Tóm tắt các nghiên cứu về hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam hoặc thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức đến ý định vi phạm bản quyền của người tiêu dùng việt nam (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.4. Tóm tắt các nghiên cứu về hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam hoặc thu

thập số liệu tại Việt Nam:

2.4.1. Cơng trình của Domon & cộng sự (2019): Tình trạng khơng tơn trọng bản quyền kỹ thuật số ở châu Á

Vi phạm bản quyền là cơn ác mộng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cịn ở góc độ chính trị. Nếu một số ít các bài báo đã cố gắng hiểu rõ hơn về hành động vi phạm bản quyền của người tiêu dùng ở các nước phương Tây, thì vấn đề này vẫn bị bỏ quên ở nhiều quốc gia. Nghiên cứu này trình bày một cuộc điều tra xuyên quốc gia về thái độ đối với mạng đồng đẳng (P2P) tại bốn quốc gia thuộc châu Á bao gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tác giả tổ chức một cuộc điều tra hành vi về nạn xâm phạm bản quyền ở hạng mục âm nhạc. Một bảng câu hỏi đã được gửi từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2006 cho một số sinh viên đại học ở Trung Quốc (Bắc Kinh), Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh), Hàn Quốc (Seoul) và Nhật Bản (Tokyo). Tác giả đã thu thập 100 người trả lời ngẫu nhiên mỗi quốc gia và thu được tổng số 400 quan sát. Cơng trình này đã phản ánh một thực trạng rằng những chuẩn mực xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến các hành vi vi phạm bản quyền hơn so với khung pháp lý. Những cơng trình đi trước đã chỉ ra rằng khi có sự khác biệt đáng kể giữa khung pháp lý và sự đồng thuận của xã hội, cá nhân có thể sẽ thực hiện hành vi vi phạm (Leroch 2014; Migheli & Ramello, 2018). Như

vậy, nếu pháp luật chỉ được thiết lập nhưng khơng có sự thừa nhận và phù hợp với mơi trường địa phương có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.

Bài nghiên cứu này bước đầu cung cấp những cái nhìn cơ bản về vấn nạn xâm phạm bản quyền kỹ thuật số ở các quốc gia châu Á. Bên cạnh những mặt hạn chế như phương pháp và giới hạn về độ tổng quát của mẫu, nghiên cứu cũng đã gợi mở định hướng cho các quốc gia trong việc xây dựng luật bản quyền cần chú trọng không chỉ ở tính pháp lý mà cịn cần thúc đẩy sự thay đổi trong những quy tắc xã hội.

2.4.2. Cơng trình của Yoo & cộng sự (2012): Ảnh hưởng của chính sách răn đe trong vi phạm bản quyền phần mềm_Phân tích đa văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt trong vi phạm bản quyền phần mềm_Phân tích đa văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam

Đây là nghiên cứu nêu lên sự khác biệt giữa hành vi vi phạm bản quyền tại Việt Nam và Hàn Quốc. Trong bối cảnh khi tỷ lệ các mặt hàng không tôn trọng bản quyền ở Việt Nam đạt mức 83% (BSA 2010) trong khi ở Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ ở mức 40%. Nội dung nghiên cứu nhằm tìm kiếm câu trả lời cho hai câu hỏi sau:

1. Ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa đối với hành vi vi phạm bản quyền là gì? 2. Yếu tố nào có tác động khác nhau đáng kể đến hành vi vi phạm bản quyền ở Hàn Quốc và Việt Nam?

Trong số 300 bảng câu hỏi được phân phối ở mỗi quốc gia, có 142 câu hỏi được thu thập từ Hàn Quốc và 153 bảng đến từ Việt Nam. Sau khi loại trừ những câu hỏi không thể sử dụng, 132 câu hỏi đã hoàn thành từ Hàn Quốc và 145 câu hỏi từ Việt Nam đã được dùng cho việc phân tích. Kết quả thu được cho thấy những hành động xâm phạm bản quyền ở Hàn Quốc chịu sự tác động của yếu tố hình phạt thấp, đồng thời họ cũng cho rằng những mặt lợi thu được từ việc mua hàng vi phạm bản quyền là không cao. Mặt khác, vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam được thực hiện dưới một rủi ro nặng nề như hình phạt. Tuy nhiên, tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam

trên thực tế vẫn cao hơn Hàn Quốc. Như vậy, những lợi ích có thể có từ hành vi vi phạm bản quyền phần mềm lớn hơn những rủi ro hoặc thiệt hại có thể có từ hình phạt ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khi được hỏi về chi phí phần mềm theo cảm nhận của người tiêu dùng, tại Việt Nam đánh giá mức chi phí này ở mức thấp. Tác giả đã lập luận rằng tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam khá cao, cho thấy người Việt Nam hiếm khi mua phần mềm, vì vậy họ đánh giá chi phí phần mềm thấp hơn dự kiến.

Bên cạnh những đóng góp trên, bài nghiên cứu này vẫn còn những mặt hạn chế như việc dù mẫu đã được phân chia theo từng quốc gia và đã thỏa mãn các tiêu chí tối thiểu để khơng tác động vào kết quả, nhưng vẫn cần cỡ mẫu lớn hơn để có những nhận định chính xác hơn. Ngồi ra, dù Việt Nam và Hàn Quốc có một số đặc trưng khác biệt nhất định nhưng vẫn còn một số tiêu chí tương đồng. Tác giả gợi ý các cơng trình sau này hãy chọn các quốc gia khác khu vực để có thể có sự so sánh phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức đến ý định vi phạm bản quyền của người tiêu dùng việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)