấy, chỉ có 28.4% sinh viên biết về điều trị sau phơi nhiễm chống lại nhiễm virut viêm gan B; khoảng 58.8% sinh viên biết về các biện pháp phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B.

Mục tiêu nghiên cứu của Mungandi và cộng sự (2017) là nhằm xác định tỷ lệ tiêm phòng vắc xin viêm gan B trên những người làm việc trong lĩnh vực y tế, và xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm phịng viêm gan B này. Nghiên cứu được thực hiện tại 7 cơ sở y tế trên khắp quận Lusaka ở Zambia. Mẫu nghiên cứu là 331 nhân viên y tế, trong đó 90 là y tá, 88 là bác sĩ, 86 là nhân viên phịng thí nghiệm và 67 là công nhân nói chung. Phương pháp thống kê mô tả và hồi quy Logit đa biến được vận dụng để phân tích. Kết quả thống kê cho thấy, chỉ có 64 (19.3%) nhân viên y tế được tiêm vắc-xin chống viêm gan B, với 35 (54.7%) trong số này được tiêm phòng đầy đủ và 29 (45.3%) được tiêm phịng một phần. Ngồi ra, kết quả hồi quy cũng chỉ ra rằng tuổi tác, số lần tai nạn nghề nghiệp do vật sắt nhọn gây ra trong năm, được tập huấn về kỹ năng phòng bệnh lây nhiễm là những yếu tố có tác động tích cực đến việc tiêm phịng viêm gan B.

Nghiên cứu của Akibu và cộng sự (2018) nhằm đánh giá thái độ của nhân viên y tế tại Ethiopia về viêm gan B và nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B. Mẫu nghiên cứu gồm 403 quan sát, là các nhân viên tại bệnh viện đại học y dược trung tâm Adama. Tổng cộng 13 câu hỏi được thiết kế theo dạng thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường thái độ của nhân viên y tế đối với viêm gan B. Những người có điểm số trung bình lớn hơn 60% sẽ được xếp vào nhóm có thái độ tích cực về viêm gan B. Bên cạnh đó, để xác định yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B, các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Logit đa biến để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tiêm

phòng viêm gan B là 25.6%; lý do thường nhắc đến giải thích cho việc khơng tiêm phịng viêm gan B là do chi phí cao (41%), và khơng có sẵn vắc xin (36%). Hơn ba phần tư (77.8%) người tham gia nghiên cứu đồng ý rằng viêm gan B là một mối đe dọa lớn cho sức khỏe cộng đồng và những người tham gia nghiên cứu tin rằng nghề nghiệp của họ sẽ khiến họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn (75.9%). Bên cạnh đó, kết quả hồi quy Logit đa biến cho thấy, ba yếu tố gồm: được tham dự các lớp tập huấn phòng chống viêm gan B, đã từng có những hành vi rủi ro, có kinh nghiệm làm việc lâu sẽ có tác động tích cực đến việc tiêm phịng vắc xin viêm gan B.

Nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018) là nhằm xác định những yếu tố có ảnh hưởng đến việc tiêm phòng viêm gan B của những người làm cơng việc chăm sóc sức khỏe. Nhóm tác giả nghiên cứu trên 22 bệnh viện ở 3 thành phố phát triển ở Trung Quốc và đã phỏng vấn 929 người tham gia nghiên cứu. Phương pháp thống kê mơ tả và kiểm định Chi bình phương được vận dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 80.8% người tham gia nghiên cứu đã được tiêm phòng viêm gan B và 96.7% trã lời sẵn sàng được tiêm phòng; và 38.2% số người làm nghề chăm sóc sức khỏe báo cáo có ít nhất một vết thương do kim đâm hoặc vật nhọn. Ba bệnh viện có chính sách cung cấp vắc-xin viêm gan B miễn phí cho người lao động và bệnh viện có chính sách tiêm phịng viêm gan B có số lượng người tham gia phỏng vấn được tiêm phòng viêm gan B cao hơn những bệnh viện khác. Những người làm việc trong môi trường rủi ro, hiểu biết nhiều về vắc-xin viêm gan B, có ít năm kinh nghiệm hơn thì có khả năng được chủng ngừa viêm gan B cao hơn. Ngoài ra, những người quản lý của các khaa nhiễm và quản lý sức khỏe đều có thái độ tích cực đối với việc tiêm phịng viêm gan B.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phòng viêm gan b ở người trưởng thành sinh sống tại thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)