Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp cục hải quan tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu của đề tài

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại

thương mại

Thời gian qua, ở nước ta tình hình BL, GLTM có diễn biến phức tạp do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Những yếu tố đó được phân tích trên các lĩnh vực: kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hóa.

1.4.1. Lĩnh vực kinh tế

”BL và GLTM là sản phẩm phát sinh tiêu cực của kinh tế thị trường tồn tại và gia tăng hoạt động trong;hai;bối;cảnh: hoặc;là;tình trạng cầu sản phẩm phát triển, hoặc do những khó khăn về kinh tế mà các bên sản xuất phải tăng doanh thu, hạ giá bán, sử dụng hiệu quả chi phí cố định để bù đắp sự sụt giảm về;tỷ;suất lợi;nhuận trên sản phẩm. Hiện nay, các nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Châu Âu và Mỹ là những nước có nền kinh tế phát triển, đi trước chúng ta từ nửa thế kỷ đến hàng thế kỷ trong việc phát triển thị trường. Sản phẩm hàng hóa của các nước này có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hơn nữa hầu hết công nghệ của họ đã qua thời kỳ khấu hao nên giá thành rẻ. Mặt khác, các nước ASEAN hoặc các nước Đông Nam Á đã trải qua những năm khủng hoảng tài chính, kinh tế trầm trọng nhưng đang dần dần được phục hồi và có xu hướng gia tăng sản xuất, hạ giá thành và giá bán sản phẩm, khuyến khích xuất khẩu dưới mọi hình thức để tạo ra một áp lực lớn về cung ngoài nước và cầu trong nước. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng tình hình BL và GLTM ở nước ta.”

Vấn đề lợi;nhuận;của hoạt động BL qua biên giới trong thời gian gần đây được hỗ trợ tích cực bằng những biện pháp khuyến mãi của bọn trùm đầu nậu ở nước ngoài. Xem BL như một ngành kinh tế, nghiệp vụ marketing… vào hoạt động này như thực hiện các biện pháp chiết khấu theo tỷ lệ phần trăm, doanh số, tổ chức

thưởng cuối năm, thưởng giữa năm, thưởng đột xuất đến hàng tỷ đồng cho mỗi khách hàng, hay mạnh dạn hơn là chia sẻ hoặc gánh chịu hồn tồn những lơ hàng lậu bị các ngành chức năng phát hiện bắt giữ. Vì”lợi’nhuận”cao và được hỗ trợ tích cực khi gặp rủi ro chính là những điều kiện rất quan trọng tạo cho hoạt động buôn lậu tiếp tục phát triển.

Mỗi nước đều có những lợi thế so với các nước cạnh tranh, việc tập trung khai thác các lợi thế này khơng những dễ thành cơng mà cịn tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Kinh tế thế giới phát triển theo hướng hội nhập, các cơng ty xun quốc gia hình thành nhằm khai thác thế mạnh của nhiều nước khác nhau vào trong sản phẩm. Thay thế NK cũng là điều cần thiết để phát triển một nền kinh tế toàn diện và giảm áp lực của hàng ngoại, nhưng trong các lĩnh vực này thì nước ta chưa có ưu thế, do đó hàng hóa sản xuất ra vẫn chưa làm cân đối cung – cầu, góp phần ngăn cản hàng lậu, bảo vệ lợi ích quốc gia.

1.4.2. Lĩnh vực xã hội

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất hiện nay là vấn đề lao động và việc làm. Nước ta là nước đông dân thứ hai Đông Nam Á, với hơn 80 triệu người, đặc điểm nổi bật là dân số trẻ, lực lượng ở độ tuổi lao động chiếm đa số trong cơ cấu dân cư. Tỷ lệ tăng dân số ở nước ta tuy đã được kiềm chế, nhưng vẫn đang ở mức khá cao. Trong tình hình đó, u cầu về việc làm tương xứng với lực lượng lao động, tỷ lệ lao động khơng có việc làm cịn cao. Thêm vào đó địa bàn nơng thơn, vùng núi, biên giới, nơi chiếm gần 80% lực lượng lao động lại cũng là nơi ít việc làm, vì những hạn chế về đầu tư phát triển, hạn chế trong mở mang nghành nghề tại chỗ, gây nên tình trạng dư thừa lao động, nhất là lúc nông nhàn. Những chợ “lao động” ở các thành phố lớn phản ánh sinh động tình trạng thiếu việc làm của các vùng nông thôn.

”Trong xã hội ta hiện nay vẫn cịn sự phân hóa giàu, nghèo. Chính sự phân hóa giàu, nghèo đã góp phần cho một bộ phận nảy sinh ý muốn làm giàu bằng mọi giá, thông qua những phương pháp nhanh nhất, táo bạo và liều lĩnh nhất. Một trong những phương pháp làm giàu bất chính là kinh doanh trái pháp luật, GLTM và BL.

Những món lợi kếch sù mà BL và GLTM có được đã làm cho các đối tượng BL ngày càng lao vào con đường này. Lúc đầu các đối tượng này nhập hàng hóa tiêu dùng thơng thường, trốn thuế kiếm lời, sau đó là những mặt;hàng;có”giá trị lớn hơn như ôtô, xe máy, hàng điện tử, điện lạnh… và nổi bậc hiện nay là ma túy..”

Một trong những hạn chế là nhận’thức’của;người dân về BL và GLTM nói chung chưa được định hướng đúng, chưa xây dựng được dư luận xã hội mạnh mẽ đấu tranh CBL và GLTM. Trong một địa bàn dân cư, nếu kẻ trộm thì mọi người đổ ra bắt ngay, nhưng nếu thấy có kẻ mang vác hàng lậu thì hiếm có người đứng ra ngăn chặn. Điều này chứng tỏ người dân chưa được tuyên truyền, giáo dục để thấy rõ tác hại của bn lậu, chưa thấy được lợi ích của bản thân, của gia đình mình gắn bó với lợi ích quốc gia. Khi lợi ích đó bị bọn buôn lậu đánh cắp, lợi dụng, nhiều người tỏ ra bàng quan với BL, họ coi đó cũng như một kế sinh nhai bất đắc dĩ, khi đối tượng bị bắt thì họ tỏ ra ái ngại, ít nhiều thương cảm mà khơng thấy đó là hành vi’vi phạm:pháp luật cần phải kiên quyết lên án. Ngay trong một gia đình nếu có người đi bn lậu thì anh em, con cái, họ hàng, láng giềng ít người can ngăn, thậm chí có một số người lại tham gia tiếp tay, giúp đỡ, che giấu; lối xóm, khu phố không đặt thành vấn đề để nhân dân góp ý, phê bình; chính quyền cơ sở thiếu sự quan tâm, giám sát, ngăn chặn kịp thời.

Một vấn đề lớn khác là trình độ dân trí của một bộ phận dân ta, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên:giới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay còn rất thấp, nhận thức và ý thức pháp”luật của họ hạn chế. Có trường hợp người dân không biết bản chất của BL là nguy;hại, chỉ mơ hồ nghĩ rằng buôn lậu là sai trái, nhưng không biết mức độ nghiêm trọng đến đâu, làm “cửu vạn” cho đầu nậu BL mà lại xem như bỏ sức lao động ra và được trả công như bất kỳ một cơng việc bình thường khác. Cũng chính do hạn chế về văn hóa, về dân trí, về hiểu biết nên ý thức đấu tranh chống buôn lậu trong dân cư ở những khu vực này còn rất thấp; và trên một nền tảng dân trí như vậy nên việc tuyên truyền giáo dục về BL và CBL ở cơ sở dẫu có cố gắng đến đâu cũng khơng thể có những kết quả cao.

1.4.3. Lĩnh vực pháp luật

Những năm qua, nước ta đạt được nhưng bước tiến trong hoạt động của hệ thống lập pháp. Nhiều:bộ”luật, luật, pháp lệnh cùng các văn bản pháp quy của Nhà nước đã được ban hành, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý, đưa ra được những cơ sở pháp luật cho nhiều lĩnh vực hoạt động đa dạng trong thời kỳ mới mở cửa, đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản luật để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn xã hội đang biến chuyển hết sức nhanh chóng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng hệ”thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa đồng bộ và hoàn thiện, nhiều’văn’bản’luật, dưới luật cịn sơ hở, thiết sót.

”Hệ thống các”văn”bản”luật về thuế liên quan hoạt động XK, NK, liên doanh và đầu tư của ta tương đối phức tạp, nhưng cũng cịn nhiều thiếu sót. Về định danh hàng hóa, do hoạt động XNK mở ra với nhiều nước trên thế giới nên muốn có được sự thống nhất, chúng ta cần tham;gia vào một số công ước quốc tế, như Công ước HS, sử dụng cách định danh và hệ thống mã hàng hóa chung nhằm xác định chính xác hàng hóa. Q trình nước ta tham gia Cơng ước HS nói chung cịn chậm. Phổ biến trong tập quán thương mại nước ta là định danh bằng lối mơ tả tương đối dài dịng và thường xảy ra sự hiểu lầm, lẫn lộn giữa những loại hàng gần giống nhau, nhưng thuế suất có thể rất khác nhau. Mã số hàng hóa của nước ta chưa đạt được sự thống nhất cao giữa các bộ, ngành, nhất là giữa Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê, nên việc triển khai áp dụng thiếu đồng bộ. Hệ thống mã số này không tương đồng với hệ thống quốc tế, nên định danh hàng hóa trong hoạt động XNK vẫn gặp khơng ít khó khăn. Trong việc áp dụng phân biệt về thuế, chúng ta thực hiện một số quy định khuyến khích tỷ lệ nội địa hóa trong thành phẩm là hợp lý, tuy nhiên các quy định về thành phẩm và bán thành phẩm của ta nhìn chung khơng phổ thơng trong quan hệ thương mại quốc tế. Chẳng hạn, ta đưa ra những quy định cụ thể về nhập khẩu dạng linh kiện đối với xe ôtô, xe máy, nhưng các cơng ty nước ngồi sản xuất các hàng hóa này hầu như khơng biết đến các quy định của phía Việt Nam, nên xung quanh vấn đề này cịn có nhiều sơ hở để các đối tượng xấu có thể gian lận trốn thuế, tránh thuế.”

Hệ thống giá tính thuế, cơ chế về giá cả hàng hóa XNK của nước ta cũng cịn một số hạn chế. Trong cơ chế thị trường có rất nhiều cách định giá và qua nhiều cách định giá đó, giá bán của hàng hóa có thể rất khác nhau. Hiện nay, ta đang thực hiện hỗn hợp giữa tính thuế theo giá tối thiểu do Bộ Tài chính ban hành và giá căn cứ theo hợp đồng thương mại. Mỗi loại giá như trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Giá cả thị trường không bao giờ cố định mà luôn luôn biến đổi, nên việc định một mức giá tối thiểu chỉ là một biện pháp cứng, có ý nghĩa tương đối, chứ không phản ánh đúng bản chất của giá cả thị trường. Giá theo hợp đồng thương mại tuy linh động hơn, nhưng trong điều kiện của nước ta tỏ ra kém tin cậy, vì các doanh nghiệp ln có khuynh hướng gian lận về giá để trốn một phần thuế để gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy chúng ta đã có nhiều chế định kèm theo, nhưng lĩnh vực này vẫn có nhiều thiếu khuyết và sơ hở có thể bị lợi dụng.

1.4.4. Lĩnh vực văn hóa

Bản sắc văn hóa, trình dộ văn hóa ảnh hưởng lớn đến tâm lý tiêu dùng. Dân cư Việt Nam tương đối trẻ, năng động, dễ thích nghi với cái mới nhưng có một hạn chế về tâm lý là thích dùng hàng ngoại, thiếu coi trọng hàng Việt Nam. Một trong những nguyên nhân do là vì hàng hóa của ta khơng đẹp, chất lượng không cao, giá cả khơng hợp lý đã ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng hàng ngoại.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc trong những năm qua còn nhiều mặt hạn chế. Hiện nay do nền kinh tế chuyển đổi đã đem đến cho nhân dân ta những cái nhìn mới về các giá trị văn hóa truyền thống, địi hỏi cần có sự đổi mới cho phù hợp với những chuyển biến xã hội. Song, chúng ta chưa năng động trong việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, thiếu sáng tạo trong việc đan xen những ý niệm văn hóa vào trong sản phẩm hàng hóa nhằm gây dựng lòng tự hào dân tộc trong việc “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.

1.4.5. Nhận định từ kết quả khảo sát ý kiến

”Kết quả khảo sát cho thấy 11 nội dung yếu tố cụ thể thuộc 04 lĩnh vực có ảnh hưởng đến BL, GLTM cũng như cơng tác CBL, GLTM của ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Trong đó yếu tố ”Pháp luật về

CBL và GLTM chưa đồng bộ và hồn thiện, cịn chồng chéo và yếu tố thẩm quyền điều tra theo thủ tục tố tụng hình sự và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với hình thức “phạt tiền” và “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính” của cơ quan Hải quan còn bị hạn chế, ảnh hưởng đến công tác điều tra, xử lý của ngành Hải quan có 88% đồng ý. Điều này cho thấy yếu tố pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến công tác CBL, GLTM.” (Kết quả phân tích tại Phụ lục 1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trường hợp cục hải quan tỉnh đồng tháp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)