Phương pháp kiểm định hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3phương pháp kiểm định hồi quy

Do dữ liệu thu thập được là ở dạng bảng (panel data) nên phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu bảng được áp dụng trong bài nghiên cứu này. Trong đó, có 3 phương pháp có thể được sử dụng bao gồm:

(1) Phương pháp bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled Ordinary least squares

- Pooled OLS): Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khơng kiểm sốt được từng đặc điểm riêng của từng đối tượng trong bài nghiên cứu;

(2) Phương pháp tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM): tự bản thân chỉ

quan đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mơ hình nên sẽ khơng có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình;

(3) Phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM): quan

tâm đến cả vấn đề về những khác biệt của riêng các đối tượng phân tích qua thời gian đóng góp vào mơ hình.

Tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định F – test, kiểm định Hausman, kiểm định Breuch – Pagan Lagrange Multiplier để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bài nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó, các kiểm định về tự tương quan, phương sai thay đổi và đa cộng tuyến cũng được thực hiện. Kỹ thuật hồi quy GMM sẽ được sử dụng để xử lý hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi hoặc vừa phương sai thay đổi và vừa tự tương quan. Ngược lại kỹ thuật OLS được sử dụng nếu mơ hình thoả mãn tính chất Blue.

(4) Để giải quyết vấn đề nội sinh có thể xảy ra (tác động giữa biến độc lập và

quan, phương sai thay đổi. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM trên dữ liệu bảng với kiểm soát hồi quy theo hai bước (Arellano & Bond, 1991)…

Để phân tích tác động của M&A đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả tiến hành ước lượng hồi quy lần lượt với 3 phương pháp: phương pháp Pooled OLS, phương pháp FEM và phương pháp REM.

Việc sử dụng các biến ngoại sinh trong GMM ở những khoản thời gian khác nhau hoặc lấy độ trễ của biến bị nội sinh có thể được sử dụng như biến cơng cụ cho biến bị nội sinh ở thời điểm hiện tại. Để kiểm tra độ mạnh của biến công cụ trong phương pháp ước lượng GMM, nghiên cứu sử dụng kiểm định Sargan hoặc Hansen cho tính hiệu lực của biến công cụ. Kiểm định thứ hai sử dụng là kiểm định Arellano-Bond được dùng để kiểm định cho sự tự tương quan.

Các giả thuyết về kiểm định:

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

- POOLED OLS và FEM Kiểm định F – test với giả thuyết:

H0: phương pháp Pooled OLS phù hợp H1: phương pháp FEM phù hợp

Nếu p-value (F) < α (5%) => bác bỏ H0, phương pháp FEM phù hợp

Nếu p-value (F) > α (5%) => chấp nhận H0 nghĩa là khơng có bằng chứng cho thấy các đặc điểm riêng khác nhau nên phương pháp Pooled OLS phù hợp.

- POOLED OLS và REM

Kiểm định Breuch – Pagan Lagrange để cho thấy sự phù hợp giữa phương pháp Pooled OLS và REM với giả thuyết:

H0: Phương pháp POOLED OLS là phù hợp H1: Phương pháp REM là phù hợp

Nếu p-value < α (5%) => bác bỏ H0, phương pháp REM phù hợp

Nếu p-value > α (5%) => chấp nhận H0, phương pháp POOLED OLS phù hợp

- FEM và REM

Để cho thấy sự phù hợp của phương pháp FEM hay REM khi ước lượng, tác giả thực hiện kiểm định Hausman. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ, phương pháp REM sẽ

vi phạm định lí Gaus-Markov dẫn đến ước lượng bị chệch và không nhất quán; ngược lại, phương pháp FEM vẫn đưa ra kết quả ước lượng khơng chệch và nhất qn. Tóm lại, giả thuyết sau được đặt ra:

H0: khơng có tương quan giữa biến độc lập và thành phần ngẫu nhiên (Phương pháp REM là phù hợp)

H1: có tương quan giữa các biến độc lập và thành phần ngẫu nhiên (Phương pháp FEM là phù hợp)

Nếu p-value < α (5%) => bác bỏ H0, phương pháp FEM phù hợp Nếu p-value > α (5%) => chấp nhận H0, phương pháp REM phù hợp

Kiểm định đa cộng tuyến

Để củng cố lập luận cho rằng mơ hình khơng bị đa cộng tuyến, tác giả thực hiện kiểm định thơng qua hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor). Nếu VIF < 2: không bị đa cộng tuyến.

Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF > 2 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến. Nếu VIF > 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến.

Tuy nhiên, do đặc thù mơ hình nghiên cứu của bài này, chỉ xem xét một biến độc lập tác động đến một biến phụ thuộc vì vậy, khơng tồn tại trình trạng đa cộng tuyến giữa các biến vì vậy, phương pháp này tác giả đã khơng xem xét khi thực hiện bài nghiên cứu.

Kiểm định phương sai thay đổi

Hiện tượng phương sai thay đổi là trường hợp phương sai của các biến phụ thuộc có các mức thay đổi không bằng nhau đối với mỗi giá trị của biến độc lập. Kiểm định Wald-test được thực hiện để xác định liệu mơ hình có bị phương sai thay đổi hay khơng với giả thuyết:

H0: Mơ hình có phương sai khơng đổi H1: Mơ hình có phương sai thay đổi

Nếu p-value < α (5%) => bác bỏ H0, suy ra mơ hình có phương sai thay đổi Nếu p-value > α (5%) => chấp nhận H0, mơ hình có phương sai khơng đổi

Tự tương quan có thể hiểu là quan hệ tương quan giữa các biến của chuỗi của các quan sát được sắp xếp theo thời gian. Kiểm định Wooldridge-test được thực hiện để xác định liệu mơ hình có bị tự tương quan hay khơng với giả thuyết:

H0: Mơ hình khơng có tự tương quan H1: Mơ hình có tự tương quan

Nếu p-value < α (5%) => bác bỏ H0, suy ra mơ hình có tự tương quan Nếu p-value > α (5%) => chấp nhận H0, mơ hình khơng có tự tương quan

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hiện tại, hoạt động M&A tại Việt Nam đã phát triển rất mạnh, sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương vụ có giá trị cao, giá trị đột biến, cho thấy vị thế M&A Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, để hoạt động M&A được ngày càng phát triển và trở nên mạnh mẽ có thể đứng đầu trong khu vực, thì cần thiết phải có sự quan tâm từ phía doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, bằng việc có những quy định rõ ràng, nhất quán hơn, nhất là có cơ chế, luật định riêng cho nghành này.

Chương 3 tác giả đã xây dựng các biến và mơ hình của bài nghiên cứu. Chương 4 tác giả sẽ tiếp tục đi phân tích hồi quy các nhân tố (a) doanh thu thuần của công ty trong năm tài chính, (b) lợi nhuận sau thuế của cơng ty trong năm tài chính, (c) giá trị sổ sách (từng cổ phần) của công ty trên báo cáo tài chính năm, (d) tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ đông của cơng ty trong một năm tài chính và (e) biến giả định M&A để xem xét tác động của M&A đến hiệu quả của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết (Trang 47 - 52)