Tổng số điểm bán giai đoạn 2015-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025 (Trang 64)

Nguồn: Saigon Co.op năm 2018 Liên kết khác giữa nhà phân phối với các HTX TM trên địa bàn thành phố là hợp tác, sản xuất, tiêu thụ cũng được thực hiện rất sơi nổi. Trong đó, Saigon Co.op đã thực hiện đầu tư vào hoạt động liên kết với các nhà sản xuất để sản xuất ra các mặt hàng mang thương hiệu SGC và Co.opmart từ năm 2007, đã xây dựng ngành hàng nhãn riêng với tiêu chí “Chất lượng và tiết kiệm”. Theo đó, các mặt hàng thuộc ngành hàng này có chất lượng đảm bảo và giá rẻ hơn giá sản phẩm của thương hiệu dẫn đầu cùng loại từ 5% - 20%. Phát triển hàng nhãn riêng là xu hướng phát triển tất yếu của bán lẻ hiện đại. Đây là mối quan hệ tương hỗ, hợp tác cùng phát triển giữa nhà phân phối và nhà sản xuất. Sự hợp tác này giúp nhà sản xuất tối

2015 2016 2017 2018 (F) CM 80 85 90 104 CF 96 119 201 321 CX 2 2 2 4 CS 0 10 68 65 CHEERS 0 0 1 20 FINELIFE 0 0 0 1 SENSE 2 2 4 4 CH CO.OP 185 171 142 140 0 100 200 300 400 500 600 700 Đ iể m b án 365 659 508 389

ưu hóa cơng suất máy móc thiết bị, chi phí nhân cơng, qua đó giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Thuận lợi lớn nhất của nhà sản xuất khi đầu tư phát triển hàng nhãn riêng là tối ưu hóa chi phí quảng bá, xây dựng thương hiệu, giảm chi phí quầy kệ và tập trung tối ưu nguồn lực vào dây chuyền sản xuất. Đến 2017, Saigon Co.op đã sở hữu trên dưới 1000 mặt hàng mang thương hiệu SGC và Co.opmart, bao gồm cả 5 ngành hàng tiêu dùng thiết yếu; thực phẩm tươi sống, thực phẩm cơng nghệ, hóa mỹ phẩm, đồ dùng, may mặc.

“Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu đưa sản phẩm hàng hóa vào kinh doanh tại hệ thống phân phối của mình”, “các HTX TM trên địa bàn TP. HCM đã xây dựng một quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa đầu vào chặt chẽ, thuận tiện bao gồm các yêu cầu về hồ sơ pháp lý”, “hồ sơ kiểm soát chất lượng… cũng như quy trình kiểm tra hàng hóa trong q trình kinh doanh”.

Các HTX TM trên địa bàn TP.HCM cũng là một trong những nhà phân phối đầu tiên phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. HCM và các tỉnh, thành khác tham gia vào quá trình sản xuất và bao tiêu những mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ chương trình hợp tác thương mại giữa TP. HCM và các tỉnh, thành phía Nam, các HTX TM đã chủ động kết nối vùng nguyên liệu của các tỉnh, thành trên cả nước với thị trường tiêu thụ TP. HCM, mang lợi ích kép, đảm bảo đầu ra cho nông sản và chất lượng nguồn hàng cung ứng đến người tiêu dùng.

Tính từ năm 2012 đến 2017, ngoài liên kết giữa các HTX và HTX TM tại TP. HCM với nhau để tiêu thụ các mặt hàng rau nhiệt đới sạch như HTX Thỏ Việt, Phú Lộc, Phước An, Ngã Ba Giòng, Nhơn Đức….., Các HTX TM trên địa bàn TP. HCM cũng thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với hơn 100 HTX, tổ hợp tác, nhà vườn, hộ nông dân tại khu vực Đông và Tây Nam Bộ, doanh số 925 tỷ đồng (trong số hơn 400 hợp đồng TP. HCM ký kết với các tỉnh, thành khác nhằm tại nguồn hàng ổn định cho thị trường TP. HCM). Hiện nay, khi tiến hành mở rộng mạng lưới phân phối tại các tỉnh, thành trên cả nước, các HTX TM tiêu biểu chủ

trương liên kết với các HTX, doanh nghiệp địa phương, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của các HTX.

Ngồi ra, cịn có 22 HTX TM của TP. HCM tham gia quản lý 33 chợ loại 2 và 3 như HTX thương mại Bình Tây, HTX Tân Kiểng, HTX thương mại - dịch vụ Tân Tiến, HTX thương mại - dịch vụ Phú Thịnh. Sau khi HTX đấu thầu quản lý thì các chợ hoạt động ổn định hơn, lương cán bộ được nâng cao.

Như vậy, “các HTX TM trên địa bàn TP. HCM hiện nay có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Các HTX TM ngày càng cũng cố” và “hoạt động hiệu quả hơn, có sự liên kết để tạo ra sức mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế”. “Tuy nhiên sự phát triển hiện nay của các HTX TM trên địa bàn TP. HCM chưa đáp ứng được nhu cầu” “cạnh tranh ngày càng gây gắt của thị trường bán lẻ trong quá trình hội nhập quốc tế, thị phần bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam nói chung của các” “HTX TM trên địa bàn TP. HCM nói riêng ngày càng bị thu hẹp (Xem phụ lục 4)”. “Điều này địi hỏi các HTX TM phải có chiến lược kinh doanh, phát triển mạng lưới hiệu quả hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025”.

2.2.2 Thực trạng phát triển Hợp tác xã Thương mại trên địa bàn TP. HCM trong quá trình hội nhập quốc tế HCM trong quá trình hội nhập quốc tế

2.2.2.1 Về nguồn nhân lực Đối với cán bộ quản lý

- Ban chấp hành LM HTX TP. HCM tính đến tháng 12 năm 2017 có 35 người trong đó được cơ cấu cụ thể như sau: cán bộ chuyên trách 10 người; đại diện các sở Ban ngành, UBND quận, huyện là 6 người; đại diện HTX là 19 người. Như vậy số lượng cán bộ quản lý LM HTX TP. HCM hiện nay không tương đối với quy mô số lượng của HTX, tổ hợp tác, kinh tế hộ… trên địa bàn TP. HCM. Cũng theo báo cáo của LM HTX TP. HCM thì tiền lương cán bộ quản lý HTX tương đối thấp hơn tiền lương thực tế trên thị trường lao động, lương cán bộ quản lý chỉ giao động từ 3.5 triệu đồng/người/tháng đến 29 triệu đồng/người/tháng, lương lao động thường xuyên giao động từ 3.5 triệu đồng/người/tháng đến 9.8 triệu đồng/người/tháng;

“Hiện nay cũng chưa có chính sách thu hút cán bộ trẻ có trình độ khoa học cơng nghệ, quản lý kinh tế về làm việc tại LM HTX TP. HCM”. “Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, chưa có bộ mơn giảng dạy cho học sinh”, “sinh viên về các ngành nghề cụ thể trong kinh doanh HTX, nhất là ngành kinh doanh bán lẻ”.

- “Cán bộ quản lý của các HTX nói chung và HTX TM nói riêng hầu như cịn hạn chế về năng lực chun mơn, nghiệp vụ” và “thậm chí có một số cán bộ chưa qua đào tạo bài bản quản lý HTX TM, nên việc quản lý kinh doanh các HTX TM chưa đạt hiệu quả”. “Trình độ các bộ quản lý, nghiệp vụ HTX qua đào tạo có trình độ đại học trở lên đạt 35%; trình độ trung cấp, sơ cấp đạt 65 %”.

- Trong năm 2017, LM HTX TP. HCM đã tổ chức 13 lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và thành viên và người lao động tại các HTX, thu hút 1105 người tham gia. Nội dung bồi dưỡng tập trung vào kiến thức kinh doanh, hội nhập quốc tế về thuế, kỹ năng nghiệp vụ kiểm soát hoạt động, tài chính của các HTX… qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, chun mơn.

Bảng 2.3. Kết quả tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ năm 2017

STT TÊN LỚP SỐ LỚP

SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN Đào tạo

1. Liên thơng cao đẳng kế tốn

doanh nghiệp 1 03

2. Đại học Quản trị kinh doanh 1 17

3. Đại học Kế toán 1 2

4. Đại học Tài chính ngân hàng 1 4

5. Đại học Luật kinh tế 1 26

TỔNG SỐ 5 52

Bồi dưỡng

1. Quyết toán thuế 2016 01 131

STT TÊN LỚP SỐ LỚP

SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN

3. Pháp luật lao động 1 146

4. Giám đốc kinh doanh 1 57

5. Kiến thức hội nhập quốc tế 1 33

6. Bồi dưỡng Ban kiểm soát HTX 1 48

7. Kỹ năng soạn thảo văn bản 1 211

8. Tín dụng nội bộ 1 24

9. Các chính sách thuế mới 1 143

10. Kiểm toán HTX 1 67

11. "Kiểm toán HTX" Chuyên đề

Quản lý tài chính HTX 1 51

12. Bồi dưỡng kế toán trưởng 1 65

13. Thẩm định dự án 1 19

TỔNG SỐ 13 1105

Nguồn: Liên Minh HTX TP. HCM năm 2017. - Cùng với các HTX TM thì Saigon Co.op là một trong những HTX TM tiêu biểu trên địa bàn TP. HCM, được thành lập từ năm 1996, Saigon Co.op ln tìm tịi phương thức phát triển nguồn nhân lực trong mơ hình KTTT và đã thành lập một Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ Saigon Co.op để đào tạo cho cán bộ nhân viên của hệ thống. Hiện nay Saigon Co.op có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí chức danh đang đảm nhiệm (Xem phụ lục 5) với

chính sách lương gần tương ứng với mức lương thị trường lao động và nhiều chính sách thu hút nhân tài như: chính sách khuyến khích mua nhà cho cán bộ quản lý từ trưởng phó phịng ban đơn vị; chính sách cho vay tiền trả góp khơng lãi xuất trong vịng 2 đến 3 năm với mức vay tương ứng ở mỗi chức danh quản lý khác nhau. “Ngồi ra cịn tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia đào tạo trong nước và ngồi nước nhằm nâng cao trình độ chun mơn và trình độ lý luận chính trị”, “để xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý ln có tâm và có tầm. Hàng năm Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ Saigon Co.op” “đã tổ chức các lớp đào tạo và tái đào tạo cho cán bộ quản lý; các lớp huấn luyện theo chuyên đề như Kỹ năng Quản trị nhân sự, phương pháp tư duy và ra quyết định”; “kỹ năng ủy thác và phân công lao động; kỹ năng giám sát và động viên nhân viên, cụ thể như sau”:

Bảng 2.4. Tình hình đào tạo cán bộ quản lý của Saigon Co.op từ năm 2015 - 2018.

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Số lớp đào tạo 100 97 51 71

+ Cấp trung 16 26 13 40

+ Cấp cơ sở 84 71 38 31

2. Số lượt người được

đào tạo 2300 2254 1231 1195

+ Cấp trung: 308 408 174 388

+ Cấp cơ sở: 1992 1846 1057 807

3. Chi phí đào tạo

1,766,000,000 3,070,000,000 2,194,500,000 3,166,000,000 + Cấp trung: 770,000,000 1,224,000,000 609,000,000 1,552,000,000 + Cấp cơ sở: 996,000,000 1,846,000,000 1,585,500,000 1,614,000,000

- Các HTX TM “trên địa bàn TP. HCM luôn thực hiện đúng, đủ các quy định về công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ, luôn quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng cán bộ”, “tạo điều kiện cho cán bộ quản lý cơng tác và bố trí vị trí phù hợp với năng lực của cán bộ đảng viên”. “Cơng tác quy hoạch, rà sốt bổ sung quy hoạch và bố trí cán bộ của các HTX TM thực hiện nghiêm theo quy định hướng dẫn của Thành ủy, UBND TP. HCM”; “đảm bảo cán bộ quy hoạch được bổ nhiệm tăng về số lượng và chất lượng, vừa hồng vừa chuyên. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc công tác luân chuyển cán bộ”, “cán bộ không giữ chức vụ quá lâu ở phịng, ban, đơn vị nhằm tạo mơi trường làm việc hiệu quả, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Đồng thời, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tại đơn vị”.

- “Công tác đánh giá cán bộ quản lý tại các HTX TM trên địa bàn TP. HCM luôn thực hiện theo hướng dẫn của cấp ủy các cấp”. “Đánh giá cán bộ hàng năm, dựa trên năng lực chuyên mơn, phẩm chất đạo đức và uy tín; nhằm phản ánh đúng chất lượng đội ngũ cán bộ”; “từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch phù hợp”; “đồng thời, xây dựng công cụ đánh giá, khoa học, chính xác và nhanh chóng giúp cho việc bổ nhiệm, luân chuyển đạt chất lượng, mang lại hiệu quả cao”.

- Tóm lại “phát triển nguồn nhân lực là cán bộ quản lý của” các HTX TM trên địa bàn TP. HCM có tập trung nhưng chưa đáp ứng với quy mô, tốc độ phát triển của đơn vị, chất lượng chưa đồng đều; trong “q trình đào tạo, bồi dưỡng có một số trường hợp đào tạo chưa hết chương trình, do u cầu cơng tác đã bố trí, sử dụng”. Trong cơng tác ln chuyển, điều động cán bộ có một số trường hợp diễn ra quá nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới, cán bộ quản lý chưa kịp tiếp cận hết công việc đã được “điều động, luân chuyển sang đơn vị khác. Đội ngũ cán bộ chủ chốt công tác tại các đơn vị trực thuộc các HTX TM vẫn còn thiếu”. Trong q trình hội nhập quốc tế địi hỏi các HTX TM cần đặc biệt quan tâm tạo nguồn nhân lực tồn cầu, cán bộ quản lý phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao, có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng quản lý tốt, điều hành hiệu quả, sắp xếp công việc khoa học, phát huy được tính năng động và sáng tạo của cán bộ thích ứng tốt với công nghệ cao, làm việc chuyên nghiệp, mỗi người lao động phải đáp ứng được cơng

việc của mình và sẵn sàng học hỏi nâng cao trình độ phù hợp, thay đổi cách làm việc phù hợp với tình hình để đạt hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Đối với nhân viên, người lao động của LM HTX TP. HCM và các HTX TM trên địa bàn TP. HCM hiện nay như sau:

- “Nhân viên trong các HTX TM trên địa bàn TP. HCM là tài sản quý giá của đơn vị, góp phần cho sự thành cơng và phát triển của đơn vị”. “Nhìn chung hiện nay trình độ chun mơn, nghiệp vụ của nhân viên được cải thiện tương đối, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh ngày càng gây gắt” trong hội nhập quốc tế như năng suất làm việc chưa cao, mức độ gắn bó với đơn vị chưa cao, thái độ phục vụ khách hàng chưa đạt đến mức chuyên nghiệp, một số nhân viên phục vụ chưa ân cần, chưa nhiệt tình và làm cho mức độ hài lịng khách hàng giảm xuống dẫn đến mất khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, giảm doanh thu đơn vị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đơn vị.

- Đối với nguồn nhân lực là nhân viên thì với tiêu chí “Tận tâm phục vụ”, “Bạn của mọi nhà”, Saigon Co.op luôn chú trọng, quan tâm hàng đầu đến công tác đào tạo nhân viên, ngay khi mới được tuyển dụng tất cả nhân viên phải tham gia khóa huấn luyện ít nhất 3 tháng tại Trung tâm huấn luyện nghiệp Saigon Co.op, các nhân viên sẽ được đào tạo từng vị trí cơng việc của mình, trong q trình đào tạo các bạn nhân viên được hưởng 70% lương thử việc, sau thời gian huấn luyện nhân viên được làm việc với các chức danh tương ứng khi được tuyển dụng.

Bảng 2.5. Tình hình đào tạo nhân viên của Saigon Co.op từ năm 2015 - 2018

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Số lớp đào tạo 2021 2221 1077 2807

+ Đào tạo mới 857 633 799 2602

+ Tái đào tạo 1164 1588 278 205

2. Số lượt người được

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

3. Chi phí đào tạo

6,928,800,000 10,304,100,000 9,880,000,000 17,971,000,000 Nguồn: Saigon Co.op năm 2018. - Ngồi chính sách đào tạo thì Saigon Co.op ln quan tâm chính sách thu hút nhân viên, nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên, mỗi năm đều thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên, từ những đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên, đơn vị sẽ có sự điều sửa các chính sách đãi ngộ phù hợp với tình hình hiện nay. Luôn thực hiện tốt, đảm bảo tăng lương trên 8% mỗi năm cho nhân viên với mức thu nhập bình quân đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, đủ chi phí tái tạo sức lao động.

Bảng 2.6. Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2015-2018 (ước đạt) Đvt: triệu đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 ( ước đạt)

Thu nhập bình quân 8.73 9.17 10.07 11.07

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hợp tác xã thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong quá trình hội nhập quốc tế đến năm 2025 (Trang 64)