Các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 42 - 51)

GIẢ

THUYẾT NỘI DUNG GIẢ THUYẾT

KỲ VỌNG

H1 Cơng ty có mức quản trị lợi nhuận càng cao thì nhà đầu tư

quyết định mua càng ít, bán càng nhiều. –

H2

Cơng ty có báo cáo tài chính được kiểm tốn bởi Big 4 thì nhà đầu tư có quyết định mua nhiều hơn, bán ít hơn cơng ty có báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn bởi Big4.

+

H3 Công ty có khả năng sinh lời càng cao thì nhà đầu tư quyết

định mua càng nhiều, bán càng ít. +

H4 Cơng ty có địn bẩy tài chính càng cao thì nhà đầu tư quyết

định mua càng ít, bán càng nhiều. –

H5 Cơng ty có mức tăng trưởng doanh thu càng cao thì nhà đầu

tư quyết định mua càng nhiều, bán càng ít. +

H6 Cơng ty có quy mơ càng lớn thì nhà đầu tư quyết định mua

càng nhiều, bán càng ít. +

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này, tác giả đã trình bày một cách tổng quan về các lý thuyết nền tảng có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, bao gồm lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu. Trên cơ sở đó và kết quả các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là quyết định của nhà đầu tư và biến độc lập gồm quản trị lợi nhuận và 5 biến đặc điểm của doanh nghiệp khác bao gồm Tăng trưởng doanh thu, Quy mơ tài sản, Địn bẩy tài chính, Khả năng sinh lời và Loại cơng ty kiểm tốn.

Dựa trên mơ hình nghiên cứu này, tác giả đưa ra 6 giả thuyết tương ứng với các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến quyết định mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư. Ngoài ra, chương này cũng đưa ra các khái niệm có liên quan về chất lượng lợi nhuận, quản trị lợi nhuận,… Chương tiếp theo sẽ trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến. Chương này sẽ trình bày cụ thể về mơ hình hồi quy và đo lường biến trong mơ hình. Mẫu nghiên cứu được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp, chủ yếu từ trang Vietstock và CafeF. Ngoài ra, tác giả cịn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích thơng tin, phương pháp tổng hợp số liệu để đánh giá thực trạng và đưa ra nhận định về đối tượng nghiên cứu.

3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Tác giả tiến hành hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét mối quan hệ giữa quyết định của nhà đầu tư và mức độ quản trị lợi nhuận, cũng như các nhân tố về đặc điểm của doanh nghiệp. Cụ thể, mơ hình hồi quy sẽ có biến phụ thuộc là Quyết định của nhà đầu tư và biến độc lập là Quản trị lợi nhuận, Tăng trưởng doanh thu, Quy mơ tài sản, Địn bẩy tài chính, Khả năng sinh lời và Loại cơng ty kiểm tốn. Sau đó, tác giả sẽ kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra kết luận về sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến quyết định của nhà đầu tư.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích thông tin, phương pháp tổng hợp số liệu để đánh giá thực trạng và đưa ra nhận định về tình hình quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, cũng như quyết định của nhà đầu tư trong giai đoạn quan sát. Thực trạng phân theo ngành nghề của các biến trong mô hình hồi quy cũng sẽ được thống kê mơ tả cụ thể.

Phương pháp phân tích hồi quy được thực hiện bằng phần mềm Eviews 7.0 thiết kế bởi Quantitative Micro Software. Phần mềm Microsoft Excel 2010 được sử dụng để xử lí số liệu và tính tốn các biến của mơ hình hồi quy. Một lưu ý khác, các khái niệm cơ bản về Thống kê và Kinh tế lượng, cũng như những thông tin cơ bản

khác về các mơ hình có liên quan trong nghiên cứu này có thể được tìm thấy ở các tài liệu: Baltagi (2005), Brooks (2008), Wooldridge (2002).

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được trình bày cụ thể theo Hình 3.1 sau:

Bước 1: Tác giả xác định vấn đề nghiên cứu.

Bước 2: Tổng hợp và đúc kết các nghiên cứu trước đây có liên quan đến quản trị lợi nhuận và ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư. Hệ thống hóa một cách đầy đủ về các lý thuyết nền tảng có liên quan.

Bước 3: Dựa vào các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.

Bước 4: Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng Phần mềm Microsoft Excel 2010 để tính tốn các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bước 5: Phân tích thống kê mơ tả của các biến trong mơ hình nghiên cứu. Bước 6: Tiến hành phân tích hồi quy bằng phần mềm Eviews 7.0 nhằm kiểm định các giả thuyết đã đề ra.

Bước 7: Từ kết quả nghiên cứu thu được, tác giả sẽ tiến hành bàn luận các kết quả này, cũng như đưa ra các gợi ý và đề xuất có liên quan cho nhà đầu tư, doanh nghiệp niêm yết và cơng ty kiểm tốn.

3.2. Mơ hình hồi quy và đo lường biến

3.2.1. Mơ hình hồi quy

Tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét mối quan hệ giữa quyết định của nhà đầu tư và quản trị lợi nhuận, cũng như các yếu tố khác có ảnh hưởng tới quyết định mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy như sau:

INVDEi,t = β0 + β1 EMi,t + β2 AUDITi,t + β3 ROEi,t + β4 LEVi,t + β5 GROi,t + β6 SIZEi,t + εi,t (3.1)

Trong đó:

INVDE: quyết định mua bán cổ phiếu của nhà đầu tư trong năm t; EM: mức độ quản trị lợi nhuận của công ty trong năm t;

AUDIT: loại cơng ty kiểm tốn cho báo cáo tài chính vào năm t; ROE: khả năng sinh lời của công ty i trong năm t;

LEV: địn bẩy tài chính của cơng ty i tại thời điểm cuối năm t;

GRO: tăng trưởng doanh thu của công ty i vào năm t so với năm t-1; SIZE: quy mô tài sản của công ty i tại thời điểm cuối năm t.

β0, …, β6: các hệ số hồi quy; ε: phần dư;

3.2.2. Đo lường biến

3.2.2.1. Đo lường biến phụ thuộc

Quyết định của nhà đầu tư được đo bằng logarit tự nhiên của tỷ lệ giữa khối

lượng mua và khối lượng bán hàng năm và được lưu vào biến INVDE. Tổng khối

lượng đặt lệnh trong năm (mua hoặc bán) đối với một cổ phiếu nhất định phản ánh quyết định (mua hoặc bán) của nhà đầu tư đối với cổ phiếu đó. Khối lượng đặt lệnh này bao gồm cả các lệnh được đặt nhưng không được khớp lệnh.

Nwaobia và các cộng sự (2016) đã đề nghị đo lường quyết định của nhà đầu tư bằng tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh. Tuy nhiên, tác giả cho rằng khối lượng giao dịch khớp lệnh chỉ phản ánh tính thanh khoản của thị trường chứ không phải là quyết định của nhà đầu tư. Ví dụ, khối lượng khớp lệnh đạt 1.000 cổ phiếu sẽ chỉ phản ánh rằng có một (hoặc nhiều) nhà đầu tư đã quyết định muốn bán 1.000 cổ phiếu và tương ứng cũng có một (hoặc nhiều) nhà đầu tư khác muốn mua 1.000 cổ phiếu này, dưới điều kiện giá đưa ra của hai bên khớp (phù hợp) với nhau. Do vậy, tác giả cho rằng việc đo lường quyết định của nhà đầu tư chỉ bằng khối lượng khớp lệnh là chưa hợp lý. Quyết định của nhà đầu tư nên được tính tốn dựa trên khối lượng đặt lệnh do khi thực hiện đặt lệnh thì nhà đầu tư cũng đã cân nhắc và đưa ra quyết định mua hoặc bán. Tuy nhiên, tác giả chỉ tính tốn khối lượng đặt lệnh trên sàn và loại trừ khối lượng giao dịch thỏa thuận.

Do các cổ phiếu niêm yết trên sàn có sự khác biệt về số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tác giả sử dụng tỷ lệ giữa tổng khối lượng mua và tổng khối lượng bán (giá trị tương đối), thay vì chênh lệch giữa chúng (giá trị tuyệt đối). Sau đó, tác giả lấy logarit tự nhiên của tỷ lệ này để làm đại diện cho quyết định của nhà đầu tư (INVDE). Biến INVDE dương khi tỷ lệ giữa khối lượng mua và khối lượng bán lớn

hơn 1, tương đương với việc các nhà đầu tư đã đặt lệnh trên sàn với tổng khối lượng

“mua” lớn hơn tổng khối lượng “bán”.

3.2.2.2. Đo lường biến độc lập

Tác giả sử dụng giá trị tuyệt đối của biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh để đo lường quản trị lợi nhuận (EM). Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh được ước lượng thơng qua mơ hình Jones điều chỉnh (Dechow và các cộng sự, 1995). Biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh của cơng ty i trong năm t chính là phần dư εi,t của mơ hình hồi quy sau (Lai, 2011):

𝑻𝑨𝒊,𝒕 𝑨𝒊,𝒕−𝟏 = 𝜶𝟏 𝟏 𝑨𝒊,𝒕−𝟏+ 𝜶𝟐 𝜟𝑹𝑬𝑽 𝒊,𝒕 − 𝜟𝑹𝑬𝑪 𝒊,𝒕 𝑨𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜶𝟑 𝑷𝑷𝑬𝒊,𝒕 𝑨𝒊,𝒕−𝟏 + 𝜺𝒊,𝒕 (3.2) Trong đó:

TA: tổng biến kế tốn dồn tích, được đo lường bằng hiệu số giữa lợi nhuận hoạt động (NI) và dịng tiền hoạt động (CFO) của cơng ty i trong năm t;

ΔREV: tăng/giảm doanh thu thuần của công ty i trong năm t so với năm t-1; ΔREC: thay đổi của các khoản phải thu thuần năm t so với năm t-1;

PPE: nguyên giá tài sản cố định hữu hình của cơng ty i vào cuối năm t; At-1 : giá trị tổng tài sản tại thời điểm đầu năm t, cũng tức là cuối năm t-1. α1, α2, α3 là các hệ số hồi quy;

Tất cả các biến trên được chia cho tổng tài sản tại thời điểm đầu năm t, cũng tức là giá trị tổng tài sản tại thời điểm cuối năm t-1 (At-1), nhằm kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi (Lai, 2011). Theo cách tiếp cận ngành được đưa ra bởi Defond và Jiambalvo (1994), mơ hình hồi quy (3.2) sẽ được ước lượng theo ngành và theo năm để thu thập phần dư (εi,t). Theo Lai (2011), để thực hiện phương pháp tiếp cận ngành của Defond và Jiambalvo (1994), mỗi ngành phải có ít nhất 20 quan sát trong mỗi năm.

Doanh nghiệp được xem là có khả năng thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận nếu doanh nghiệp này có biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh (εi,t) mang giá trị khác 0. Do εi,t là chênh lệch giữa giá trị thực tế của tổng biến kế tốn dồn tích (TA) và giá trị hợp lý (tính từ ΔREV, ΔREC, PPE, At-1), εi,t có giá trị âm hay dương đều thể hiện là có sự chênh lệch. Nói cách khác, hành vi cố ý điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận kế toán đều được xem là hành vi quản trị lợi nhuận. Do vậy, tác giả đo lường quản trị lợi nhuận bằng giá trị tuyệt đối của biến kế tốn dồn tích có thể điều chỉnh này (|εi,t|).

AUDIT là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu báo cáo tài chính của cơng ty i được kiểm tốn bởi một trong bốn cơng ty kiểm toán Big4 tại Việt Nam (Deloitte, Ernst & Young, KPMG, PwC), và nhận giá trị bằng 0 nếu không được kiểm toán bởi Big4. Tác giả kỳ vọng rằng nhà đầu tư sẽ tự tin hơn khi mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Big4 nhờ vào khả năng phát hiện quản trị lợi nhuận của Big4 cao hơn các công ty kiểm toán khác (Vann và Presley, 2018). Cơng ty có báo cáo tài chính được kiểm tốn bởi Big4 thì nhà đầu tư sẽ mua vào nhiều hơn cơng ty có báo cáo tài chính khơng được kiểm tốn bởi Big4. Hệ số hồi quy của biến AUDIT được kỳ vọng sẽ mang dấu dương.

Tác giả sử dụng tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp và được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận thuần trong năm và trung bình vốn chủ sở hữu trong năm đó. Cổ phiếu của những doanh nghiệp

càng có khả năng kinh doanh có lãi thì sẽ thu hút càng nhiều nhà đầu tư hơn. Tác giả kỳ vọng biến ROE sẽ có mối tương quan cùng chiều với biến INVDE.

Địn bẩy tài chính (LEV) được đo bằng tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả và tổng tài sản của doanh nghiệp. LEV phản ánh rủi ro của doanh nghiệp. LEV càng cao càng làm chùn bước những nhà đầu tư ngại rủi ro. Và do vậy, doanh nghiệp có LEV càng cao thì nhà đầu tư quyết định mua càng ít, bán càng nhiều. Tác giả kỳ vọng biến LEV sẽ có mối tương quan ngược chiều với biến INVDE.

Tăng trưởng doanh thu thuần (GRO) cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Tăng trưởng doanh thu thuần được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng trưởng doanh thu năm nay (năm t) so với năm trước đó (năm t-1). Tăng trưởng doanh thu phần nào phản ánh tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, tác giả kỳ vọng doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu càng cao thì càng thu hút nhà đầu tư, và hệ số hồi quy của biến GRO sẽ mang dấu dương.

Cuối cùng, Quy mô tài sản (SIZE) cũng có thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Nhà đầu tư trên thị trường sẽ cảm thấy tự tin hơn khi quyết định mua cổ phiếu của các công ty lớn do các công ty này thường được quan sát khá chặt chẽ từ các bên có liên quan (cơng đồn, nhân viên, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…). Do vậy, cơng ty có quy mơ tài sản càng lớn thì nhà đầu tư quyết định mua càng nhiều, bán càng ít. Biến SIZE được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản tại thời điểm cuối năm và được kỳ vọng mang dấu dương.

Các biến của mơ hình hồi quy, ký hiệu và cách đo lường tương ứng được liệt kê cụ thể trong Bảng 3.1 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến quyết định của nhà đầu tư bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 42 - 51)