Các nhóm nhân tố đưa vào phân tích tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng handong và giải pháp nâng cao (Trang 56)

2.2.3.4 Phân tích tương quan

Sau khi phân tích nhân tố, nghiên cứu đưa ra mơ hình như sau:

47

Giả

thuyết Nội dung

Ho Hệ số tương quan bằng 0 Sản phẩm

(X1) H1 Sản phẩm có tương quan với Sự Hài Lịng Giá cả &

Tiến độ (X2) H2 Giá cả và Tiến độ có tương quan với Sự Hài Lịng Năng lực &

Dịch vụ ( X3) H3 Năng Lực và Dịch Vụ có tương quan với Sự Hài Lịng

Bảng 2.9: Mơ hình giả thiết

Correlations Sự hài lòng Sản phẩm Giá cả & Tiến độ Dịch vụ & Năng lực Sự Hài Lòng Pearson Correlation 1.000 0.136 0.109 0.425** Sig. (2-tailed) - ĐK<0.005 0.097 0.183 0.000 N 150 150 150 150 Sản phẩm Pearson Correlation 0.136 1.000 0.298** 0.346** Sig. (2-tailed) 0.097 0.000 0.000 N 150 150 150 150 Giá cả & tiến độ Pearson Correlation 0.109 0.298** 1.000 0.428** Sig. (2-tailed) 0.183 0.000 0.000 N 150 150 150 150 Dich vụ & năng lực Pearson Correlation 0.425** 0.346** 0.428** 1.000 Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 N 150 150 150 150

Bảng 2.10: Kết quả SPSS phân tích tương quan

Giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0. Do đó nếu significant của kiểm định Pearson bé hơn 5% ta có thể kết luận được là hai biến có tương quan với nhau. Hệ số tương quan càng lớn tương quan càng chặt. Nếu Sig. này lớn hơn 5% thì hai biến khơng có tương quan với nhau.

-Vì một trong những điều kiện cần để phân tích hồi quy là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc, nên nếu ở bước phân tích tương quan này biến độc lập khơng có tương quan với biến phụ thuộc thì ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi quy.

Hình 2.13: Mơ hình phân tích hồi quy

Với độ tin cậy 95%, thì nhân tố DỊCH VỤ VÀ NĂNG LỰC (hệ số tương quan=0.000< 0.005) có sự tương quan đến Sự Hài Lòng. (P-value <= 0.005 ).

2.2.3.5 Phân tích hồi quy

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 1.550 0.504 3.072 0.003 Sản phẩm 0.004 0.121 0.003 0.034 0.973 0.852 1.173 Giá cả & Tiến độ -0.099 0.093 -0.089 -1.060 0.291 0.791 1.264 Dịch vụ & Năng lực 0.577 0.107 0.462 5.409 0.000 0.765 1.308

Bảng 2.11: Kết quả SPSS phân tích hồi quy các nhóm nhân tố

Với mức ý nghĩa α = 5%, chỉ có giá trị Sig. của X3 (Dịch vụ & Năng lực) =0.000, giá trị này nhỏ hơn 0.005 nên loại các biến X1 (Sản phẩm), X2 (Giá cả & Tiến độ) ra khỏi phương trình hồi qui.

49

Với kết quả thống kê, biến X3 có Sig. < 0.005, đạt được tiêu chuẩn chấp nhận lớn hơn 0.0001,có hệ số phóng đại phương sai VIF < 2. Như vậy biến độc lập X3 này là hồn tồn phù hợp bới mơ hình. Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) 1.343 0.344 3.909 0.000 Dịch vụ &

Năng lực 0.531 0.093 0.425 5.705 0.000 1.000 1.000

Bảng 2.12: Kết quả phân tích hồi quy nhân tố Dịch vụ & Năng lực

Chạy lại mơ hình hồi qui, ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa:

Y= 0,425.X3

Phương trình cho thấy: Hiệu quả quản trị cung ứng vật tư của công ty Handong phụ thuộc vào dịch vụ và năng lực sản xuất của nhà cung cấp.

Trong đó, q trình cung ứng vật tư của cơng ty Handong E&C được đánh giá dựa trên 2 yếu tố chính là thời gian cung ứng và giá cả vật tư.

2.2.3.6 Đánh giá và bàn luận kết quả nghiên cứu

Xét về mức độ hài lòng, nhân viên Handong đều hầu hết chưa thực sự hài lòng về tất cả các yếu tố: giá cả, thời gian cung ứng, vị trí & năng lực phân phối, dịch vụ nhà cung cấp và sản phẩm. Trong đó giá cả và thời gian cung ứng là 2 yếu tố đáng được lưu tâm khi mà mức điểm đánh giá mức độ hài lòng là thấp nhất với mức điểm lần lượt là 3.45 và 3.11. Nghiên cứu đưa ra câu hỏi liên quan đến yếu tố ảnh hưởng quyết định đối với một số vật tư chính của một cơng trình xây dựng. Qua kết quả thống kê cho thấy:

Tùy vào tính chất của mỗi loại vật tư mà yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình cung ứng cũng khác nhau. Đối với thép – là loại vật tư được sản xuất theo một tiêu chuẩn nhất định từ nhà máy và được điều tiết bởi mức giá chung của thị trường nên hiệu quả quá trình cung ứng thép phụ thuộc nhiều bởi yếu tố tiến độ cung ứng (với 58%) và 19.3%vị trí phân phối và năng lực nhà cung cấp. Thép là loại vật tư dễ bị oxi hóa, lên gỉ khi tiếp xúc với nước mưa, nên việc trữ một lượng thép nhiều ở cơng trường là khơng nên. Do đó, hầu hết các kỹ sư công trường sẽ gửi yêu cầu đặt hàng khi đến giai đoạn thi công cần tới thép và lượng thép mà nhà cung cấp có phải đáp ứng được nhu cầu. Cùng với đó, mỗi dự án được phân bố ở những tỉnh thành/ vùng miền khác nhau, nên việc tìm kiếm nhà cung cấp tại địa phương là điều cần thiết vì nó gián tiếp ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

51

Biểu đồ 2.8: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Bê Tông Tươi

Bê tông tươi (bê tơng trộn sẵn) thường được sử dụng do chi phí và phạm vi sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt là trong các dự án lớn như nhà cao tầng và cầu.

Bê tông trộn sẵn được sử dụng trong các dự án xây dựng nơi công trường không sẵn sàng hoặc không thể trộn bê tông tại chỗ. Sử dụng bê tơng trộn sẵn có nghĩa là sản phẩm được giao thành phẩm, theo yêu cầu, với số lượng cụ thể được yêu cầu, hỗn hợp cụ thể được yêu cầu. Đối với một dự án vừa và nhỏ, chi phí và thời gian thuê thiết bị trộn, nhân công, cộng với mua và lưu trữ các thành phần của bê tông, thêm vào mối quan tâm về môi trường (bụi xi măng là một mối nguy hiểm về sức khỏe) không đáng khi so sánh với mơ hình chi phí sử dụng bê tơng trộn sẵn. Đối với một dự án lớn, gia công sản xuất bê tông cho các nhà cung cấp bê tơng trộn sẵn có nghĩa là ủy thác cho các chuyên gia kiểm soát và kiểm tra chất lượng, các vấn đề về hậu cần & chuỗi cung ứng, và thiết kế hỗn hợp.

Bởi lẽ, bê tông là loại sản phẩm luôn luôn cần phải được cung cấp và sử dụng trực tiếp, tức thì tại thời điểm cần thi cơng, thêm vào đó bê tơng là loại vật tư khơng dự trữ được do liên quan đến quy chuẩn thời gian đông kết và độ sụt lún nếu phải di chuyển với khoảng cách xa từ trạm trộn đến cơng trường. Trong khi đó lại là một phần quan trọng của chất lượng cơng trình xây dựng, chính vì thế các kỹ sư của cơng ty ln địi hỏi cao đối với độ tin cậy của các nhà cung cấp và đặt ra các tiêu chí khắc khe hơn cho việc đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng.

Các yếu tố liên quan đến tiến độ cung ứng, vị trí phân phối và năng lực sản xuất của nhà cung cấp vì thế được đánh giá với mức độ quan tâm cao, cụ thể với tỷ lệ lần lượt chiếm 44,7% và 38,7% tổng các quan sát.

Biểu đồ 2.9: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Gạch xây

Biểu đồ 2.10: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Cát & Đá

53

Biểu đồ 2.12: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Sơn nước

Biểu đồ 2.13: Yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả cung ứng Gạch Ốp Lát

Tùy vào đặc trưng của từng loại vật tư mà các yếu tố ảnh hưởng với tỷ lệ nhất định. Gach xây, cát và đá là những vật liệu thiết yếu của kết cấu cơng trình nên việc chọn nhà cung ứng có vị trí gần cơng trường, có năng lực cung ứng với đúng tiến độ sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của dự án.

Cửa và sơn nước là hai hạng mục liên quan đến phần hồn thiện, hai yếu tố này ln phải đảm bảo được tiến độ, chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào năng lực và kỹ thuật sản xuất của nhà cung cấp cùng với đó là chính sách bảo trì (dịch vụ) phải kịp thời để đảm làm hài lòng khách hàng – chủ đầu tư.

Gạch ốp lát – vật tư hồn thiện địi hỏi tính thẩm mỹ cao trong kiến trúc cơng trình, do đó chất lượng sản phẩm ảnh hưởng nhiều đến tính hiệu quả của dự án, kết quả khảo sát nghiên cứu cho thấy 28,0% nhân viên Handong quan tâm đến yếu tố này.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG VẬT TƯ XÂY DỰNG CÔNG TY HANDONG E&C

Qua nghiên cứu thực nghiệm ở Chương 2, ta có phương trình hồi quy chuẩn hóa để xác định hiệu quả hoạt động cung ứng vật tư xây dựng của công ty Handong:

Y= 0,425.X3

Phương trình cho thấy:Hiệu quả quá trình cung ứng vật tư của công ty Handong (Y) phụ thuộc vào dịch vụ và năng lực sản xuất của nhà cung cấp (X3) với hệ số 0.425.

Qua kết quả thực nghiệm có thể thấy rằng: để nâng cao hiệu quả quản trị cung ứng vật tư xây dựng, cơng ty Handong E&C cần có những chiến lược tập trung nhiều hơn vào việc quản trị tốt nhà cung cấp của mình.

3.1 Mục tiêu nâng cao hiệu quả quản trị cung ứng vật tư công Handong E&C

Công ty Handong E&C cần tập trung vào việc quản trị tốt nhà cung cấp của mình. Bên cạnh đó, với xu hướng phát triển cơng nghệ thời đại 4.0 thì việc vận dụng hệ thống thông tin vào việc hỗ trợ quản lý nhà cung cấp cũng là điều cần thiết.

3.1.1Mục tiêu và chiến lược quản trị nhà cung ứng vật tư xây dựng bền vững

3.1.1.1 Mục tiêu

- Xây dựng dữ liệu tổng hợp các nhà cung ứng, đánh giá, lựa chọn những nhà cung ứng tiềm năng đưa vào hệ thống quản trị.

- Tạo lập hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, xác định mức chất lượng cần thiết cho nguồn vật tư

cần được cung cấp.

- Mở rộng mạng lưới các nhà cung ứng ra toàn cầu, tận dụng lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất vật tư nước ngoài.

- Đảm bảo cho hoạt động của công ty được liên tục, ổn định, hạn chế tối đa sự biến động giá cả vật liệu theo thị trường.

- Mua hàng với giá cạnh tranh, không phụ thuộc cán cân cung cầu trên thị trường và mức độ khan hiếm của hàng hóa đó trên thị trường, một mức giá cơng bằng so với chi phí thực tế phải bỏ ra và thấp hơn giá của những đối thủ cạnh tranh trong ngành.

- Mua hàng một cách khôn ngoan: khéo léo thỏa mãn một cách tốt nhất các mặt chất lượng, dịch vụ và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình.

- Phát triển những nguồn cung cấp hữu hiệu và đáng tin cậy. Những nhà cung cấp sẵn sàng hợp tác để cùng giải quyết rắc rối và giảm thiểu tối đa chi phí lãng phí, dư thừa vật tư của cơng ty bởi đó chính là những nguồn lực vơ giá của công ty.

3.1.1.2 Chiến lược quản trị nhà cung ứng

- Chiến lược ESI (Early supplier involvement) hiện nay được áp dụng tại nhiều công ty

55

tỏ ra rất hiệu quả khi các nhà cung cấp được công ty mời đến để tham gia vào việc đề xuất, góp ý kiến về vật liệu xây dựng ngay từ khâu thiết kế, có như vậy khơng chỉ chủ thầu mà chủ đầu tư cũng có thể hình dung về một cơng trình trong tương lai sẽ như thế nào, được trang trí , lắp đặt các vật liệu nào. Thêm vào đó, với kinh nghiệm chun mơn của mình, các nhà cung ứng sẽ cho chủ thầu xây dựng sự đánh giá, so sánh về giá cả, chất lượng giữa các vật liệu khác nhau trong cùng một hạng mục thi công.

- Linh động lựa chọn nhà cung ứng: Tùy theo loại vật liệu cần được cung ứng như mức

độ yêu cầu chất lượng là cao hay thấp, mức ngân sách chủ đầu tư cấp xuống cho hạng mục của dự án là bao nhiêu để công ty xác định nên sử dụng nhà cung ứng trong nước hay nước ngoài là tối ưu nhất; nên lựa chọn mua từ các nhà sản xuất hay mua từ các nhà phân phối.

- Ưu tiên lựa chọn các nhà cung ứng cung cấp các giải pháp vật tư hiện đại, thông minh

nhưng đồng nghĩa với đó là khả năng có thể tái chế, bảo vệ mơi trường.

- Đánh giá mức độ tin cậy, khả năng tài chính, lịch sử hoạt động của các công ty cung

ứng. Chọn lọc, xếp hạng cho các cơng ty đó để dễ dàng lựa chọn nhà cung ứng thích hợp đưa vào hệ thống chuỗi cung ứng chung đáp ứng cho các dự án xa hơn trong tương lai.

3.1.2 Mục tiêu và chiến lược đối với hệ thống thông tin trong quản trị cung ứng vật tư xây dựng của công ty Handong E&C

3.1.2.1 Mục tiêu

- Thiết lập mơ hình quản trị tập hợp và chuyển tải đầy đủ các thông tin về vật tư có sẵn cho việc lập kế hoạch dự án, cần tiếp cận các thông tin rõ ràng về khả năng đáp ứng vật tư cho các nhiệm vụ riêng biệt.

- Phát triển hệ thống thông tin mới kết nối các bên liên quan trong chuỗi cung ứng vật tư tương xứng với sự phát triển, mở rộng hoạt động của công ty.

- Hệ thống thông tin quản lý này là sự kết nối giữa đơn vị thiết kế với Handong E&C, giữa công trường với văn phòng của Handong E&C, giữa bộ phận mua hàng của Handong E&C với các nhà cung ứng tiềm năng sẵn có trong hệ thống này, giữa bộ phận thanh toán của Handong E&C với nhà cung ứng và bộ phận thu mua để xác nhận trong việc thanh toán kết thúc cho một đơn hàng.

- Hệ thống thơng tin kiểm sốt các giai đoạn thi cơng, dựa vào thời điểm cần cung ứng sẽ tự động truy xuất về mức dự trữ vật tư hiện tại trên công trường, tự động báo cáo nhu cầu vật tư cho bộ phận thu mua, tự động gửi yêu cầu đặt hàng đến nhà cung ứng mà qua phân tích hệ thống xét thấy đạt tiêu chuẩn đã định. Đồng thời hệ thống cũng kiểm sốt ln tiến độ, q trình đơn hàng đến được với cơng trường và sẽ tự động báo thanh toán với bộ phận tài chính của Handong. Tóm lại, mọi hoạt động diễn ra trên hệ thống một cách tự động, hạn chế nhất có thể các thao tác phân tích, báo cáo thủ cơng của nhân viên thu mua.

3.1.2.2 Chiến lược phát triển hệ thống thông tin trong quản trị cung ứng vật tư xây dựng của công ty Handong E&C

Để xây dựng một hệ thống thông tin phức tạp như mục tiêu đề ra là một điều không đơn giản bởi đặc thù của ngành xây dựng không như các ngành sản xuất thương mại khác, tính chuyên biệt về nhu cầu vật liệu trong từng giai đoạn thi công là khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều quốc gia trên thế giới, các công ty xây dựng đã ứng dụng các phần mềm để quản lý chuỗi cung ứng vật tư của mình.

Hiện nay, có nhiều hệ thống thơng tin mà cơng ty có thể ứng dụng như:

- Hệ thống Just – In – Time (JIT): cung ứng đúng vật tư, đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng thời điểm, đúng địa điểm;

- Hệ thống Kế hoạch hóa nhu cầu vật tư – MRP I;

- Hệ thống Kế hoạch hóa nguồn lực đầu vào của sản xuất – MRP II;

- Hệ thống Kế hoạch hóa phân phối nhu cầu – DRP: là kế hoạch linh hoạt có thể lập dự trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng vật tư của công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng handong và giải pháp nâng cao (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)