Xây dựng các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2Xây dựng các biến

Để thực hiện bài nghiên cứu, tác giả đã thu thập dữ liệu từ trang www.thomsonreuters.com và www.vietstock.vn. Trang thomsonreuters.com tác giả thu thập được danh sách cơng ty có thực hiện các thương vụ M&A cho giai đoạn từ 2010 đến 2018. Từ dữ liệu báo cáo này, cung cấp cho tác giả dữ liệu biến giả M&A được mô tả trong bảng bên dưới. Đối với dữ liệu cho các biến phụ thuộc tác giả thu thập từ báo cáo tài chính của cơng ty niêm yết trên sàn HOSE và HNI, nguồn dữ liệu được từ trang web vietstock.vn. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Moment tổng quát GMM làm phương pháp chính để thực hiện hồi quy cho nghiên cứu, và để kiểm định, tìm cá lõi của mơ hình, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác để kiểm định. Đồng thời tác giả sử dụng phần mềm STATA để phân tích thơng tin định lượng từ các số liệu tìm được.

Trong bài nghiên cứu của mình, Giri (2013) đã khẵng định rằng chỉ số về doanh thu thuần (Turnover), lợi nhuận sau thuế (profit after tax), giá trị sổ sách từng cổ phần (book value-per shares), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần (return on net worth) là những thước đo tốt nhất khi xem xét về hiệu quả của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đã xây dựng mơ hình gồm các biến: (a) doanh thu thuần của cơng ty trong năm tài chính, (b) lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm tài chính, (c) giá trị sổ sách (từng cổ phần) của cơng ty trên báo cáo tài chính năm, (d) tỷ lệ lợi nhuận trên vốn

cổ đông của công ty trong một năm tài chính và (e) biến giả định M&A. Theo đó, biến giả định này sẽ nhận một trong hai giá trị hoặc là 0 nếu kỳ đó cơng ty khơng có hoạt động M&A hoặc là 1 nếu kỳ đó cơng ty có hoạt động M&A và về sau.

Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong luận văn

Biến Mô tả

trnovr Doanh thu thuần

pat Lợi nhuận sau thuế

bv Giá trị từng cổ phần công ty trên sổ sách

ronw Thu nhập trên vốn cổ phần

M&A Biến giả định, là 0 nếu là kỳ trước sáp nhập, là 1 nếu là kỳ sáp nhập

về sau.

Lev Địn bẩy tài chính

Tang Đầu tư tài sản cố định

Fiexed

assets Tài sản cố định hữu hình

Doanh thu thuần (Turnover), Sudhendu Giri (2013) kết luận rằng M & A có tác

động tích cực đến doanh thu của các cơng ty mua lại. Theo đó, doanh thu của công ty tăng trưởng sau sáp nhập.

Lợi nhuận sau thuế (Profit after tax), lợi nhuận là thước đo hiệu suất chính cho

bất kỳ công ty nào. Sudhendu Giri (2013) cho rằng lợi nhuận có sự thay đổi phức tạp. Trong khi các năm 1995, 1996, 1997 & 2000 có lợi nhuận tăng sau M & A, nhưng sau đó lợi nhuận trung bình khơng chỉ giảm trong năm 1998 mà còn trở nên âm trong năm 1999 & 2001. Tuy nhiên, xu hướng cho thấy rằng lợi nhuận trung bình qua các năm đã giảm đi sau M & A.

Giá trị công ty trên sổ sách (Book value) Sudhendu Giri (2013) cho rằng giá trị sổ

sách là biến quan trọng để phân tích tác động của M & A đối với các cổ đông. Giá trị sổ sách đã tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước M & A.

Thu nhập trên vốn cổ phần (Return on net-worth). Hari Krishna Karri, et al

nghiệp. Đây là chỉ tiêu về mối quan hệ của lợi nhuận ròng sau thuế với vốn được sử dụng trong doanh nghiệp. Mục tiêu chính của kinh doanh là tối đa hóa thu nhập của doanh nghiệp và tỷ lệ này cho thấy mức độ đạt được mục tiêu đó. Bài luận sửa dụng số liệu tại mục “vốn chủ sở hữu” của bản cân đối kế tốn năm để tính tốn cho giá trị thu nhập trên vốn cổ phần (ronw). Theo đó chỉ tiêu này được xác định bằng cơng thức sau:

Thu nhập trên vốn cổ phần = lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu

Sudhendu Giri (2013) kết luận rằng M & A không tác động đến lợi nhuận trên vốn cổ phần của các cơng ty. Lý giải cho điều này, có thể do sự gia tăng của chi phí lãi vay do cơng ty đã sử dụng địn bẩy để có một lượng lớn tiền mặt để hồn thành các giao dịch. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thu được từ Beena, người nhận thấy rằng hầu hết các vụ sáp nhập trong giai đoạn 1995-2000 ở Ấn Độ đều tập trung vào tăng trưởng tài sản thơng qua tái cấu trúc, thay vì tập trung vào nâng cao hiệu quả hoạt động. Các kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu ở Mỹ và Châu Âu về hiệu suất của các công ty mua lại.

Địn bẩy tài chính

“Địn bẩy tài chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Địn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao so với tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Ngược lại địn bảy tài chính thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn vốn chủ sở hữu. Sử dụng địn bẩy tài chính như một con dao 2 lưỡi. Nếu tổng tài sản khơng có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp chi phí lãi vay thì gây sụt giảm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Đầu tư tài sản cố định:

Đầu tư tài sản cố định phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh tạo ra doanh thu tức thì. Tài sản cố định hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng những hình thái hiện vật cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị. Tài sản cố định vơ hình vơ hình: là những tài sản cố định khơng có hình thái vật chất, thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đầu tư và phát triển, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải… Đầu tư vào tài sản cố định hữu hình giúp doanh nghiệp gia tăng được cơng suất, tạo ra thêm nhiều sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên việc đầu tư quá mức vào tài sản cố định, nhiều tài sản không dùng đến hoặc không sử dụng hết cơng suất gây ra lãng phí làm giảm đi hiệu quả hoạt động.

Các lĩnh vực ngành nghề đối tượng nghiên cứu của bài luận.

Bằng cách sử dụng dữ liệu tài chính và kế tốn, tác giả đã điều tra tác động của M & A đến hiệu suất của các công ty được lấy mẫu. Danh sách công ty được chọn dựa trên các tiêu chí sau:

Về thời gian diễn ra hoạt động M&A: từ 2010 đến 2018, Tình trạng thương vụ (deal status): hoàn tất (Completed), Quốc gia của cơng ty thâu tóm (acquirer nation): Việt Nam

Loại thương vụ (Form of transaction): Sáp nhập (merger) và Acquiring

Các công ty được lựa chọn để quan sát thuộc các ngành nghề:

Bảng 3.2: Phân loại mẫu Nhóm ngành nghề

Trồng trọt và chăn nuôi Ơ tơ & Linh kiện Bán lẻ ơ tơ

Xây dựng cơng trình Hóa chất

Nhóm ngành nghề

Máy tính & thiết bị ngoại vi Vật liệu xây dựng Đóng gói và bao bì Thiết bị điện tử Thực phẩm và đồ uống Nội thất Khách sạn và nhà nghỉ Bảo hiểm Máy móc

Kim loại & Khai khống Dầu khí

Năng lượng và năng lượng khác Tài chính khác

Các ngành cơng nghiệp khác Vật liệu khác

Bất động sản khác Giấy & lâm sản Dược phẩm Xuất bản

Quản lý bất động sản Giải trí & Giải trí Khu dân cư

Nhóm ngành nghề

Dệt may

Giao thông vận tải & cơ sở hạ tầng Dịch vụ du lịch

Quản lý nước và chất thải

Nguồn: Thống kê của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết (Trang 42 - 47)