Lập kế hoạch thực hiện thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 53 - 56)

4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ, CÁ NHÂN

4.2.1 Lập kế hoạch thực hiện thu thuế

Kế hoạch quản lý thu thuế được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 4.1: Sơ đồ quản lý thuế tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy

Quản lý thu thuế

Quản lý các thủ tục hành chính thuế Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế Đăng ký thuế

Kê khai thuế

Điều tra doanh số ấn định Xét miễm, giảm thuế Nộp thuế Quản lý thông tin NNT Thu nợ thuế Kiểm tra thuế

44

4.2.1.1 Quản lý các thủ tục hành chính thuế

Ngành thuế quản lý theo quy trình thủ tục hành chính thuế đối với hộ kinh doanh, thể hiện qua các bước như: Đăng ký thuế, Kê khai thuế, Điều tra doanh số ấn định, Xét miễn, giảm thuế, Nộp thuế. Cán bộ thuế và người nộp thuế luôn tuân thủ các quy định về thuế nhằm phối hợp chặt chẽ hơn, tuy nhiêm về thực tế hộ kinh doanh hầu hết với tính chất kinh doanh hộ gia đình, mặt bằng dân trí khơng đồng đều, phần nào cũng ảnh hưởng đến quy định đối với người nộp thuế về “tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm của mình”. Từ đó cán bộ thuế thể hiện vai trò thu thuế đối với hộ kinh doanh cũng ảnh hưởng theo (cán bộ thuế thực hiện đi nộp thay cho hộ kinh doanh) thể hiện chưa đúng với trách nhiệm của cán bộ thuế, dễ xảy ra rủi ro tiêu cực, chiếm dụng tiền thuế khi nộp ngân sách Nhà nước.

4.2.1.2 Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế

a) Quản lý thông tin người nộp thuế

Đội thuế có trách nhiệm phối hợp với Chính quyền địa phương và Hội đồng tư vấn thuế của các phường xã để điều tra số hộ có sản xuất, kinh doanh trên địa bàn mình quản lý để nắm bắt tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh. Kịp thời cập nhật số hộ mới ra kinh doanh, số hộ nghỉ kinh doanh, số hộ di chuyển địa điểm kinh doanh để đôn đốc đăng ký thuế.

Các thông tin cơ bản của hộ kinh doanh được tập hợp và quản lý bằng các chương trình ứng dụng của ngành thuế nhằm theo dõi được quá trình thu nộp NSNN và quá trình chấp hành các chính sách thuế theo đúng quy định.

b) Kiểm tra thuế

Các Đội thuế phối hợp với Đội kiểm tra thuế thường xuyên thực hiện phân tích, đối chiếu số liệu, so sánh doanh thu, tiền thuế phải nộp trên hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai với doanh thu, tiền thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khốn có cùng quy mơ, cùng ngành nghề trên địa bàn để đảm bảo quản lý chặt chẽ việc kê khai, tính thuế của hộ kinh doanh. Một số trường hợp cụ thể như sau:

+ Trường hợp số liệu kê khai của hộ CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai có chênh lệch thấp hơn nhiều so với doanh thu, tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khốn có cùng quy mơ, ngành nghề

45

trên địa bàn, Đội thuế (hoặc Đội kiểm tra thuế) phải báo cáo Lãnh đạo Chi cục Thuế và tiến hành kiểm tra tại hộ kinh doanh.

+ Trường hợp thông qua kết quả kiểm tra thấy hộ kinh doanh thực hiện không đúng chế độ sổ sách kế tốn; thực hiện khơng đúng chế độ hóa đơn chứng từ khi mua bán hàng hóa, dịch vụ; kê khai thuế khơng chính xác, trung thực thì Đội thuế (hoặc Đội kiểm tra thuế) báo cáo Lãnh đạo Chi cục Thuế để thực hiện ấn định thuế hoặc chuyển hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sang nộp thuế theo phương pháp khoán.

Hàng tháng, Đội thuế LPX phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế, rà sốt địa bàn để nắm tình hình hộ kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khốn có thay đổi về ngành nghề, địa bàn kinh doanh, Đội thuế LPX hướng dẫn hộ kinh doanh lập Tờ khai thay đổi thông tin đăng ký thuế (nếu có) và lập Danh sách hộ kinh doanh thay đổi ngành nghề, địa điểm kinh doanh theo mẫu gửi cho Chi cục Thuế chậm nhất vào ngày 28 hàng tháng.

Đội KKKTT-TH căn cứ vào thông tin do Đội thuế LPX chuyển đến để cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin đăng ký thuế và Danh bạ quản lý hộ kinh doanh chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng để quản lý thu thuế kịp thời.

Trong quá trình quản lý thu thuế, theo dõi tình hình thu nộp thuế, Đội kiểm tra phối hợp với các Đội thuế lựa chọn các đối tượng nợ đọng thuế lớn, nợ kéo dài hoặc nghi ngờ về trốn thuế lập danh sách. Sau đó lập kế hoạch kiểm tra, trình Ban Lãnh đạo duyệt và tiến hành kiểm tra tại các trụ sở kinh doanh.

Về nguyên tắc, việc kiểm tra không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân nộp thuế, đồng thời phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Quản lý thuế.

Việc kiểm tra có thể được tiến hành tại trụ sở Cơ quan quản lý thuế hoặc trụ sở của người nộp thuế.

Việc kiểm tra có thể tiến hành tại trụ sở Cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thơng tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

46

Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin tài liệu liên quan, các quy định của pháp luật về thuế.

Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, CQT thơng báo cho người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin. Khi hết thời hạn bổ sung thông tin theo thông báo của CQT mà người nộp thuế khơng giải trình, bổ sung thơng tin hoặc bổ sung thông tin không đủ căn cứ để làm rõ thì Cơ quan quản lý thuế quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

c) Thu nợ thuế

Tình hình thu nợ thuế của các hộ kinh doanh diễn ra rất phức tạp, số nợ thuế không ngừng tăng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của địa phương và toàn thành phố. CQT đã triển khai các biện pháp thu nợ thuế nhưng tình trạng này chưa được cải thiện. Vấn đề quan trọng vẫn là ý thức của các hộ CNKD trong việc nộp thuế và sự phối hợp của các Cơ quan chức năng liên quan trong việc xử lý nợ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm nộp thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)