25 Theo Quyết định 265/2006/QĐ-TTg ngày 17/11/2006 phê duyệt Điều lệ và hoạt động của Tập đồn bưu chính viễn thông Việt Nam
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, địa vị pháp lý Nhóm cơng ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành
hành
2.1.1.1. Khái niệm Nhóm cơng ty
Trước đây, tại Điều 146 Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định thì “Nhóm cơng ty
là tập hợp các cơng ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”.
Luật doanh nghiệp 2014 hiện hành, mặc dù Chương VIII có tên là Nhóm cơng ty, nhưng nội dung của Chương khơng có điều khoản nào quy định cụ thể về khái niệm Nhóm cơng ty, theo đó tại Điều 188 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “ Tập
đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là Nhóm cơng ty có mối
quan hệ với nhau thơng qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đồn kinh tế, tổng cơng ty khơng phải là một loại hình doanh nghiệp, khơng có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này”.
Vì vậy, chúng ta phải tự đúc rút ra cách hiểu về Nhóm cơng ty từ các quy định gián tiếp này. Theo đó, có thể hiểu Nhóm cơng ty là các Tập đồn kinh tế, tổng cơng ty thuộc các thành phần kinh tế có mối liên hệ với nhau thơng qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc hình thức liên kết khác.
2.1.1.2. Đặc điểm, địa vị pháp lý Nhóm cơng ty theo pháp luật Việt Nam hiện hành Một là, Nhóm cơng ty được hình thành trên cơ sở liên kết giữa các công ty thành viên.
Đây là xu thế tất yếu của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Liên kết giữa các cơng ty để hình thành Nhóm cơng ty dựa trên ý chí tự nguyện của chính cơng ty đó. Các cơng ty độc lập, nhân danh chính mình để thực hiện hành vi liên kết.
Tuy nhiên trong một số trường hợp do điều kiện cạnh tranh cũng như ảnh hưởng tới tính tự nguyện liên kết, quy luật cạnh tranh trong nên kinh tế sẽ buộc các doanh nghiệp phải liên kết với nhau nhằm tạo lập, duy trì, phát triển tối đa nguồn lực của doanh nghiệp đó. Dựa trên tính chất ngành nghề, các Nhóm cơng ty được hình thành: Nhóm cơng ty liên kết theo chiều ngang; Nhóm cơng ty liên kết theo chiều dọc; Nhóm cơng ty liên kết hỗn hợp. Dựa vào phương thức hình thành, các Nhóm cơng ty chia thành: Nhóm cơng ty liên kết cứng; Nhóm cơng ty liên kết mềm; Nhóm cơng ty liên kết trên cơ sở xác lập thống nhất tài chính và kiểm sốt tài chính. Khác với các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản cho phép các cơng ty trong Nhóm cơng ty được sở hữu chéo lẫn nhau, Luật doanh nghiệp 2014 không cho phép các cơng ty trong Nhóm cơng ty sở hữu chéo cổ phần của nhau, theo đó “Cơng ty con khơng được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của cơng ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ khơng được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Các cơng ty con có cùng một cơng ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước khơng được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này”27
Hai là, Nhóm cơng ty có tên riêng, có trụ sở riêng.
Tên riêng của nhóm để chỉ một tập hợp các công ty độc lập, hoạt động trên cơ sở liên kết chặt chẽ vì lợi ích kinh tế. Tên riêng của nhóm để phân biệt giữa Nhóm cơng ty với các cơng ty trong nhóm và phân biệt Nhóm cơng ty này với Nhóm cơng ty khác. Ví dụ: Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam; Tập đồn Điện lực Việt Nam. Trụ sở của Nhóm cơng ty là nơi để thực hiện hoạt động quản trị Nhóm cơng ty nói chung và các cơng ty trong nhóm nói riêng.
Ba là, Nhóm cơng ty khơng phải là một loại hình doanh nghiệp, khơng có tài sản riêng, khơng có tư cách pháp nhân và khơng phải đăng ký thành lập.
Theo đó mỗi cơng ty trong nhóm là một chủ thể với năng lực pháp lý đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ pháp luật. Sự tập hợp của các công ty tạo