Tình hình thực hiện quy định pháp luật về phát triển hạ tầng giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật áp dụng mô hình hợp đồng BT để thu hút vốn đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông – thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

7. Kết cấu luận văn:

2.2 Tình hình thực hiện quy định pháp luật về phát triển hạ tầng giao

thơng thơng qua mơ hình PPP nói chung và hợp đồng BT nói riêng

2.2.1 Giai đoạn từ 1997 đến 2014

Trong giai đoạn này, Chính phủ và các cơ quan quản lý địa phương đã ký kết và thực hiện hợp đồng PPP với tổng số 193 dự án. Bộ Giao thông vận tải là đơn vị có số lượng dự án PPP nhiều nhất với 75 dự án đã và đang triển khai.

- Về loại hợp đồng: chủ yếu được thực hiện theo hai loại hợp đồng chính là Hợp đồng xây dựng – Kinh Doanh – Chuyển Giao BOT (hơn 120 dự án) và Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao BT (hơn 71 dự án).

- Về lĩnh vực: Về lĩnh vực, các dự án PPP giao thông là các dự án được thực hiện phổ biến nhất với 158 dự án, tiếp đến là các dự án trong lĩnh vực năng lượng (9 dự án), cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải (5 dự án). Riêng đối với lĩnh vực giao thơng, chưa có nhà đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực giao thơng vận tải theo hình thức hợp đồng PPP nhưng đã tham gia đầu tư trực tiếp vào các cảng biển với quy mô hiện đại như bến cảng Container Tân Cảng Cát Lái (Công ty Tân Cảng); bến cảng Container Trung tâm Sài Gòn SPCT (Liên doanh DP World - Ả rập Xê - út); bến cảng Container quốc tế Sài Gòn Việt Nam SITV (Liên doanh Hutchison Hongkong)... Ước tính nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước cho phát triển hạ tầng giao thông đạt 327.110 tỷ đồng. Quy định đầu tư theo hình thức PPP đã được ban hành nhưng đối với lĩnh vực y tế và giáo dục, đến thời điểm hiện tại, toàn ngành vẫn chưa triển khai được dự án nào theo mơ hình này. Việc thu hút tham gia của khối tư nhân chủ yếu vẫn thông qua hoạt động xã hội hóa và hình thức khác.

2.2.2 Từ năm 2014 đến nay

Trong giai đoạn này, số lượng các dự án PPP mới đã lựa chọn được nhà đầu tư và đi vào vận hành là rất hạn chế vì các nghị định mới đã có hiệu lực thi hành.

Các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời gia này chủ yếu là các dự án được nghiên cứu và triển khai theo quy định Nghị định 108/2009/NĐ-CP.

Trong giai đoạn 2016-2020 có 18/63 địa phương đăng ký danh mục dự án PPP với tổng số 598 dự án, trong đó có 321 dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2016 – 2020, 277 dự án chuyển tiếp từ năm 2011 – 2015. Các dự án được đề xuất vẫn chủ yếu áp dụng hình thức BT (256 dự án), BOT (87 dự án), BLT (6 dự án), BOO (1 dự án), BTO (11 dự án), các dự án còn lại chưa xác định cụ thể loại hợp đồng.

Đến năm 2014, qua gần 10 năm áp dụng những ưu đãi trong Luật đầu tư 2005, Nhà nước chính thư văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế là Luật Đầu tư 2014.

Về ưu đãi đầu tư

Luật Đầu tư 2014 đã làm rõ ưu đãi đầu tư bao gồm: áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thơng thường có thời hạn hoặc tồn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

Về chủ thể ký kết Hợp đồng

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Thực chất các cơ quan này đại diện cho Nhà nước và nhân danh lợi ích Nhà nước để thực hiện đàm phán với nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Lĩnh vực thực hiện dự án

Pháp luật hiện hành đã quy định thêm một số phương thức đầu tư mới cho nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Mặc dù quy chế Hợp đồng BT trước đây áp dụng cho nhà đầu tư ngoài cũng quy định phương thức đầu tư theo phương

thức đầu tư BT. Trên thực tế các nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ tập trung vào dự án BOT, bởi lẽ trước đây không quy định rõ Chính phủ sẽ tạo điều kiện gì để nhà đầu tư nước ngồi đầu tư theo hình thức BT được thu hồi vốn và lợi nhuận sau khi xây dựng và chuyển giao cơng trình cho Nhà nước. Cịn nhà đầu tư trong nước không được thực hiện theo phương thức này.

Đặc biệt Luật Đầu tư 2014 còn bổ sung thêm đối tượng được ưu đãi đâu tư gồm: Dự án đầu tư có quy mơ vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư; Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

Về lập, cơng bố, phê duyệt danh mục dự án

Tính cơng khai, minh bạch trong hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật đầu tư nói riêng là yếu tố vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy để thu hút nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng pháp luật đầu tư của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.

Về đàm phán, ký kết hợp đồng dự án

Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng dự án trong quan hệ đầu tư được xác định trong giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng. Vì vậy, đây được coi là một trong những khâu vơ cùng quan trọng trong q trình đầu tư, thực hiện dự án.

Về thủ tục thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư

Ccơ quan tổ chức thẩm tra cấp Chứng nhận đầu tư cho Dự án khơng chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà còn là UBND cấp tỉnh. Sự phân cấp về thẩm quyền này sẽ hạn chế được được sự chồng chéo về thẩm quyền cũng như hạn chế sự tập trung quyền lực về một cơ quan.

Thực hiện dự án

Sau khi hoàn tất các thủ tục đầu tư chủ đầu tư sẽ tiến hành các công việc cần thiết cũng như những thủ tục pháp lý khác để triển khai dự án.

- Quản lý và kinh doanh cơng trình

- Chuyển giao cơng trình và kết thúc hợp đồng dự án

Về giá của sản phẩm, dịch vụ của dự án BT

Nghị định số 108 quy định về giá của sản phẩm, dịch vụ của dự án BT là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng dự án. Ở một số nước, pháp luật hạn chế quyền của nhà đầu tư theo hợp đồng dự án trong việc ấn định mức phí và giá trần của sản phẩm dịch vụ. Việt Nam cũng nằm trong số các quốc gia này. Điều 33 của Nghị định giá, phí hàng hóa, dịch vụ cho Doanh nghiệp dự án cung cấp được quy định tại hợp đồng theo nguyên tắc bù đủ chi phí, có tính đến tương quan giá cả thị trường bảo đảm lợi ích của Doanh nghiệp dự án, người sử dụng và Nhà nước (Khoản 1 Điều 33). Nghị định đã đề ra được nguyên tắc xác định giá bán của sản phẩm, dịch vụ. Mặc dù vậy, nó cịn một số hạn chế.

Đến Tháng 06 năm 2018, Nghị định 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư vàNghị định số 69/2019/NĐ-CP Quy định việc sử dụng tài sản cơng để thanh tốn cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao ra đời thay thế các Nghị định nêu trên và tiếp đó, để giải quyết các hạn chế bất cập về thanh toán dự án nhưng các dự án BT hiện nay cũng đang ngừng triển khai vì nhiều lý do khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật áp dụng mô hình hợp đồng BT để thu hút vốn đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông – thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)