45 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – Trung tâm thông tin – tư liệu Tập đoàn kinh tế Việt
2.3.3. Một số giải pháp về quản lý, giám sát Nhóm cơng ty
Thứ nhất, giảm bớt đầu mối thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước để tránh
tình trạng chồng chéo bằng cách tập trung, chuyên nghiệp hóa cho một cơ quan chuyên trách. Thực trạng tại Việt Nam đã cho thấy gót chân Asin của hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả Tập đoàn kinh tế hiện nay bắt nguồn chính từ sự phân tán thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả của các chủ sở hữu nhà nước. Để khắc phục được nhược điểm này, trong thời gian tới, cần sớm hoàn thiện, xây dựng thể chế đồng bộ để Ủy ban quản lý vốn nhà nước có thể thực hiện chức năng giám sát, đánh giá, kiểm tra các Tập đoàn kinh tế một cách chuyên nghiệp, đúng với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn tại các Tập đoàn kinh tế.
Thứ hai, chủ sở hữu nhà nước cần chuẩn hóa quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả
Các bước thiết lập mục tiêu cần được chú trọng phân định rõ các mục tiêu kinh doanh và phi kinh doanh, bổ sung các mục tiêu bền vững, đổi mới công nghệ. Bước giám sát, đánh giá hiệu quả cần tăng cường việc giám sát định kỳ, thường xuyên để cập nhật và cảnh báo rủi ro cho Tập đoàn kinh tế. Nội dung giám sát cần tập trung vào những vấn đề then chốt như giám sát cơng ty mẹ thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực có nguy cơ rủi ro, giám sát các danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề liên quan; giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh của cơng ty mẹ và tồn bộ hoạt động của TĐKT, giám sát việc tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, phát hành cổ phiếu, việc vay vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khốn, bất động sản đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tư...
Thứ ba: Việc cơng khai, cơng bố thơng tin cần có chế tài xử phạt các Tập đoàn
kinh tế nhà nước và các cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa làm trịn nghĩa vụ. Ngồi ra, việc giám sát các Tập đồn kinh tế nhà nước khơng thể thực hiện được tốt nếu thiếu sự giám sát của truyền thông, dư luận xã hội. Bởi vậy, tất cả các thông tin
quan trọng về tình hình hoạt động của các Tập đồn đều cần được giải mật và công khai đại chúng.
Thứ tư, giải pháp trong dài hạn là thực hiện đa dạng hóa sở hữu bằng cách tiếp tục
đẩy mạnh cổ phần hóa, phát hành trái phiếu, tham gia thị trường tài chính là những kênh để huy động vốn cho TĐKT. Theo kế hoạch của Chính phủ, đến 2020, cả nước chỉ còn khoảng 150 doanh nghiệp nhà nước 100% trong đó chủ yếu là các cơng ty xổ số, cơng ích và 3 Tập đồn: Tập đồn Dầu khí Việt Nam, Tập đồn Điện lực Việt Nam và Tập đồn viễn thơng qn đội Viettel. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn có thể thối vốn nhiều hơn ở các Tập đồn, Tổng cơng ty khác xuống dưới 65% vốn nhà nước để tạo điều kiện phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân được tham gia và giải thế độc quyền đã tồn tại bấy lâu nay và qua đó tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp và thơng qua sức ép cạnh tranh chính là cơ chế giám sát, thúc đẩy hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nhìn chung hiện nay khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp theo mơ hình Nhóm cơng ty về cơ bản đã dần được hồn thiện. Đây là một thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị trường, lĩnh vực kinh doanh và thâm nhập vào thị trường quốc tế từ đó tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các cơng ty nước ngồi, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia lớn mạnh. Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy việc hình thành các Tập đồn lớn là rất cần thiết trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế và Việt Nam không là ngoại lệ. Vì vậy, nếu muốn nền kinh tế phát triển thì phải tạo mơi trường pháp lý vững chắc để cho các Nhóm cơng ty phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, có thể thấy khung khổ pháp lý về hoạt động của Nhóm cơng ty cịn những hạn chế, vướng mắc nhất định cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới.
Như vậy, Chương 2 của Luận văn, tác giả đã tập trung phân tích và giải quyết được một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Luận văn đã phân tích và chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật
liên quan đến mơ hình hoạt động của Nhóm cơng ty như quy định về thành lập, mơ hình quản lý, điều hành trong Nhóm cơng ty, cơ chế quản lý, giám sát đối với Nhóm cơng ty là các Tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như các quy định của pháp luật liên quan khác như vấn đề về kiểm soát độc quyền, chuyển giá của mơ hình Nhóm cơng ty trong thời gian qua.
Thứ hai: Trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật hiện
hành đối với mơ hình Nhóm cơng ty, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về Nhóm cơng ty nói chung, bao gồm (i) các giải pháp về khung pháp lý cho việc thành lập, quản lý điều hành Nhóm cơng ty; (ii) các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của mơ hình Nhóm cơng ty đối với xã hội như kiểm soát độc quyền, kiểm sốt hoạt động chuyển giá trong Nhóm cơng ty và (iii) các giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý, giám sát của nhà nước đối với Nhóm cơng ty là các Tập đồn kinh tế nhà nước.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế hiện nay, có thể nói mơ hình Nhóm cơng ty hay tập đồn kinh đóng vai trị chủ đạo trong sự phát triển của hệ thống kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, từ thực trạng các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn về quản lý Nhóm cơng ty ở Việt Nam hiện nay cho thấy khung khổ pháp lý về quản lý Nhóm cơng ty ở nước ta vẫn cịn nhiều bất cập cần sửa đổi, bổ sung và sớm hoàn thiện.
Với đề tài luận văn “Nhóm cơng ty: Pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam”, tác giả đã nghiên cứu, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về khung khổ pháp lý đối với mơ hình Nhóm cơng ty ở Việt Nam và đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất: Luận văn đã phân tích, làm rõ được nhu cầu, xu hướng về việc thành lập
mơ hình Nhóm cơng ty hay các Tập đồn kinh tế là một địi hỏi tất yếu trong mơi trường kinh doanh hội nhập quốc tế ngày nay.
Thứ hai: Luận văn đã phân tích, làm rõ được những ảnh hưởng bất lợi của mơ hình
Nhóm cơng ty mà xã hội phải đối mặt, đó là rủi ro đối với hệ thống ngân hàng (chủ nợ); tình trạng chuyển giá để “né thuế”; tình trạng độc quyền của các Tập đoàn kinh tế.
Thư ba: Luận văn phân tích và khái qt hóa được khung khổ pháp lý hiện hành
về địa vị pháp lý, thành lập, tổ chức và hoạt động cũng như hoạt động quản lý, giám sát đối với các cơng ty hoạt động theo mơ hình Nhóm cơng ty ở Việt Nam.
Thứ tư:Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật về Nhóm cơng ty và đã chỉ ra
những hạn chế, bất cập của pháp luật liên quan đến mơ hình hoạt động của Nhóm cơng ty như quy định về thành lập, mơ hình quản lý, điều hành trong Nhóm cơng ty, cơ chế quản lý, giám sát đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như các quy định của pháp luật liên quan khác như vấn đề về kiểm sốt độc quyền, chuyển giá của mơ hình tập đồn kinh tế, Nhóm cơng ty trong thời gian qua.
Thứ năm: Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về Nhóm
cơng ty nói chung, bao gồm (i) các giải pháp về khung pháp lý cho việc thành lập, quản lý điều hành Nhóm cơng ty; (ii) các giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của mơ hình Nhóm cơng ty đối với xã hội như kiểm soát độc quyền, kiểm sốt hoạt động chuyển giá trong Nhóm cơng ty và (iii) các giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý, giám sát của nhà nước đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước.