Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức đến ý định vi phạm bản quyền của người tiêu dùng việt nam (Trang 38)

Xác định vấn đề và mục

tiêu của bài nghiên cứu Trình bày cơ sở lý thuyết

Xây dựng mơ hình và

thang đo Nghiên cứu sơ bộ

Thang đo chính thức Nghiên cứu định lượng chính thức

Phân tích Cronbach's Alpha, đánh giá độ phù

hợp của mơ hình CFA; kiểm định các giả thuyết thơng qua mơ hình tuyến

tính SEM

Phân tích; thảo luận kết quả

3.2. Phương pháp nghiên cứu: 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ: 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ:

Tác giả tiến hành thu thập thang đo cho các biến nghiên cứu từ các bài nghiên cứu trước bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Sau đó tác giả tiến hành dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh cho phù hợp với phạm vi nghiên cứu là sản phẩm vi phạm bản quyền. Tiếp theo tác giả tiến hành thảo luận nhóm với dàn bài thảo luận được thể hiện ở Phụ lục số 01. Kết quả sau khi thảo luận thu được thang đo nháp, cụ thể như sau:

3.2.1.1. Thang đo nháp của khái niệm sự nhận thức đạo đức:

Sự nhận thức đạo đức liên quan đến niềm tin rõ ràng của một cá nhân về vấn đề đạo đức đối với các sản phẩm vi phạm bản quyền, được 03 mục quan sát, được ký hiệu là nhanthuc1, nhanthuc2, nhanthuc3 (Reynolds, S. J. 2006).

Bảng 3.1 Thang đo nháp của khái niệm nhận thức đạo đức

Tên mục Nội dung

nhanthuc1

Có những khía cạnh đạo đức rất quan trọng đối với tình huống vi phạm bản quyền XXX.

nhanthuc2

Việc vi phạm bản quyền rõ ràng liên quan đến đạo đức hay vấn đề đạo đức.

nhanthuc3

Tơi chắc chắn sẽ báo cáo tình hình vi phạm bản quyền này với đơn vị chắc năng có thẩm quyền.

Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.1.2. Thang đo nháp của sự hợp lý hóa đạo đức:

Hợp lý hóa đạo đức được đo lường bằng cách sử dụng thang đo có 8 biến quan sát được hiệu chỉnh từ và kế thừa từ các nghiên cứu trước đó (Bandura & cộng sự, 1996; Bhattacharjee & cơng sự, 2013). Thang đo sự hợp lý hóa đạo đức bao gồm 08

mục quan sát, được ký hiệu lần lượt là hoplyhoa1, hoplyhoa2, hoplyhoa3, hoplyhoa4, hoplyhoa5, hoplyhoa6, hoplyhoa7, hoplyhoa8.

Bảng 3.2: Thang đo nháp của khái niệm sự hợp lý hóa đạo đức

Tên mục Nội dung

hoplyhoa1 Tơi cảm thấy bình thường khi mua các sản phẩm vi phạm bản quyền. hoplyhoa2

Mua một hoặc hai món hàng vi phạm bản quyền từ sản phẩm gốc thì khơng phải là một hành vi xấu.

hoplyhoa3

Mua một món hàng vi phạm bản quyền khơng tệ như một số việc kinh khủng khác mà mọi người làm.

hoplyhoa4

Mọi người khơng nên cảm thấy có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền vì sự tiện lợi của hành vi đó trong xã hội hiện nay.

hoplyhoa5

Mọi người khơng nên có cảm giác có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền khi rất nhiều người khác làm điều đó.

hoplyhoa6

Thật khơng công bằng khi đổ lỗi cho các hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền vì đó có thể là lỗi của môi trường kinh doanh xung quanh chúng ta.

hoplyhoa7

Bạn có thể mua một hoặc hai sản phẩm vi phạm bản quyền vì nó khơng thật sự gây hại nhiều.

hoplyhoa8

Khơng phải lỗi của chúng ta khi mua những mặt hàng vi phạm bản quyền vì giá của sản phẩm chính hãng quá cao.

Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.1.3. Thang đo nháp của khái niệm sự tách rời đạo đức:

Thang đo được dùng để đo lường cho khái niệm sự tách rời đạo đức được hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Bhattacharjee & cộng sự (2013). Trong đó, thang đo này sử dụng ba biến quan sát để đánh được ký hiệu lần lượt là tachroi1, tachroi2, tachroi3.

Bảng 3.3: Thang đo nháp của khái niệm sự tách rời đạo đức

Tên mục Nội dung

tachroi1

Các hành động vi phạm đạo đức từ hành động mua sản phẩm vi phạm bản quyền không làm thay đổi nhận xét của tơi về những lợi ích thu được khi mua chúng.

tachroi2

Nhận thức về mặt lợi ích nên được tách biệt với các đánh giá về đạo đức đối với hành động mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

tachroi3

Báo cáo về các hành vi sai trái không cần thiết để ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về việc mua những mặt hàng vi phạm bản quyền.

Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.1.4. Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức:

Thang đo của khái niệm phán xét đạo đức được hiệu chỉnh từ nghiên cứu của Reidenbach và Robin (1990). Thang đo sự phán xét đạo đức bao gồm 05 biến quan sát, được ký hiệu lần lượt là phanxet1, phanxet2, phanxet3, phanxet4, phanxet5.

Bảng 3.4: Thang đo nháp của khái niệm sự phán xét đạo đức

Tên mục Nội dung

phanxet1 Hành động mua hàng hóa vi phạm bản quyền là hợp đạo đức. phanxet2 Gia đình tơi đồng ý đối với việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. phanxet3

Theo thói quen trước đây, có thể chấp nhận được việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

phanxet4

Việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền có thể chấp nhận được về mặt văn hóa.

phanxet5

Trong mơi trường kinh doanh hiện nay, hành động mua sản phẩm vi phạm bản quyền đã được ngầm đồng tình trước.

3.2.1.5. Thang đo nháp của khái niệm nhận thức lợi ích:

Thang đo của khái niệm nhận thức lợi ích được hiệu chỉnh từ Bian và Moutinho (2009). Thang đo này bao gồm 03 biến quan sát cho thấy mức độ lợi ích mà người tiêu dùng nhận thấy từ việc vi phạm bản quyền được ký hiệu lần lượt là loiich1, loiich2, loiich3.

Bảng 3.5: Thang đo nháp của nhận thức lợi ích

Tên mục Nội dung

loiich1 Chất lượng và mức giá của những mặt hàng vi phạm bản quyền. loiich2 Mặt hàng vi phạm bản quyền có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích. loiich3 Mặt hàng vi phạm bản quyền có thể hoạt động tốt.

Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.1.6. Thang đo nháp của khái niệm ý định mua hàng vi phạm bản quyền:

Thang đo ý định mua hàng vi phạm bản quyền được điều chỉnh từ Chen & cộng sự (2016) và Teng & Laroche (2007), trong đó thang đo này sử dụng 04 biến quan sát được ký hiệu lần lượt là ydinh1, ydinh2, ydinh3, ydinh4.

Bảng 3.6: Thang đo ý định mua hàng vi phạm bản quyền

Tên mục Nội dung

ydinh1 Tơi có ý định mua hàng vi phạm bản quyền.

ydinh2 Tôi cân nhắc về việc mua hàng vi phạm bản quyền. ydinh3 Tôi được mua hàng vi phạm bản quyền.

ydinh4 Tơi có kế hoạch chắc chắn mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả Dựa trên thang đo nháp, tác giả tiến hành phỏng vấn thử 30 người với đối tượng tham gia là cá nhân đến tham quan, mua sắm tại hệ thống Co.opmart thành phố Hồ Chí

Minh và tiến hành điều chỉnh theo góp ý về ngơn từ sao cho dễ hiểu và phù hợp với bối cảnh nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam. Kết quả thu được tại bảng 3.7 thể hiện thang đo đã được chuẩn hóa và hồn thiện dựa trên kết quả và phản hồi. Sau đó, bảng câu hỏi chính thức được đưa vào phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng. Các biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 7 điểm, từ 1 nghĩa là “Hồn tồn khơng đồng ý” đến 7 là “Hoàn toàn đồng ý”.

Bảng 3.7: Thang đo sau khi hiệu chỉnh

Ký hiệu Nội dung

Nhân tố: Sự nhận thức đạo đức

nhanthuc1 Có những khía cạnh đạo đức rất quan trọng đối với tình huống vi phạm bản quyền XXX.

nhanthuc2 Việc vi phạm bản quyền rõ ràng liên quan đến đạo đức hay vấn đề đạo đức.

nhanthuc3 Tơi nghĩ nên báo cáo tình hình vi phạm bản quyền này với đơn vị chức năng có thẩm quyền.

Nhân tố: Sự hợp lý hóa đạo đức

hoplyhoa1 Cũng khơng có vấn đề gì khi mua các sản phẩm vi phạm bản quyền. hoplyhoa2 Mua một hoặc hai món hàng vi phạm bản quyền từ sản phẩm gốc thì

khơng phải là một điều xấu.

hoplyhoa3 Mua một món hàng vi phạm bản quyền không tệ như một số điều kinh khủng khác mà mọi người làm.

hoplyhoa4 Mọi người không nên cảm thấy có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền vì sự tiện lợi của hành vi đó trong xã hội hiện nay.

hoplyhoa5 Mọi người khơng nên cảm thấy có lỗi khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền khi rất nhiều người khác làm điều đó.

phạm bản quyền bởi vì đó có thể là lỗi của mơi trường kinh doanh xung quanh chúng ta.

hoplyhoa7 Bạn có thể mua một hoặc hai sản phẩm vi phạm bản quyền vì nó khơng thật sự gây hại nhiều.

hoplyhoa8 Không phải lỗi của chúng ta khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền vì giá của sản phẩm chính hãng q cao.

Nhân tố: Sự tách rời đạo đức

tachroi1 Các hành động vô đạo đức của việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền không làm thay đổi đánh giá của tơi về lợi ích nhận được khi mua sắm chúng.

tachroi2 Nhận thức lợi ích nên tách biệt với các đánh giá về đạo đức đối với việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

tachroi3 Báo cáo về những hành vi sai trái không nên ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

Nhân tố: Sự phán xét đạo đức

phanxet1 Việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền là hợp đạo đức.

phanxet2 Gia đình tơi chấp nhận được việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. phanxet3 Theo tiền lệ trước đây, có thể chấp nhận được việc mua sản phẩm vi

phạm bản quyền.

phanxet4 Việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền có thể chấp nhận được về mặt văn hóa.

phanxet5 Trong mơi trường kinh doanh hiện nay, việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền đã được ngầm đồng tình trước.

Nhân tố: Nhận thức lợi ích

loiich1 Chất lượng và giá cả của sản phẩm vi phạm bản quyền.

loiich2 Sản phẩm vi phạm bản quyền có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích. loiich3 Sản phẩm vi phạm bản quyền có thể hoạt động tốt.

Nhân tố: Ý định mua hàng

ydinh1 Tơi có ý định mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

ydinh2 Tôi cân nhắc về việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền. ydinh3 Tôi sẽ mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

ydinh4 Tơi có kế hoạch chắc chắn mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

Nguồn: Từ kết quả tổng hợp của tác giả 3.2.2. Nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức (tham khảo phụ lục 02) với đối tượng khảo sát là cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả chọn hệ thống siêu thị Co.opmart vì đây là nơi mua sắm quen thuộc và là địa chỉ được ưa chuộng của nhiều gia đình (tham khảo phụ lục số 07). Bảng câu hỏi được thiết kế gồm:

Phần 1: Những câu hỏi liên quan đến nhận thức của đối tượng khảo sát về các sản phẩm vi phạm bản quyền. Thang đo được sử dụng là thang đo định danh.

Phần 2: Đây là phần khảo sát chính nhằm khảo sát ý kiến của người tiêu dùng về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng vi phạm bản quyền. Tác giả sử dụng thang đo Likert 7 điểm, từ 1 nghĩa là “Hồn tồn khơng đồng ý” đến 7 là “Hồn tồn đồng ý”.

Phần 3: Thơng tin cá nhân nhằm phân loại và mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát. Các câu hỏi trong phần này bao gồm hỏi về giới tính, tuổi tác, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp và thu nhập. Thang đo được sử dụng là thang đo định danh.

Bên cạnh đó, phần mềm thống kê SPSS Statistics 25.0 và AMOS hỗ trợ cho quá trình xử lý số liệu sau khi thu thập.

3.3. Phương thức lấy mẫu:

Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật chọn mẫu hạn ngạch. Các thông tin đưa vào phân tích đều được thu thập thơng qua bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết lập và chuẩn hóa dựa trên các thang đo tương ứng với mỗi khái niệm. Ngoài ra, tác giả bổ sung một số thơng tin về nhân khẩu học.

3.4. Kích thước mẫu:

Theo Hair & cộng sự (1998), kích thước mẫu tối thiểu là 05 tương ứng với một biến quan sát. Như vậy, ta có cơng thức:

a = b * 5 Với:

 a: mẫu tối thiểu cần được thu thập;  b: số biến quan sát trong bài nghiên cứu.

Dựa theo công thức trên, số biến quan sát là 26 biến thì cỡ mẫu tương ứng tối thiểu mà tác giả cần thu thập là 130 mẫu (26 mục quan sát * 5 mẫu). Nhằm hạn chế sự sai sót trong q trình chọn mẫu, tác giả chọn kích thước mẫu là 385, thời gian thực hiện thu thập trong vòng 04 tuần. Trước khi phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, tác giả sẽ tiến hành trao đổi nhanh nếu cá nhân có hiểu về vi phạm bản quyền mới bắt đầu thực hiện phỏng vấn chính thức. Khi mỗi hạn ngạch (theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp) phù hợp thì dừng lại.

Dựa theo tỷ lệ thống kê năm 2017 từ Tổng Cục Thống kê (https://www.gso.gov.vn/) về các chỉ số như:

 Tỷ lệ giới tính;

 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nhóm tuổi;

 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo nghề nghiệp.

Tác giả đưa ra mẫu khảo sát dự kiến có những đặc điểm như sau: Bảng 3.8: Đặc điểm mẫu khảo sát dự kiến

Yếu tố Các đặc điểm Tần suất Tỷ lệ %

Giới tính Nam 191 49.5 Nữ 194 50.5 Độ tuổi <= 18 16 4.1 18 - 25 34 8.9 26 - 30 43 11.1 31 - 35 48 12.4 36 – 40 48 12.4 41 - 45 48 12.4 46 - 50 45 11.6 51 - 55 31 8.1 56 - 60 31 8.1 >= 60 41 10.8 Nghề nghiệp Học sinh 17 4.1 Sinh viên 51 13.2 Nội trợ 58 15.1 Giáo viên 50 13.0 Bác sĩ 13 3.5

Nhân viên kinh doanh 48 12.4

Nhân viên văn phòng 58 15.1

Khác 90 23.5

Nguồn: Theo tỷ lệ thống kê năm 2017 của Tổng Cục Thống kê 3.5. Quy trình thu thập số liệu:

Bảng câu hỏi đưa vào phỏng vấn được xây dựng dựa trên các biến quan sát nêu trên đồng thời bổ sung một số thông tin về nhân khẩu học. Trong khoảng thời gian từ tháng

từ các cá nhân đến tham quan, mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.opmart tại khu vực Tp.HCM. Tác giả chọn hệ thống Co.opmart vì đây là địa điểm mua sắm quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam, là nơi tập trung đơng người tại thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu hạn ngạch. Theo Gschwend (2005), ưu điểm của phương pháp này đảm bảo sự đại diện cho các tầng trong mẫu, có thể tạo mẫu nhanh chóng với một mức chi phí thấp. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này rủi ro do độ chính xác sẽ phụ thuộc vào người phỏng vấn.

Tóm tắt chương 3:

Trong nội dung chương 3, tác giả trình bày về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách thức chọn mẫu và thơng tin mẫu khảo sát. Bên cạnh đó, chi tiết về thang đo của từng khái niệm sử dụng trong mơ hình cũng được kể đến.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong chương 3 đã nêu quy trình được áp dụng và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định thang đo và giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu. Chương 4 này sẽ trình bày kết quả sau khi tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát vừa qua. Nội dung chương này bao gồm:

 Đặc điểm của mẫu đã khảo sát được;

 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach‘s Alpha;  Đánh giá độ phù hợp của mơ hình CFA;

 Kiểm định những giả thuyết thơng qua mơ hình tuyến tính SEM. 4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

4.1.1. Nhận định ban đầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm vi phạm bản quyền

Khi được phỏng vấn về việc cá nhân nghĩ loại sản phẩm nào trong bảng câu hỏi xảy ra nhiều trường hợp vi phạm bản quyền nhất, kết quả thống kê chi tiết theo bảng sau:

Bảng 4.1: Thống kê các loại sản phẩm có nhiều trường hợp vi phạm bản quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tác động của yếu tố đạo đức đến ý định vi phạm bản quyền của người tiêu dùng việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)