KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ RÚT TRÍCH NHÂN TỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ dưới 5 tuổi ở thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ RÚT TRÍCH NHÂN TỐ

4.1.1. Thang đo “Thái độ đối với bệnh tay chân miệng”

4.1.1.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo thái độ đối với đối với bệnh T- C-M gồm 12 biến quan sát cho thấy hệ số Alpha tổng = 0.574 (bé hơn 0.6) và hệ số tương quan biến tổng của nhiều biến thành phần nhỏ hơn 0.3, điều này cho thấy thang đo này chưa phù hợp. Nhằm khắc phục vấn đề này, luận văn tiến hành lần lượt loại bớt các biến có hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0.3 ra khỏi thang đo thái độ đối với đối với bệnh T-C-M và thực hiện lặp lại các lần kiểm định Cronbach’s Alpha cho đến khi hệ số Alpha tổng lớn hơn 0.6 và tất cả hệ số tương quan biến tổng của nhiều biến thành phần đều lớn hơn 0.3. Kết quả phân tích cho thấy, sau khi lần lượt loại các biến TD11, TD7, TD12, TD10, TD1, TD5 ra khỏi thang đo thái độ đối với đối với bệnh T-C-M thì hệ số Alpha tổng = 0.6913 (lớn hơn 0.6) và tất cả hệ số tương quan biến tổng của các biến thành phần đều lớn hơn 0.3. Do đó, giờ đây có thể kết luận Thang đó “Thái độ đối với bệnh T-C-M” đã đảm bảo độ tin cậy và Thang đó “Thái độ đối với bệnh T-C-M” lúc này bao gồm 06 biến thành phần TD2, TD3, TD4, TD6, TD8, TD9.

Bảng 4.1: Kiểm định Cronbach’s Alpha Thang đo “Thái độ đối với bệnh T-C- M”

Thái độ về TCM Tương quan biến tổng Hệ số Alpha

TD2 0.583 0.588 TD3 0.565 0.597 TD4 0.301 0.686 TD6 0.335 0.676 TD8 0.419 0.651 TD9 0.318 0.682

Cronbach’s Alpha của thang đo = 0.691

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả 4.1.1.2. Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả phân tích EFA đã tách thang đo “Thái độ đối với bệnh T-C-M” gồm 6 biến số ban đầu thành 3 nhân tố, mỗi nhân tố bao gồm 2 biến số. Hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0.5, tổng phương sai trích bằng 89.76%, giá trị KMO = 0.552 (thõa điều kiện 0.5 < KMO < 1) và kiểm định LR test chi2(15) = 878.34, có p- value = 0.000 (nhỏ hơn 0.05) nên việc áp dụng EFA là phù hợp. Tên gọi 3 nhân tố mới sau khi phân tích EFA được đặt dựa vào cách chia thang đo “Thái độ đối với bệnh T-C-M” đã được trình bày ở Chương 3. Theo đó, Nhân tố 1 - Thái độ cho rằng

T-C-M là bệnh nghiêm trọng gồm 2 biến TD4, TD6; Nhân tố 2 - Thái độ nhạy cảm với bệnh T-C-M gồm 2 biến TD2, TD3; Nhân tố 3 - Thái độ đối với những lợi ích từ việc phịng bệnh T-C-M gồm 2 biến TD8, TD9.

Bảng 4.2: Phân tích EFA Thang đo “Thái độ đối với bệnh T-C-M”

Nhân tố Biến số Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3

Thái độ nhạy cảm TD2 0.939 TD3 0.944 Thái độ nghiêm trọng TD4 0.960 TD6 0.958 Thái độ lợi ích TD8 0.907 TD9 0.904 KMO = 0.552 LR test chi2(15) = 878.34 p-value = 0.000 Tổng phương sai trích = 89.76%

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Kết quả phân tích cho thấy, ban đầu luận văn kế thừa nghiên cứu của Lê Thị Kim Ánh và cộng sự (2014), Liao và cộng sự (2018), Suliman và cộng sự (2017) để thiết kế 12 câu và được phân thành 4 nhóm nhỏ để đo lường những mặt khác nhau của thái độ về bệnh T-C-M. Tuy nhiên, sau khi thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá, có 6 câu đã bị loại do khơng thỏa các điều kiện khi thực hiện các kiểm định (TD1, TD5, TD7, TD10, TD11, TD12). 6 câu hỏi còn lại sau khi phân tích EFA đã được nhóm thành 3 nhân tố để phản ánh thái độ về bệnh T-C- M. Sau đó, luận văn tiến hành tính nhân số (factor score) của các nhân tố này để tiếp tục vận dụng vào các mơ hình hồi quy (OLS và Logit). Giá trị nhân số (factor score) càng lớn thì phản ánh thái độ về bệnh T-C-M càng tích cực.

4.1.2. Thang đo “Sự hỗ trợ từ cộng đồng”

4.1.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm định thang đo sự hỗ trợ từ cộng đồng gồm 12 biến chỉ ra hệ số Alpha tổng = 0.792, mặc dù lớn hơn 0.6 nhưng nhiều biến thành phần có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3, điều này cho thấy thang đo này chưa phù hợp. Tương tự như phương pháp vận dụng cho Thang đó “Thái độ đối với bệnh T-C-M”, luận văn tiến hành lần lượt loại các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 ra khỏi thang đo và thực hiện lại nhiều lần kiểm định. Kết quả sau khi lần lượt loại các biến HT1, HT7, HT8, HT12, HT10 thì hệ số Alpha tổng = 0.886 (lớn hơn 0.6) và tất cả hệ số tương quan biến tổng của các biến thành phần đều > 0.3. Do đó, có thể kết luận Thang đó “Sự hỗ trợ từ cộng đồng” đã đảm bảo độ tin cậy và bao gồm 07 biến HT2, HT3, HT4, HT5, HT6, HT9, HT11.

Bảng 4.3: Kiểm định Cronbach’s Alpha Thang đo “Sự hỗ trợ từ cộng đồng”

Sự hỗ trợ từ cộng đồng Tương quan biến tổng Hệ số Alpha

HT2 0.692 0.868 HT3 0.728 0.863 HT4 0.563 0.882 HT5 0.659 0.872 HT6 0.642 0.874 HT9 0.704 0.866 HT11 0.757 0.859

Cronbach’s Alpha của thang đo = 0.886

4.1.2.2. Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả tính tốn EFA Thang đo “Sự hỗ trợ từ cộng đồng” cho ra 01 nhân tố, gồm 07 biến số. Hệ số tải nhân tố của các biến đều > 0.5, tổng phương sai trích bằng 59.66%, giá trị KMO = 0.916 (thỏa điều kiện 0.5 < KMO < 1) và kiểm định LR test chi2(21) = 859.93, có p-value = 0.000 (nhỏ hơn 0.05) nên việc áp dụng EFA là phù hợp. Nhân tố hình thành vẫn có tên gọi là “Sự hỗ trợ từ cộng đồng” và bao gồm 07 biến HT2, HT3, HT4, HT5, HT6, HT9, HT11.

Bảng 4.4: Phân tích EFA Thang đo “Sự hỗ trợ từ cộng đồng”

Nhân tố Biến số Nhân tố 1

Sự hỗ trợ từ cộng đồng HT2 0.785 HT3 0.814 HT4 0.669 HT5 0.754 HT6 0.741 HT9 0.793 HT11 0.837 KMO = 0.916 LR test chi2(21) = 859.93 p-value = 0.000 Tổng phương sai trích = 59.66%

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả

Tương tự như cách phân tích thang đo thái độ về bệnh T-C-M, ban đầu thang đo sự hỗ trợ từ cộng đồng được kế thừa từ nghiên cứu của Zimet và cộng sự (1988)

định Cronbach’s Alpha và EFA, 5 biến số đã bị loại bỏ (gồm HT1, HT7, HT8, HT10, HT12). Sau đó, tương tự như cách phân tích của thái độ về bệnh T-C-M, luận văn tiến hành tính nhân số (factor score) của nhân tố này để tiếp tục vận dụng vào các mơ hình hồi quy (OLS và Logit). Giá trị nhân số (factor score) càng lớn thì phản ánh sự hỗ trợ từ cộng đồng càng tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố tác động đến việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ dưới 5 tuổi ở thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)