2.3 Đánh giá chung về phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn TP.HCM
2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Những mặt hạn chế.
Số lượng HTX, LH HTX tăng chậm hơn so với tiềm năng và khả năng nhu cầu của thành phố; phần lớn là các HTX TM có vốn kinh doanh ít, khả năng phân chia lợi nhuận và vốn tích lũy phục vụ tái đầu tư thấp; tính chất và nguyên tắc hoạt động của HTX TM chưa được thực hiện nghiêm; quan hệ giữa xã viên với tập thể trong các hoạt động của HTX TM dịch vụ hỗ trợ chưa chặt chẽ; các tổ chức đồn thể chính trị xã hội trong các HTX chưa có tiếng nói mạnh mẽ, ít phát huy tác dụng.
Các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về KTTT nói chung và HTX TM nói riêng chưa thật sự hiệu quả, khó triển khai như Chủ trương miễn giảm tiền sử dụng đất cho HTX phi nông nghiệp hầu như chưa thực hiện được; hiện nay vẫn còn nhiều HTX chỉ được thuê nhà làm trụ sở, làm cơ sở kinh doanh trong thời gian ngắn, không ổn định nên không thể sửa chữa, “đầu tư trang thiết bị phát triển sản xuất kinh doanh; chủ trương cho góp vốn bằng quyền sử dụng đất khơng triển khai được do đa số HTX chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. “Chính sách hỗ trợ HTX về khoa học - công nghệ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cịn ít được quan tâm triển khai”. “Công tác thống kê đối với khu vực KTTT chưa kịp thời, thiếu cơ sở tin cậy để đánh giá, xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển KTTT”.
Nguồn nhân lực của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM có trình độ chun mơn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu đơn vị trong quá trình hội nhập quốc tế. Đa số các cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế nghiệp vụ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ như trình độ giao tiếp ngoại ngữ, thái độ phục vụ khách hàng, nhân viên chưa có sự gắn kết lâu dài với các HTX TM.
“Khoa học công nghệ tri thức ngày càng phát triển, bên cạnh đó là các chính sách ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng TP. HCM thành thành phố thông minh, việc ứng dụng công nghệ của người dân ngày càng cao”, “tỷ lệ người truy cập Internet này càng cao, nhu cầu mua sắm người dân theo hướng công nghệ ngày càng cao (biểu đồ phần phụ lục)”, “nhưng hiện nay hoạt động chuyển giao công nghệ, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong các HTX TM trên địa bàn TP. HCM diễn ra rất chậm” “không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị, việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa nhất quán, hệ thống quản lý rất rời rạc”, “hệ thống cung ứng hàng hóa cho các HTX TM chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, việc muốn mua hàng phải vào siêu thị lựa hàng”, “xếp hàng thanh tốn và gửi xe rất mất thời gian khơng phù hợp với nhu cầu phát triển của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025”.
“Chính quyền các cấp tại TP. HCM chưa am hiểu nhiều về mơ hình KTTT, chưa có quy chế quản lý riêng theo mơ hình KTTT” “nên việc ban hành các chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM”.
“Nguồn vốn là rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM nói riêng”. “Trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế, hàng rào thuế quan được tháo gở, sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam nói chung và của”“TP. HCM nói riêng diễn ra rất sơi động và mạnh mẽ; các tập đoàn đa quốc gia phát triển hệ thống cung ứng rất tiên tiến, phát triển mạng lưới nhanh và các cửa hàng, siêu thị” “hầu như ở vị trí thuận lợi kinh doanh mua bán; còn các HTX TM trên địa bàn TP. HCM hạn chế nguồn vốn để cải tạo” và “phát triển mạng lưới phân phối, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ trong quản
lý và bảo quản hàng hóa của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM chưa được” “cải tiến và phát triển cao. Vì vậy các HTX TM trên địa bàn TP. HCM gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ trong nước, ngoài nước và trong quá trình hội nhập quốc tế”.
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
“Công tác giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương, Chương trình hành động của Thành ủy chưa thường xuyên”; “công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cịn chậm”.
“Cơng tác tun truyền, phổ biến Nghị quyết, pháp luật về HTX chưa được tiến hành thường xuyên, sâu rộng đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân”. “Nhận thức về vai trị, vị trí KTTT, về HTX kiểu mới trong bộ phận cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, cán bộ quản lý và xã viên HTX chưa đầy đủ, chưa sâu sắc”. “Cịn hiện tượng bn lỏng vai trò quản lý của nhà nước hoặc can thiệp quá sâu vào tổ chức, hoạt động của HTX. Vai trị của các đồn thể chính trị - xã hội trong các HTX còn hạn chế”.
“Nhiều HTX TM còn yếu cả về năng lực quản trị và khả năng tài chính; kỹ thuật, cơng nghệ, thiết bị cịn lạc hậu, cũ kỹ, quy mô nhỏ bé”; “thiếu tính nhạy bén với thị trường, sức cạnh tranh chưa cao; chưa thực hiện tốt sức dịch vụ cho kinh tế xã viên; phần lớn cán bộ kỹ thuật, chuyên môn” “của HTX TM chưa qua đào tạo cơ bản lại thiếu ổn định qua các kỳ đại hội xã viên; một số HTX còn tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; tính cộng đồng của HTX TM phát triển nhưng chưa cao”.
“Tổ chức LM HTX TP. HCM chưa đáp ứng được nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của các HTX TM”; “cơ sở vật chất, kỹ thuật không đáp ứng được việc mở rộng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ HTX; trình độ”, “năng lực đội ngũ cán bộ cơ quan LM HTX TP. HCM chưa đáp ứng nhu cầu phát triển HTX trên địa bàn thành phố; chính sách hiện nay chưa thu hút cán bộ về công tác ở cơ quan LM HTX TP. HCM”.
Thành phố chưa có chương trình, chính sách tăng cường hỗ trợ vốn cho các HTX TM trên địa bàn TP. HCM hiệu quả. Các HTX TM chưa chủ động trong việc tìm nguồn vốn kinh doanh, một số HTX TM chưa có phương án kinh doanh.