7. Kết cấu luận văn:
1.3 Khái niệm hợp đồng xây dựng – chuyển giao
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 63/2018/ND-CP “Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (nếu có) để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác cơng trình, dịch vụ để thực hiện Dự án khác”.
Vì hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở pháp lí: là hợp đồng được kí kết giữa nhà đầu tư với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và có tính chất là hợp đồng dự án nên hợp đồng BT có đặc điểm giống với hợp đồng BOT, BTO về chủ thể giao kết, về đối tượng của hợp đồng. Về phần nội dung, nếu như trong hai hình thức đầu tư trước nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết của mình liên quan đến cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao cơng trình thì ở hình thức đầu tư này nghĩa vụ mà nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao cơng trình đó cho nhà nước mà khơng được quyền kinh doanh chính cơng trình này.Vì vậy, những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng cũng như những cam kết thực hiện sẽ ít hơn trong hai hợp đồng BOT, BTO nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà đầu tư. Về thời điểm và phương thức chuyển giao, sau khi xây dựng xong cơng trình nhà đầu tư sẽ phải chuyển giao ngay cơng trình này cho Nhà nước Việt Nam, lợi ích mà nhà đầu tư sẽ được hưởng từ dự án đầu tư của mình là lợi ích từ một dự án khác mà Nhà nước đã cam kết dành cho họ và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án đó để thu hồi vốn và có lợi
nhuận hợp lý. Hay nói cách khác, việc quy định mơ hình đầu tư này cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hịa giữa chính sách đầu tư của Nhà nước, hiệu quả kinh tế, xã hội của những dự án đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo cho nhà đầu tư có được lợi nhuận gián tiếp từ chính dự án đầu tư của mình. Nó là yếu tố chi phối để nhà đầu tư quyết định lựa chọn hình thức đầu tư này.Và đây cũng chính là điểm khác biệt căn bản so với hai hình thức đầu tư trên.
Hiện nay ở nước ta, hình thức đầu tư theo hợp đồng BT diễn ra khá nhiều, các dự án nổi bật ở thành phố Hồ Chí Minh như dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, dự án 4 tuyến đường chính trong Khu đơ thị mới Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Thủ Thiêm 4, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hồn thiện đường trục Bắc-Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự án đường song hành cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long -Dầu Giây…. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, số lượng các dự án được đầu tư theo hình thức này không nhiều chỉ là một vài dự án, trong số đó thành cơng nhất phải kể đến dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện Wartla- một dự án có vốn đầu tư nước ngồi được xây dựng theo hình thức BT) thời gian qua.