CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận
đến quyết định của nhà đầu tư
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư. Tuy vậy, các yếu tố này chủ yếu xoay quanh các đặc điểm của chất lượng lợi nhuận. Tác động của quản trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư được xem xét gián tiếp thông qua việc làm giảm chất lượng lợi nhuận.
Nwaobia và các cộng sự (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính đến quyết định của nhà đầu tư tại Nigeria. Mẫu nghiên cứu gồm 10 doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nigeria. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập cho giai đoạn 5 năm 2010-2014. Nwaobia đo lường chất lượng báo cáo tài chính theo phương pháp dồn tích được đề xuất bởi Dechow và Dichev (2002) và điều chỉnh bởi McNichols và Stubben (2008) và Kothari và các cộng sự (2005). Khối lượng giao dịch khớp lệnh được sử dụng làm đại diện cho quyết định của nhà đầu tư. Các biến kiểm sốt có ảnh hưởng tới phản ứng của nhà đầu tư trong nghiên cứu này bao gồm thời gian niêm yết, quy mô, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng có mối tương quan dương giữa quyết định của nhà đầu tư và chất lượng báo cáo tài chính. Chất lượng báo cáo tài chính càng cao thì khối lượng giao dịch khớp lệnh càng nhiều.
Tuy vậy, các nhóm nhà đầu tư khác nhau thường có các cách tiếp cận khác nhau về chất lượng báo cáo tài chính (Sajjadi và các cộng sự, 2009). Những nhà đầu tư ngắn hạn thường quan tâm đến tính phù hợp và tính kịp thời của thơng tin tài
chính để có thể đưa ra những quyết định mua bán cổ phiếu đúng lúc. Trong khi đó, những nhà đầu tư dài hạn ưu tiên độ tin cậy của thơng tin tài chính để nhà đầu tư có thể đánh giá đúng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy vậy, dù nhà đầu tư thuộc kiểu đầu tư dài hạn hay ngắn hạn thì chất lượng của thơng tin tài chính, hay cụ thể hơn là chất lượng báo cáo tài chính cũng có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.
Tính kịp thời của thơng tin kế tốn cũng trợ giúp nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định mua hay bán cổ phiếu. Doanh nghiệp cam kết công bố thông tin lợi nhuận kịp thời, dù là tốt hay xấu, cũng sẽ giúp giảm sự không chắc chắn của nhà đầu tư đối với kỳ vọng của họ về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Sujis, 2008; Latif, 2016). Tính kịp thời của thơng tin lợi nhuận càng cao thì nhà đầu tư càng tự tin hơn vào ước lượng của mình về dịng tiền tương lai của doanh nghiệp. Mặt khác, tính đáng tin cậy của thơng tin lợi nhuận giúp nhà đầu tư tìm thấy những thơng tin hữu ích được phản ánh trong thông tin lợi nhuận. Nếu nhà quản lý doanh nghiệp cố ý điều chỉnh lợi nhuận để trục lợi thì thơng tin về lợi nhuận sẽ bị sai lệch và làm ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.
Một số nghiên cứu tập trung vào hiệu quả của quyết định đầu tư, được đo lường bằng lợi suất của cổ phiếu (Nichols và Wahlen, 2004). Thực tế, nhà đầu tư rất quan tâm đến dòng tiền tương lai của doanh nghiệp (Mohammadi, 2014). Trong nghiên cứu này, Mohammadi (2014) xem xét mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán Tehran. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 93 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tehran trong giai đoạn 2009-2012. Chất lượng báo cáo tài chính được đo lường theo mơ hình chất lượng dồn tích được đề xuất bởi McNichols (2002). Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng báo cáo tài chính có mối tương quan dương và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả đầu tư cổ phiếu.
Houcine và Kolsi (2017) chỉ ra rằng các đặc điểm của chất lượng lợi nhuận như tính tin cậy và tính làm mượt (smoothness) đều có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu
quả đầu tư cổ phiếu. Chất lượng lợi nhuận cao sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn được những khoản đầu tư tốt. Hành vi quản trị lợi nhuận sẽ làm giảm đi chất lượng lợi nhuận. Do vậy, quyết định mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư phần nào chịu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận. Nghiên cứu này được tiến hành trên 25 công ty niêm yết tại Tunisia trong giai đoạn 1997-2013.
Thay vì phân tích ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư hay hiệu quả đầu tư, một số nghiên cứu khác phân tích ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến lợi nhuận bất thường của cổ phiếu (Perotti và Wagenhofer, 2014), đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp (Biddle và các cộng sự, 2009), đến chi phí vốn (Aboody và các cộng sự, 2005) và đến tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường (Bar-Yosef và Prencipe, 2013).
Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận. Ngơ Hồng Điệp (2018) đưa ra nghiên cứu tồn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Phạm Thị Bích Vân (2017) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận khi các doanh nghiệp niêm yết phát hành thêm cổ phiếu. Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Thương (2015) nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm nhà quản lý đến quản trị lợi nhuận. Đặng Ngọc Hùng (2015) tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy các doanh nghiệp niêm yết có thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận khi thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Lê Thị Yến Nhi (2017) nghiên cứu và kết luận rằng có tồn tại hành vi quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam trong năm 2015. Nguyễn Thị Phượng Loan và Nguyễn Minh Thao (2016) xém xét các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015 và cho thấy các doanh nghiệp có áp dụng hành vi lợi nhuận thực để tránh lỗ thơng qua các chính sách chiết khấu hoặc cắt giảm chi phí có thể điều chỉnh.
Tuy vậy, các nghiên cứu tại Việt Nam về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận với vai trò là biến độc lập cũng đã được một số nhà nghiên cứu thực hiện, như
nghiên cứu của Phan Thị Đỗ Quyên (2018) phân tích ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thơng tin của giá cổ phiếu tại Việt Nam và kết luận rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ quản trị lợi nhuận và tính thơng tin của giá cổ phiếu. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Võ Văn Nhị và Hoàng Cẩm Trang (2013), nghiên cứu này đã phân tích mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và nguy cơ phá sản của các công ty niêm yết trên sàn HOSE, với kết quả nghiên cứu cho thấy các cơng ty có mức quản trị lợi nhuận càng cao thì nguy cơ phá sản càng lớn. Ngồi ra, Đinh Thị Thu Thảo và Nguyễn Vĩnh Khương (2016) cũng đã nghiên cứu tác động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến khả năng hoạt động liên tục của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam và cho ra kết quả khá thống nhất với Võ Văn Nhị và Hoàng Cẩm Trang (2013). Tuy nhiên, theo khả năng tiếp cận của tác giả, tại Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu nào phân tích về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư .