CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Dựa chủ yếu trên phương pháp hồi quy, nghiên cứu đã chỉ ra thái độ đối với bệnh, thái độ đối với việc phịng tránh bệnh, tình trạng con cái (đã có con), thu nhập bình qn và tiền sử bệnh trong gia đình (có mắc viêm gan B) là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tiêm phòng lẫn ý định tiêm phòng viêm gan B. Trong khi đó, kiến thức về viêm gan B, tác động từ gia đình, bạn bè, nhân viên y tế, trình độ học vấn (Cao đẳng – Đại học) là những yếu tố chỉ ảnh hưởng tích cực đến ý định tiêm phịng viêm gan B. Ngồi ra, một số đặc điểm của người tham gia nghiên cứu như tuổi, giới tính, trình độ học vấn (THPT), tình trạng hơn nhân và việc có phải là thu nhập chính của gia đình hay khơng sẽ khơng có tác động đến quyết định tiêm phòng lẫn ý định tiêm phòng viêm gan B.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu nêu trên đã cho thấy những yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi chuyển sang mơ hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêm vắc xin phịng viêm gan B thì mức độ tác động có xu hướng giảm, và một số biến khơng cịn ý nghĩa về mặt thống kê. Khi thống kê lại thì những yếu tố có mức độ tác động khá ổn định trong cả 2 mơ hình bao gồm: thái độ đối với bệnh, thái độ đối với việc phòng tránh bệnh, tình trạng con cái (đã có con). Yếu tố thu nhập bình quân và tiền sử bệnh trong gia đình (có mắc viêm gan B) cũng có ý nghĩa thống kê trong cả 2 mơ hình tuy nhiên mức độ biến động khá mạnh, cụ thể là có tác động mạnh khi nghiên cứu về ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B, tuy nhiên lại giảm dần tác động khi nghiên cứu về quyết
định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Cịn đối với các yếu tố bao gồm: trình độ học vấn, tác động từ gia đình, bạn bè, nhân viên y tế, kiến thức về viêm gan B thì chỉ có tác động đến ý định tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Dựa vào mức độ tác động của các biến số nêu trên, đề tài sẽ tiến hành đề xuất những nhóm giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B.