37 Khánh An, Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước: không thể mông lung về hiệu quả
2.2.4. Thực trạng kiểm sốt tình trạng độc quyền của các Nhóm cơng ty
Với mục tiêu thành tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực hình thành Nhóm cơng ty có quy mơ lớn trong các ngành, lĩnh vực then chốt, phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm bảo đảm các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển cho các ngành, các lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế; thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị gia tăng, phát triển các thành phần kinh tế khác, trong thời gian qua, Chính phủ đã thành lập nhiều Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước và giành nhiều những ưu đãi hơn về cơ chế, cũng như nguồn lực cho các Tập đoàn kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, chính những ưu đãi về cơ chế và nguồn lực này của nhà nước đã tạo cho các Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước thế độc quyền tự nhiên. Chúng ta khơng khó để thấy được tình trạng độc quyền ở nhiều ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế hiện nay, điển hình như tình trạng độc quyền của ngành điện, ngành đường sắt, ngành hàng không...
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – nguyên Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, quy định hiện nay nhiều nhưng khơng có chế tài; độc quyền bị kéo dài chậm bị phát hiện khi bị phát hiện thì bất chấp nó gây thiệt cho người tiêu dùng và nền kinh tế nhưng
39 Đặng Văn Hải (2018), Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác “ chống chuyển giá” <http://tuyengiao.vn/kinh-te/tao-hanh-lang-phap-ly-vung-chac-cho-cong-tac-chong-chuyen-gia- <http://tuyengiao.vn/kinh-te/tao-hanh-lang-phap-ly-vung-chac-cho-cong-tac-chong-chuyen-gia-
cũng vẫn được bao che. Trong khi Nhà nước chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa, thối vốn, nhưng trong nhiều DN, Nhà nước vẫn giữ lại 51% số cổ phần hoặc hơn nữa khiến cho tiếng nói quyết định về những vấn đề quan trọng của DN vẫn thuộc về Nhà nước. “Đẩy nhanh tiến độ cải cách chống độc quyền Nhà nước với lộ trình và mức độ đã cam kết với quốc tế sẽ làm cho chúng ta tốt hơn”40,
Theo nghiên cứu của CIEM và góp ý của các chuyên gia cho thấy một điều Nhà nước giữ độc quyền thì Nhà nước khơng được lợi hơn mà chính ngành đó cũng khơng phát triển được. Từ đó, nghiên cứu của CIEM và Aus4Reform kết luận: Nhà nước chỉ nắm giữ độc quyền ở những khâu, cơng đoạn có tính độc quyền tự nhiên để đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp tới các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt này.
Hiện nay, Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam vẫn chưa có giải pháp cụ thể để phát hiện và xử lý có hiệu quả việc thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh thị trường. Các thỏa thuận trong nội bộ tập đồn thường được thực hiện rất tinh vi và kín đáo. Vì vậy, Cơ quan nhà nước rất khó có bằng chứng để xử lý các thỏa thuận nội bộ này. Việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong TĐKT có liên kết thị trường càng khó khăn hơn, vì các thành viên có quyền lợi lâu dài, gắn bó nhiều năm, do đó, rất khó để quan nhà nước có cơ hội tiếp cận với những thông tin cần thiết.
Do đó, nếu như nhà nước trao vị thế độc quyền này cho doanh nghiệp thì Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh cơng bằng, bình đẳng. Sự nhùng nhằng thiếu quyết liệt của nhà nước chính là nguyên nhân chính của nhiều hạn chế hiện nay.