Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư tư nhân đầu tư vào hạ tầng giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật áp dụng mô hình hợp đồng BT để thu hút vốn đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông – thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 37)

7. Kết cấu luận văn:

1.4 Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư tư nhân đầu tư vào hạ tầng giao

thông tại các quốc gia trên thế giới

Các quốc gia Đông Nam Á

Các quốc gia Đông Nam Á đẩy mạnh q trình tích tụ và tập trung vốn trong lĩnh vực cơng nghiệp nói riêng và tồn bộ nền kinh tế nói chung. Đầu tư (một phần của GDP) của Đông Nam Á đã tăng mạnh trong khoảng một phần tư cuối thế kỷ trước. Mức vốn đầu tư cao hơn các khu vực đang phát triển khác nay còn lại khoảng hơn 50%. Phần đầu tư tư nhân ở Đông Á trong GDP nhiều hơn 2/3 so với khu vực đang phát triển khác. Đầu tư tư nhân được khuyến khích bởi một mơi trường kinh tế vĩ mơ nhìn chung là tích cực và do Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tư liệu sản xuất nhập khẩu khơng bị đánh thuế cao cũng góp phần khuyến khích đầu tư trong nước. Điều đặc biệt là lãi suất trả cho các dự án đầu tư của ngân hàng thế giới (WB) vào các nước ĐNA cao hơn so với các nước khác, vì các nước

ĐNA muốn khuyến khích các dự án đầu tư vào nước mình. Nói chung các nước ĐNA đều luôn giảm tối đa mức chi tiêu NS bằng nhiều biện pháp đồng bộ: khích lệ truyền thống tiết kiệm của người dân Á Đông, thường xuyên tuyên truyền tiết kiệm trong dân cư.

Về hệ thống pháp luật, các quốc gia ở Đơng Nam Á đều có hệ thống pháp luật điều chỉnh về các mơ hình hợp tác cơng ty. Chẳng hạn như ở Phillippines đã sớm ban hành Luật số 7718 về BOT (ban hành tháng 5/1994). Tuy chỉ được gọi là Luật về BOT nhưng thực tế Luật này còn điều chỉnh nhiều loại hợp đồng PPP khác như BT, BOO, BLT, BTO….Ngoài ra, Nghị định hướng dẫn ban hành năm 2012 và hơn 16 các văn bản hướng dẫn của PPP cũng làm cho pháp luật về PPP nói chung và BT nói riêng ở Phillippines có sự phát triển xứng đáng tầm vóc khu vực.

Ở Indonesia, Luật về PPP và BT được ban hành vào năm 2005 nhưng chưa thu được nhiều thành công do thiếu sự cam kết, ủng hộ mạnh về chính trị và sự điều phối giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Đây cũng là một bài học lớn về PPP đối với Việt Nam, điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội giữa Việt Nam và Indonesia là tương đồng và chính vì vậy, Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ luật về PPP nói chung và BT nói riêng tại Indonesia để phục vụ cho công tác xây dựng pháp luật về PPP và BT tại Việt Nam.

Trung Quốc

Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa vào khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX và đã giành những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Có được những kết quả đó là do Trung Quốc đã đổi mới và thực hiện chính sách thu hút, huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả.

Đối với ngân sách nhà nước, Trung Quốc tập trung đầu tư cho các cơng trình trọng điểm bao gồm: các cơng trình khơng sinh lời mang tính phúc lợi cơng cộng, các cơng trình kết cấu hạ tầng, các dự án công nghiệp trọng điểm, công nghệ

kĩ thuật mới; cùng với các chương trình này, cải cách giáo dục và đào tạo đã nâng cao đáng kể chất lượng nguồn nhân lực1.

Ngoài vốn ngân sách nhà nước, Trung Quốc đã tích cực huy động vốn trong qua nhiều kênh khác nhau; hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp nông thơn với nhiều mơ hình, xí nghiệp; cải cách cơ chế, chính sách đầu tư, trao quyền tực chủ cho các doanh nghiệp nhà nước.

Về hệ thống pháp luật, đến thời điểm hiện nay, Trung Quốc chưa có Luật chính thức về PPP và BT. Việc thực hiện các dự án PPP nói chung và BT nói riêng được thực hiện theo các quy định tại Thơng tư của Bộ Tài chính Trung Quốc năm 2015 và một số hướng dẫn từ các cơ quan trung ương khác. Ngoài ra, việc thực hiện các dự án PPP và BT của Trung Quốc cũng tương đồng với Việt Nam hiện nay, đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan như: Luật Ngân Sách, Luật Đấu Thầu, Luật Hợp đồng, ý kiến hướng dẫn của hội đồng nhà nước về tăng cường quản lý hành chính đối với các khoản nợ của chính quyền địa phương, Quyết định của Hội đồng Nhà Nước về tăng cường cải cách hệ thống quản lý ngân sách và các quy định khác có liên quan.

Bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông thơng qua mơ hình hợp tác cơng tư từ các nước rất đa dạng không theo một khuôn mẫu nhất định trước nào. Điểm chung có thể rút ra từ các nước thành cơng trong chính sách này đều tuân thủ những quy luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình và tính đến một cách cặn kẽ điều kiện tự nhiên, đặc điểm của dân tộc.

Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển của các nước ĐNA cho thấy các nước đều coi trọng nguồn vốn đầu tư trong nước. Để thu hút và huy động nguồn vốn trong nước cần có những biện pháp tích cực để khuyến khích tiết kiệm như: điều chỉnh lãi suất hợp lý, mở rộng mạng lưới huy động vốn để khai thác

1 Nguyễn Thu Trang, Chu Thị Việt Anh (2010), "Kinh nghiệm ngăn chặn bong bóng bất động sản tại Trung Quốc", Ngân hàng nhà nước Việt Nam

những khoản tiết kiệm trong dân cư, các công cụ huy động vốn ngày càng phát triển đa dạng để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền. Hầu hết các nước đều có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp.

Đối với nguồn vốn nước ngồi, các nước coi trọng nguồn vốn này khơng kém phần quan trọng trong nguồn vốn huy động, là nguồn vốn có thể phá vỡ vịng luẩn quẩn thiếu vốn của các quốc gia đang phát triển. Ngồi ra, có thể sử dụng công cụ thuế như một công cụ hấp dẫn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài.

Về việc xây dựng pháp luật, các nước đều đã và đang hoàn thiện dần các quy định của pháp luật về PPP để tạo cơ sở thu hút hơn nữa vốn đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thơng nói chung và các lĩnh vực khác nói riêng, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia.

Tiểu kết chương 1

Phát triển hạ tầng giao thông là một những mục tiêu chiến lược mà Đảng và Chính phủ đặt ra trong thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu đó, địi hỏi phải huy động được tối đa các nguồn lực trong xã hội đặc biệt là vốn đầu tư. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển hạ tầng giao thông.

Qua nghiên cứu các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thơng có thể thấy mỗi kênh huy động đều có ưu điểm, nhược điểm và cơ chế huy động riêng. Việc lựa chọn hình thức huy động vốn nào cịn tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi địa phương và mỗi thời điểm. Kinh nghiệm một số nước và một số địa phương cho thấy, để thu hút vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thơng nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói chung cần có hệ thống pháp lý nhất qn, mơi trường đầu tư thơng thống, hệ thống chính sách miễn giảm thuế, ưu đãi trong đầu tư,.. Đồng thời, chính quyền sở tại nên song hành cùng với các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án cũng như cơng tác giải phóng mặt bằng, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình đầu tư. Từ đó, tăng tính hấp dẫn cho các nhà đầu tư khi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm đó để đề ra các chính sách phù hợp nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT ÁP DỤNG MƠ HÌNH ĐỐI TÁC CƠNG TƯ NĨI CHUNG VÀ MƠ HÌNH HỢP ĐỒNG BT NĨI RIÊNG ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TƯ

NHÂN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật áp dụng mô hình hợp đồng BT để thu hút vốn đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông – thực tiễn tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)