CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH
3.1.5. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Để đo lường việc phòng ngừa bệnh T-C-M cho trẻ em đối với những người được khảo sát, đề tài vận dụng bộ câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu của Suliman và cộng sự (2017) kết hợp với thang đo dùng để đo lường việc thực hành phòng ngừa bệnh T-C-M đã được Lê Thị Kim Ánh và cộng sự (2014), Lê Thị Lan Hương (2018) sử dụng nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tổng cộng có 15 câu hỏi dùng để đo lường việc thực hành phòng ngừa bệnh T-C-M. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng “Có/ Khơng” thực hiện hành vi phịng ngừa bệnh T-C-M. Đối với mỗi câu hỏi được trả lời là “Có” thì người được khảo sát tích lũy được một điểm. Người được khảo sát có số lượng câu trả lời là “Có” càng nhiều thì điểm số càng cao, tức là càng phòng ngừa tốt đối với bệnh T-C-M.
Bảng 3.4: Câu hỏi đo lường việc phòng ngừa bệnh T-C-M
STT Câu hỏi
1 Thường xuyên che miệng mỗi khi hắt hơi hoặc ho
2 Thường xuyên phải rửa tay trước mỗi lần cho con/ cháu ăn 3 Thường xuyên rửa tay kỹ sau mỗi lần đi vệ sinh
4 Thường xuyên rửa tay sau khi thay tả cho con/ cháu 5 Thường xuyên chà ít nhất là 20 giây mỗi khi rửa tay 6 Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên
7 Cho trẻ ăn thức ăn chín và uống đồ uống chín
8 Hạn chế để trẻ đến những nơi đông người lúc diễn ra dịch bệnh T-C-M 9 Không để trẻ dùng chung ly, muỗng… với các thành viên khác
10 Không cho trẻ ăn bốc bằng tay, mút tay, ngậm đồ chơi
11 Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi đồ chơi của trẻ với dung dịch khử trùng 12 Thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa
13 Chú ý sức khỏe của trẻ trong giai đoạn đang xảy ra dịch bệnh T-C-M 14 Không để trẻ đến trường trong thời gian trẻ bị bệnh
15 Thu gom, xử lý phân, chất thải của trẻ hợp vệ sinh
Dựa trên kết quả thảo luận nêu trên, khung phân tích tiếp cận nghiên cứu của đề tài được đề xuất như sau:
Hình 3.1: Khung phân tích
Nguồn: Đề xuất của tác giả