Mơ hình hồi quy M&A với biến phụ thuộc PAT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết (Trang 58)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Mơ hình hồi quy M&A với biến phụ thuộc PAT

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc PAT

Pool OLS Fem Rem GMM

C -10,2506*** -60,0710*** -6,0767*** -1,6341*** M&A -0,0749 1,1903 0,0637 0,0304*** Lev -0,9495*** -1,5277*** -0,7639*** -0,1834*** Fiexed Assests 0,4525*** 2,5622*** 0,2771*** 0,0722*** Tang -2,6122*** -7,6203*** -1,5246*** -0,6827*** F_test 0,0000 LM_test 0,0000 Hausman_test 0,0111 AR(1) 0,0540 AR(2) 0,6240 Hansen test 0,9070

Kết quả hồi quy thông qua các kiểm định cho thấy phương pháp ước lượng GMM được lựa chọn để xử lý hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Hệ số hồi quy M&A 0,0304và có ý nghĩa ở mức 1%, Từ phân tích, rõ ràng M&A có tác động tích cực đến lợi nhuận sau thuế. Kết quả này cùng kết quả với nghiên cứu của (Jensen, 1986), Sudhendu Giri (2013) và Kruse, Park và cộng sự, (2007). M&A giảm thiểu sự trùng lắp trong chi phí, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý doanh nghiệp. M&A là dịp các doanh nghiệp sàn lọc và sản thải những vị trí kém hiệu quả, góp phần tinh gọn bộ máy của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận những lào động mới có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. Nguồn vốn dồi dào giúp doanh nghiệp trang bị lại những cơng nghệ mới giảm bớt chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.

4.2.3. Mơ hình hồi quy M&A với biến phụ thuộc BV

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc BV

Pool OLS Fem Rem GMM

C -15,3226*** -4,4240*** -20,5085*** -5,5131*** M&A -0,4951 0,0950** 0,3798 0,0522*** Lev -13,8030*** -0,6930*** -4,2564** -1,5346*** Fiexed Assests 1,7484*** 0,0208*** 1,7549*** 0,2613*** Tang -17,2888*** -1,1076*** -12,8835*** -0,5332*** F_test 0,0000 LM_test 0,0215 Hausman_test AR(1) 0,0000 AR(2) 0,4350 Hansen test 0,8780

Nguồn: Thống kê của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Điều quan trọng là phân tích tác động của M&A đối với các cổ đông bằng cách lấy giá trị sổ sách một cổ phần. Kết quả hồi quy thông qua các kiểm định cho thấy phương pháp ước lượng GMM được lựa chọn để xử lý hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Hệ số hồi quy M&A 0,0522 và có ý nghĩa ở mức 1%. Điều này phù hợp nghiên cứu Sudhendu Giri (2013). Từ phân tích, rõ ràng M&A có tác động tích cực đến giá trị một cổ phần của công ty trên sổ sách. M&A gia tăng quy mơ hình thành tài sản của doanh nghiệp sau sát nhập. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả góp phần gia tăng giá trị cơng ty trên sổ sách và đồng nghĩa giá trị sổ sách mỗi cổ phần tăng lên.

4.2.4. Mơ hình hồi quy M&A với biến phụ thuộc RONW

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc RONW

Pool OLS Fem Rem GMM

C -0,2731*** -21,6555*** -0,1276 -0,2580*** M&A -0,2797* 0,3833** -0,0228 -0,0262*** Lev -0,1346*** -2,7996*** -0,1466*** -0,1598*** Fiexed Assests 0,0189*** 1,7717*** 0,0133* 0,0170*** Tang -0,1080*** -12,6250*** -0,1120 -0,1341*** F_test 0,0000 LM_test 0,0000 Hausman_test 0,0106 AR(1) 0,030 AR(2) 0,329 Hansen test 0,962

Nguồn: Thống kê của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu

Kết quả hồi quy thông qua các kiểm định cho thấy phương pháp ước lượng GMM được lựa chọn để xử lý hiện tượng phương sai thay đổi. M&A tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần -0,0262với mức ý nghĩa thống kế 1%. Điều này phù hợp với nghiên cứu Pramod Mantravadi, A Vidyadhar Reddy (2008). Việc thực hiện M&A bằng việc bên nhận sáp nhập phát hành thêm cổ phần và lợi thế thương mại làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4, tác giả đã tiến hành thực hiện các bước kiểm định và hồi quy, thu được các kết quả phù hợp. Theo kết quả kiểm định, để thực hiện bài luận văn này tác giả sử dụng phương pháp Pool OLS, Fem, Rem và GMM để tiến hành hồi quy và xử lý các khuyết tật mơ hình cho dữ liệu. Kết quả hồi quy, đối với biến TRNOVR, M&A có tác động làm gia tăng doanh thu thuần của các công ty. Và cùng với kết quả hồi quy cho thấy M&A cũng có tác động tích cực đối với giá trị cơng ty trên một cổ phần và lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, M&A lại có tác động làm giảm giá trị lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần. Điều này cũng là phù hợp với nghiên cứu của Pramod Mantravadi, A Vidyadhar Reddy (2008). Cá biến kiểm soát đầu tư vào tài sản cố định làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp tuy nhiên việc đầu tư váo tài sản cố định hữu hình làm giảm đi hiệu quả hoạt động. Mặc dù mức tác động là thấp nhưng doanh nghiệp cũng cần tính tốn một tỷ trọng đầu tư tối ưu nhằm tối đa hố lợi nhuận. DN có thể sử dụng những biện pháp như: đánh giá tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ, tình hình tài chính trước khi quyết định mua hay thuê tài chính để đầu tư dây chuyền cơng nghệ hiện đại thay thế máy móc cũ kỹ, lạc hậu; Tăng cường duy tu, bảo dưỡng nhằm khai thác tối đa công suất của tài sản; Thanh lý các tài sản kém hiệu quả. Gia tăng vào việc đầu tư váo các tài sản cố định vơ hình hơn là hữu hình. Sử dụng địn bẩy tài chính một cách hiệu quả, đa số các doanh nghiệp đều quá lạm dụng địn bẩy tài chính.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&A ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT

Phân tích của tác giả đã chứng minh thực tế rằng các công ty Việt Nam đã áp dụng M&A như một lựa chọn chiến lược cho tăng trưởng và mở rộng nói chung và đặc biệt nổi bật hơn trong giai đoạn 2010-2018. Trong suốt thời gian quan sát, doanh thu tăng sau khi các công ty thực hiện M&A. Lợi nhuận sau thuế và giá trị sổ sách

của các công ty cũng tăng sau M&A. Đây cũng là kết luận của Sudhendu Giri

(2013), doanh thu thuần, giá trị sổ sách của một cổ phần của công ty đều tăng sau M&A. Kết quả lợi nhuận sau thuế tăng sau khi M&A phù hợp với Jensen

(1986), Sudhendu Giri (2013) và Kruse, Park và cộng sự (2007). Tuy nhiên, M&A có tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần sau khi công ty thực hiện M&A. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Pramod Mantravadi, A Vidyadhar Reddy (2008).

Trong khoản thời gian nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng bản chất và mơ hình của các chiến lược M&A được các công ty Việt Nam áp dụng, cho thấy đa phần nhằm tăng trưởng nhanh và thâu tóm thị phần. Điều này mang lại sức mạnh cho lập luận rằng các công ty Việt Nam đang tập trung vào việc mở rộng thị phần, gia tăng sức mạnh liên quan, rất hữu ích trong việc hiện thực hóa các lợi ích bổ sung cho nhau. Hơn nữa, việc hoạt động M&A khơng chỉ cịn là sân chơi của các tập đoàn nước ngoài, mà các doanh nghiệp Việt Nam đã dần dần trở mình và thâu tóm ngược lại các doanh nghiệp ngoại. M&A đã dần làm thay đổi và mang lại một bộ mặt mới cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và tăng trưởng cơng ty nói riêng.

5.2 HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN

Bên cạnh những mặt tích cực của bài luận văn, bài nghiên cứu đã bỏ qua tác động đối với các công ty mục tiêu do những hạn chế điển hình của việc có được dữ liệu M&A của Việt Nam như khơng tìm được dữ liệu của các cơng ty này chỉ thực hiện đối tượng chủ yếu các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX.

Có thể có sự khác biệt trong các phương pháp kế tốn được áp dụng bởi các cơng ty khác nhau trong mẫu. Số liệu mà các công ty đã công bố theo quy định đối với doanh nghiệp niêm yết cũng có khả năng đã bị doanh nghiệp “làm đẹp” trước khi công bố.

Nghiên cứu chưa sử dụng bất kỳ nhóm biến kiểm sốt nào để so sánh (trung bình ngành hoặc các cơng ty có đặc điểm tương tự). Một mẫu lớn hơn bao gồm một khoảng thời gian dài hơn sẽ cho kết quả tốt hơn và các tác giả có kế hoạch mở rộng nghiên cứu hơn nữa.

5.3 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Bài nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét tác động của mua bán sáp nhập đối với hiệu quả hoạt động của công ty bằng cách thực hiện các kiểm định với các nhân tố tổng thể và chi tiết hơn ở cả các công ty chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoản. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đo lường sự cải thiện năng suất của tồn bộ yếu tố so với mức trung bình của ngành tại bất kỳ thời điểm nào hoặc xu hướng năng suất trước và sau khi thay đổi quyền sở hữu trong một khoảng thời gian rộng hơn, với cỡ mẫu quan sát lớn hơn. Ngoài ra, mở rộng nghiên cứu để xem xét M&A trong dài hạn có làm tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp không.

5.4 NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA TÁC GIẢ

Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn này, tác giả cũng rút ra được những ý kiến đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế và từ đó nâng cao và phát triển hoạt động M&A của Việt Nam trong tương lai.

Kiến nghị nên có hệ thống quy định, luật hóa riêng biệt cho lĩnh vực M&A tại Việt Nam. Hiện tại, hoạt động M&A Việt Nam được cho là đang ở một vị thế cao,

khác biệt rất nhiều so với trước đây. Số lượng hoạt động M&A ngày càng tăng, với giá trị ngày càng cao, càng về sau giá trị thương vụ có xu hướng tăng hơn, có sự xuất hiện dần của những thương vụ “khổng lồ”. Tuy nhiên, lại chưa có một bộ luật rõ ràng chuyên biệt cho lĩnh vực này. Điều này cũng gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp có ý định M&A, và cơ quan quản lý cũng trở nên lúng túng khi xác định nghĩa vụ thuế và pháp lý đối với các bên tham gia.

Kiến nghị về mặt công khai, minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Để một

thương vụ thành cơng, chính doanh nghiệp là người giữ vai trị quyết định đầu tiên, mà theo đó, các thơng tin cơng khai, minh bạch chính là chiếc cầu nối để Công ty đi mua và Cơng ty mục tiêu tìm gặp được nhau. Việc minh bạch thơng tin, cũng góp phần tạo thuận lợi cho việc dễ dàng tìm được sự đồng thuận trong giá trị thương vụ cũng như tránh được những rủi ro tìm tàng cho bên đi mua.

Kiến nghị về việc lựa chọn đối tác. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả

cũng nhận thấy có nhiều thương vụ, đã gặp phải những rủi ro và thất bại. Điều này nói lên tầm quan trọng của việc lựa chọn đối tác để thực hiện thương vụ. Theo đó, trước khi thực hiện thương vụ, doanh nghiệp nên tìm hiểu các thông tin liên quan đến mục tiêu để có được nhận định đúng đắn đâu mới là mục tiêu chính xác mà mình cần từ đó đưa ra quyết định đúng đắn khi thực hiện thương vụ. Trong đó, doanh nghiệp nên đặc biệt lưu ý đối với những thông tin “ẩn dấu” và những thông tin về rủi ro tìm tàng về pháp lý hoặc những khoản nợ tiềm tàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5, tác giả đã tổng quan lại kết quả nghiên cứu đồng thời chỉ ra những hạn chế của bài luận cũng như phương hướng nghiên cứu tiếp theo. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại để từ đó thúc đẩy hoạt động M&A phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Để một thương vụ M&A thành cơng, ngồi việc doanh nghiệp phải tự mình cố gắng để tìm kiếm mục tiêu, hiểu rõ xác định đúng đối tượng và thỏa thuận hoàn tất để đi đến thực hiện thương vụ, thì bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước góp một phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy hoạt động M&A phát triển. Bên cạnh việc luật hóa những quy định rõ ràng chuyên biệt cho hoạt động M&A, cần có những biện pháp chế tài mạnh đối với những trường hợp sai phạm nhằm tạo sự công bằng cho thị trường M&A Việt Nam phát triển bền vững.

KẾT LUẬN CHUNG

Trên cơ sở các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, tác giả đã tiến hành kiểm định và đối chiếu kết quả từ đó rút ra được kết luận riêng của bản thân. Nhìn chung, kết quả thu được phù hợp với kết quả của những nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đây trên thế giới. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của Việt Nam, việc thực hiện M&A ngoài mục tiêu phát triển của doanh nhiệp, cịn mang tính quản lý của các cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp mà nhà nước quản lý nói riêng, và mục tiêu điều hành nền kinh tế Việt Nam nói chung, vì vậy, kết quản nghiên cứu có thể chỉ phản ánh đúng thực tế và mang tính tham khảo, học thuật đối với những doanh nghiệp tư, mà có mục tiêu để thực hiện M&A của doanh nghiệp thực sự đã được định nghĩa tại chương 2 của bài luận văn này.

Với số liệu thống kê đã tìm được, tác giả đã thu được kết quả sau khi thực hiện hồi quy kiểm định tại chương 4, tác giả đã khẵng định rằng, hoạt động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2018 có tác động tích cực đến doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế và giá trị sổ sách một cổ phần của doanh nghiệp. Tuy nhiên, M&A lại tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần của doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này có thể được lý giải do việc thực hiện thương vụ đã khiến cổ phiếu của doanh nghiệp bị pha lỗng từ đó ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cổ phần trở nên giảm mặc dù doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo đầu tư online, 2018. Thị trường M&A Việt Nam 2017-2018: Sức bật

cho thập kỷ mới. <https://baodautu.vn/thi-truong-ma-viet-nam-2017---2018- suc-bat-cho-thap-ky-moi-d86703.html>

2. Bộ Tài Chính, 2004. Luật đầu tư 2004.

3. Diễn Đàn Doanh Nghiệp, 2018. Bức tranh chung về đầu tư khởi nghiệp sáng

tạo tại Việt Nam. <https://enternews.vn/buc-tranh-chung-ve-dau-tu-khoi- nghiep-sang-tao-tai-viet-nam-128207.html>

4. Nguyễn Hòa Nhân, 2009. M&A ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp cơ

bản. Tạp chí Khoa Học Và Cơng Nghệ, đại học Đà Nẵng, số 5(34).2009

5. Nguyễn Hồng Hiệp, 2018. Thực trạng hoạt động mua bán sáp nhập doanh

nghiệp tại Việt Nam. <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi- binh-luan/thuc-trang-hoat-dong-mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep-tai-viet- nam-143068.html>

6. Quốc Hùng, 2017. Việt Nam trở lại tốp 6 thị trường bán lẻ hấp dẫn toàn cầu.

< https://www.thesaigontimes.vn/160970/Viet-Nam-tro-lai-top-6-thi-truong- ban-le-hap-dan-toan-cau.html>

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data:

Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The

review of economic studies, 58(2), 277-297.

2. Beena, P. (1998). Mergers and Amalgamations: An Analysis of the changing

structure of Indian Oligopoly.

3. Billings, R. S., Scherer, L. L. J. O. B., & Processes, H. D. (1988). The effects

of response mode and importance on decision-making strategies: Judgment versus choice. 41(1), 1-19.

4. Boateng et al. (2008). Cross‐ border M&As by Chinese firms: An analysis of

strategic motives and performance. Thunderbird international business

review, 50(4), 259-270.

5. Deng, P. J. T. I. B. R. (2010). What determines performance of cross‐ border

M&As by Chinese companies? An absorptive capacity perspective. 52(6), 509-524.

6. Dhiman, B., & Parray, B. J. I. j. o. M. r. (2011). Impact of acquisition on

corporate performance in Indian manufacturing sector. 1(3), 61-81.

7. Dong, B., & Guo, G. J. C. E. R. (2013). A model of China's export

strengthening outward FDI. 27, 208-226.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)