Tình hình thực hiện các TTHC tại CCT Quận Bình Thạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại chi cục thuế quận bình thạnh, tp hồ chí minh (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.8Tình hình thực hiện các TTHC tại CCT Quận Bình Thạnh

4.8.1 Tổng quan về CCT Quận Bình Thạnh và các TTHC thuế

CCT Quận Bình Thạnh là tổ chức cơng trực thuộc Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 315/TC/QĐ-TCCB ngày 21 tháng 8 năm 1990 của Bộ Tài Chính, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ ngành thuế trên địa bàn Quận theo quy định pháp luật.

CCT Quận Bình Thạnh hiện đang quản lý trực tiếp khoảng 12.500 doanh nghiệp và 13.000 hộ kinh doanh cá thể, bên cạnh đó cịn có một lượng lớn NNT trên địa bàn Quận thường xuyên liên hệ để thực hiện các TTHC. Chính vì vậy tổng số lượng TTHC mà cơng chức thuế Quận Bình Thạnh phải giải quyết là rất lớn.

Theo Quyết định số 1500/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài Chính về việc cơng bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài Chính thì danh mục các TTHC thuộc thẩm quyền của CCT bao gồm 126 thủ tục, tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế tại CCT Quận Bình Thạnh thường xuyên thực hiện các TTHC sau:

- Đăng ký thuế lần đầu - Đăng ký phát hành hóa đơn

- Kê khai thuế: giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân - Hoàn thuế

- Xác nhận nghĩa vụ thuế cho NNT - Chấm dứt hiệu lực mã số thuế - Kê khai thuế trước bạ nhà đất - Kê khai thuế trước bạ xe - Giải quyết tố cáo, khiếu nại

Các TTHC này được thực hiện thơng qua 3 kênh chính là: nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa, nộp hồ sơ bằng đường bưu điện, nộp hồ sơ điện tử. Quy trình giải quyết các TTHC như sau:

Hồ sơ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa: tuân thủ theo thông tư số

1/2018/TT-VPCP gày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phịng chính phủ hướng dẫn về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Q trình thực hiện gồm các bước sau:

- Bước 1: NNT nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa, công chức tiếp sẽ thực hiện kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu công chức sẽ hướng dẫn để NNT thực hiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, công chức sẽ thực hiện cập nhật vào phần mềm quản lý hồ sơ của CCT và in phiếu hẹn gửi NNT.

- Bước 2: Vào cuối ngày làm việc, công chức bộ phận một cửa sẽ tổng hợp và phân loại hồ sơ để chuyển tiếp đến bộ phận trực tiếp giải quyết. Việc thực hiện luân chuyển hồ sơ được thực hiện trên phần mềm và in thành phiếu bàn giao để ký nhận

cụ thể rõ ràng.

- Bước 3: Bộ phận giải quyết trực tiếp sẽ chuyển kết quả đến bộ phận 1 cửa để trả kết quả cho NNT. Đối với những trường hợp đã đến hạn trả kết quả mà bộ phận giải quyết chưa giải quyết xong thì phải thực hiện Thư xin lỗi để gửi đến NNT. Sau khi trả kết quả cho NNT, công chức tiếp nhận sẽ cập nhật vào hệ thống để kết thúc giao dịch.

Hồ sơ nộp qua đường bưu điện: quy trình thực hiện tương tự như hồ sơ nộp

trực tiếp tại bộ phận một cửa, tuy nhiên có thêm 1 bước luân chuyển hồ sơ giữa bộ phận văn thư lưu trữ và bộ phận tiếp nhận hồ sơ.

Nộp hồ sơ điện tử: thường được sử dụng để thực hiện nộp các tờ khai thuế

nên kết quả sẽ là việc CCT có chấp nhận các tờ khai hay khơng. Q trình nộp hồ sơ tn thủ theo Thơng tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Quy trình thực hiện như sau:

- Bước 1: NNT nộp hồ sơ tại cổng thông thông tin trực tuyến của Tổng cục thuế

- Bước 2: Sau khi nộp tờ khai 15 phút NNT sẽ nhận được thông báo từ hệ thống về việc có nhận được tờ khai của NNT

- Bước 3: cổng thông thông tin trực tuyến của Tổng cục thuế sẽ chuyển các tờ khai về CCT để chương trình nhận tờ khai thực hiện kiểm tra và phản hồi

- Bước 4: 1 ngày sau khi nhận thông báo ở bước 2, NNT sẽ nhận được thông của cơ quan thuế. Nếu tờ khai hợp lệ sẽ được chấp nhận. Nếu tờ khai chưa hợp lệ NNT sẽ nhận được thông báo từ chối kèm theo lý do từ chối để NNT biết và thực hiện bổ sung, điều chỉnh và nộp lại

4.8.2 Kết quả thực hiện TTHC tại CCT Quận Bình Thạnh

Hịa mình trong cơng cuộc CCTTHC, CCT Quận Bình Thạnh ln xem NNT là đối tượng phục vụ chứ không không phải đối tượng quản lý, hay nói cách khác, đặt NNT là khách hàng mục tiêu của công tác quản lý thuế. Khi NNT được coi là trung tâm, thì lúc đó mọi cơ chế hoạt động và các dịch vụ đi kèm sẽ được chuyên nghiệp hóa tối ưu, nhằm đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của NNT một cách tốt

nhất. Và sự hài lòng của NNT chính là thước đo cho của q trình cải cách thủ tục hành chính. Chính vì vậy CCT Quận Bình Thạnh đã ln cố gắng trong công tác thực hiện các TTHC. Theo Báo cáo tổng kết năm 2018, tổng số lượng các TTHC thực hiện tại CCT Quận Bình Thạnh là 223.451 hồ sơ, trong đó số lượng hồ sơ kê khai qua mạng là 113.496 hồ sơ đạt 97,8% so với kế hoạch đề ra và số lượng các hồ sơ thực hiện giải quyết đúng hạn chiếm 89% - tăng 12% so với cùng kỳ năm trước; số lượng hồ sơ giải quyết tố cáo, khiếu nại cũng giảm mạnh chỉ cịn 16 hồ sơ. Qua đó cho thấy được những nổ lực của CCT Quận Bình Thạnh đã phần nào đem lại thành quả tốt, tuy nhiên CCT Quận Bình Thạnh cần cố gắng hơn nữa để có thể giúp NNT hài lòng hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại chi cục thuế quận bình thạnh, tp hồ chí minh (Trang 62 - 65)