https://vietnamnews.vn/economy/450460/viet-nam-remaining-a-frontier-market- msci.html#3wJ6T6tHh8t1WZvr.97
Cơ sở để tiến hành xây dựng hồn thiện pháp luật về Nhóm cơng ty phải dựa trên điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế. Có thể nói mơ hình Nhóm cơng ty đã, đang là xu thế tất yếu trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay và đã mang lại sự cường thịnh cho nhiều quốc gia như Hàn Quốc với các nhóm cơng ty là các Tập đồn lớn như SamSung, LG, Huyndai motor, Posco.. hay Nhật Bản với các Tập đồn Toyota, Honda, Mitsubishi…
Tuy nhiên, bên cạnh đó mơ hình Nhóm cơng ty cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thách thức đối với xã hội nếu như cơ chế quản lý, kiểm sốt đối với các Nhóm công ty không được thiết lập một cách phù hợp.
Đặc biệt nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế của các nước phát triển quy mô còn quá nhỏ bé và rất dễ bị “tổn thương” nếu như có sự đổ vỡ của những Nhóm cơng ty có quy mơ lớn. Trong thời gian vừa qua, sự đổ vỡ của các Tập đoàn Vinashin, Vinalines và sự hoạt động kém hiệu quả của một số Tập đoàn kinh tế nhà nước khác đã kéo theo rất nhiều hệ lụy mà cho tới nay vẫn chưa có giải pháp nào khả thi để tháo gỡ. Trong bối cảnh và điều kiện kinh tế của Việt Nam như hiện nay, việc phát triển những mơ hình Nhóm cơng ty ở quy mơ trung bình và hạn chế sở hữu chéo trong Nhóm cơng ty là phù hợp với xu thế và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, pháp luật về Nhóm cơng ty phải quy định để đảm bảo các cơng ty trong Nhóm cơng ty phát triển theo đúng tính tốn của những nhà hoạch định. Những quy định xác định về số cấp doanh nghiệp, về đầu tư chéo trong Nhóm cơng ty, về mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con, thành viên liên kết và quản trị các liên kết trong Nhóm cơng ty là đặc biệt cần thiết.
Trong đó, quy định về hạn chế số cấp doanh nghiệp trong Nhóm công ty và cấm đầu tư chéo là những quy định chính để xác định quy mơ. Tùy từng giai đoạn, pháp luật có thể quy định chặt hoặc nới lỏng để các Nhóm cơng ty có thể phát triển phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.
Hồn thiện pháp luật về Nhóm cơng ty phải đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của mơ hình Nhóm cơng ty trong giai đoạn sắp tới. Nhóm cơng ty là các TĐKT nhà nước hay TĐKT tư nhân đều phải được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, đều bình đẳng trước pháp luật và phải tôn trọng quy luật cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 40% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và có dấu hiệu tăng lên44. Do đó, quan điểm chỉ đạo về việc phát triển kinh tế tư nhân đã được Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ rõ tại Nghị quyết số 10-NQ/TW về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, việc hồn thiện hệ thống pháp luật về Nhóm cơng ty phải đảm bảo đặt các tập đồn vào đúng vị trí của nó trên thị trường. Nhà nước khơng nên can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động của các tập đồn mà phải sử dụng cơng cụ quản lý của một nhà đầu tư.
Việc hình thành Nhóm cơng ty là một xu thế tất yếu, khu vực tư nhân gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và số lượng bằng cách tách thành các doanh nghiệp con, đầu tư thêm vào các lĩnh vực mới. Hình thành cơng ty mẹ, cơng ty con mang dáng dấp của tập đoàn kinh tế. Trên thực tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xu hướng xích lại gần nhau nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Ví dụ như trong lĩnh vực phân phối phân phối, thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều những tập đoàn như Vincom, Big C, Metro…và sắp tới có thể sẽ xuất hiện thêm như Lotte Shopping, Carefour, Tessco, và đặc biệt là Wal-Mark. Mới đây, bốn doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối Việt Nam là Satra, Hapro Mart,