Khả năng sinh lời giai đoạn 2013-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh giai đoạn 2013 – 2018 (Trang 26)

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP giai đoạn 2013-2018)

Chỉ tiêu Mô tả 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Lợi nhuận ròng/ doanh thu thuần (1)

Tỷ suất lợi nhuận

ròng biên (%) 17,8 15,6 18,6 19,0 12,1 10,9 Doanh thu thuần/

tổng tài sản bình quân (2) Hiệu suất sử dụng tài sản 1,3 1,3 1,3 1,24 1,33 1,38 Tổng tài sản bình quân/vốn chủ bình qn (3) Hệ số địn bẩy tài chính 1,1 1,1 1,2 1,24 1,21 1,16 ROA = (1)*(2)

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (%)

23,9 20,9 23,8 23,5 16,1 15

ROE = ROA* (3)

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (%)

Hình 3.1: Biểu đồ tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2013 -2018

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP giai đoạn 2013-2018)

Tình hình tài sản và nguồn vốn

Tính đến 31/12/2018, tổng tài sản BMP đạt 2.812 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm hơn 60% so với tài sản dài hạn. Trong cơ cấu nguồn vốn với vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao, hầu nhƣ tất cả các tài sản đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn chủ, chƣa cần vốn tài trợ bên ngoài. Điều này thể hiện cơ cấu tài chính bền vững và là nền tảng chiến lƣợc phát triển dài hạn của BMP.

Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn (ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP giai đoạn 2013-2018)

2088 2416 2792 3309 3825 3920 370 377 519 627 456 428 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Doanh thu Lợi nhuận

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng tài sản 1.681 1.929 2.438 2.891 2.872 2812 - Tài sản ngắn hạn 1.224 1.486 1.886 2.186 1.815 1807 - Tài sản dài hạn 457 443 552 705 1.057 1006 Nợ phải trả 192 210 423 594 423 359 - Nợ ngắn hạn 192 210 423 594 423 359 - Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 Vốn chủ sở hữu 1.489 1.718 2.015 2.297 2.449 2.454

Tài sản ngắn hạn có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2013 – 2016 cụ thể đầu tƣ tài chính và khoản phải thu ngắn hạn. Đối với các khoản đầu tƣ tài chính, doanh nghiệp đầu tƣ mạnh vào chứng khốn kinh doanh, ngồi ra các khoản phải thu ngắn hạn tăng là do doanh nghiệp nới lỏng chính sách bán hàng để thúc đẩy doanh thu tăng lên.

Riêng năm 2017 và 2018, tài sản ngắn hạn đã giảm từ 76% xuống còn 63%, cụ thể nợ phải thu khách hàng giảm 25% và hàng tồn kho giảm 18%. Nguyên nhân do BMP đang khuyến khích khách hàng trả tiền ngay nhằm giảm thiểu rủi ro trong công tác thu hồi công nợ. Mặc dù điều này làm cho BMP phải gánh chịu khoản chi phí tài chính tăng nhƣng đổi lại dòng tiền luân chuyển phục vụ hoạt động kinh doanh đƣợc thuận lợi, giúp BMP khơng gặp khó khăn cho nhu cầu chi tiêu đầu tƣ trong thời gian qua. Ngoài ra, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, hàng loạt chính sách khuyến mãi, chiết khấu thêm nhằm mục đích kích cầu liên tục diễn ra làm cho hàng hóa luân chuyển nhanh, giá trị hàng tồn kho giảm so với cùng kỳ.

Hình 3.2: Cơ cấu tài sản (ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP giai đoạn 2013-2018)

1224 1486 1886 2186 1815 1806 457 443 552 705 1057 1005 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Bên cạnh đó, tài sản dài hạn cũng thay đổi chủ yếu do sự thay đổi của tài sản cố định, cịn những khoản mục khác tác động khơng đáng kể. Trong giai đoạn 2016 - 2018, tài sản cố định tăng gần 350 tỷ. Sự thay đổi này đến từ việc đầu tƣ nhà máy Nhựa Bình Minh Long An đã hoàn thành đƣa vào sử dụng nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập BMP, dự kiến nâng công suất lên 150.000 tấn/năm. Dự án quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP cũng đã đƣa vào vận hành làm cho tài sản dài hạn tăng lên đáng kể.

Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Gần nhƣ toàn bộ tài sản đƣợc tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ, nợ phải trả chỉ chiếm tỷ trọng thấp. Điều này giúp BMP tự chủ đƣợc hoạt động của mình, chƣa cần đến nguồn tài trợ bên ngoài, thể hiện cơ cấu tài chính bền vững, lành mạnh của BMP. Năm 2017, BMP đã tăng vốn điều lệ lên 819 tỷ với tỷ lệ 80% thơng qua hình thức cổ phiếu thƣởng cho cổ đông hiện hữu để nâng số lƣợng cổ phiếu, gia tăng tính thanh khoản cổ phiếu BMP trên thị trƣờng, đồng thời khẳng định vị thế doanh nghiệp hàng đầu ngành nhựa Việt Nam.

Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2013 -2018 (ĐVT: tỷ đồng)

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP giai đoạn 2013-2018)

1489 1718 2015 2297 2449 2454 192 210 423 413 423 359 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn vốn Nợ phải trả

3.1.4 Những vấn đề tồn tại về quản lý vốn luân chuyển tại BMP

Theo nghiên cứu của Shin và Soenen (1998), việc quản lý vốn luân chuyển theo các cách khác nhau sẽ dẫn đến các mức tác động khác nhau đối với lợi nhuận cũng nhƣ khả năng thanh tốn của cơng ty cụ thể quản lý vốn luân chuyển đƣợc đo bằng cách sử dụng số ngày phải thu khách hàng bình quân tƣơng ứng với số ngày trung bình để công ty thu các khoản phải thu từ khách hàng, số ngày tồn kho bình quân tƣơng ứng với số ngày trung bình cần thiết để bán đƣợc hàng tồn kho, số ngày trả tiền bình qn tƣơng ứng với số ngày trung bình để cơng ty trả các khoản phải trả cho ngƣời bán.

Trong giai đoạn 2013-2018, BMP ln có lƣợng tiền mặt, tƣơng đƣơng tiền dồi dào và tỷ lệ thanh toán nhanh cao hơn so với các đơn vị trong ngành cụ thể là Nhựa thiếu niên Tiền Phong (NTP), theo bảng 3.3. Điều này cho thấy BMP luôn đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng khoản mục có tính thanh khoản cao trong tổng vốn lƣu động. Đây là một dấu hiệu tích cực, đảm bảo an tồn về tài chính. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao sẽ làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của BMP thấp. (NTP là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của BMP, là doanh nghiệp chiếm lĩnh hầu nhƣ thị trƣờng ngành nhựa xây dựng phía Bắc. Trong số 2000 doanh nghiệp ngành nhựa, BMP và NTP là 2 đơn vị dẫn đầu với tổng thị phần lên đến 55%. Theo báo cáo tài chính năm 2018, BMP và NTP có tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao, lợi nhuận ổn định nên tác giả chọn NTP làm đối sánh).

Ngồi ra, vấn đề “cung khơng đủ cầu” cũng là bài tốn khó cho ban quản trị về hàng tồn kho. Và những khoản nợ phải thu khó địi cũng rất nan giải trong việc quản lý công nợ, cụ thể là nợ khó địi của hai đại lý lớn là Công ty TNHH Thƣơng Mại Nhựa Đức Thành (35 tỷ đồng) và Doanh nghiệp tƣ nhân Thanh Tuyết (21 tỷ đồng). Nhận diện và hiểu biết sâu sắc về vai trò, ảnh hƣởng của vốn luân chuyển lên lợi nhuận của công ty sẽ giúp các nhà quản trị BMP tìm ra các chiến lƣợc quản lý vốn luân chuyển phù hợp nhất để giữ vững thƣơng hiệu hàng đầu, hạn chế rủi ro, gia tăng doanh thu và đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.

Bảng 3.3: Tỷ lệ thanh toán BMP, NTP Chỉ tiêu Đối tƣợng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu Đối tƣợng 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn BMP 6,4 7,1 4,5 3,7 4,3 5,0 NTP 1,6 1,5 1,3 1,2 1,4 1,1 Tỷ lệ thanh toán nhanh BMP 4,5 5,3 3,7 2,9 3,4 3,0 NTP 1,1 0,8 0,6 0,7 0,9 0,7

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP giai đoạn 2013-2018)

3.2 Phân tích tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính Cơng ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018 tài chính Cơng ty cổ phần Nhựa Bình Minh giai đoạn 2013 – 2018

Bảng 3.4: Năng lực hoạt động

Năng lực hoạt động 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Số ngày thu tiền khách hàng bình quân 52 45 42 45 39 37

Số ngày tồn kho bình quân 88 77 68 65 54 57

Số ngày trả tiền mua hàng bình quân 13 12 15 18 19 18

Chu kỳ tiền mặt 127 110 94 92 74 76

Vòng quay phải thu khách hàng 7,0 8,2 8,7 8,2 9,4 9,9

Vòng quay hàng tồn kho 4,2 4,7 5,4 5,6 6,8 6,4

Vòng quay phải trả 28,7 29,3 23,6 20,1 19,3 20,1

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP giai đoạn 2013-2018)

3.2.1 Phân tích tác động quản lý khoản phải thu khách hàng

Đánh giá tổng quan về tình hình các khoản phải thu khách hàng thông qua các chỉ số là số ngày thu tiền khách hàng bình qn và vịng quay phải thu khách hàng của BMP so với đối thủ cạnh tranh trong ngành là NTP. Theo hình 3.4, ta thấy số ngày thu tiền khách hàng bình quân của BMP thấp hơn rất nhiều so với NTP. Cụ thể số ngày thu tiền bình quân từ năm 2013 – 2018 của BMP là 43 ngày, trong khi đó NTP là 79 ngày. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của BMP tốt hơn NTP. Nguyên nhân có thể vì thị phần BMP chủ yếu ở miền Nam là một thị trƣờng tiêu thụ lớn và nhanh nên số ngày bán chịu ở miền Nam thƣờng ít hơn so với miền Bắc. Ngoài ra,

số ngày phải thu khách hàng qua các năm của BMP có xu hƣớng giảm từ 52 ngày giảm còn 37 ngày trong giai đoạn năm 2013 – 2018. Việc rút ngắn liên tục số ngày phải thu khách hàng cho thấy quản trị nợ phải thu của BMP ngày càng hiệu quả.

Bảng 3.5: Các chỉ số hiệu quả quản trị nợ phải thu BMP và NTP Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Vòng quay phải thu khách hàng (lần) NTP 5,4 5,6 5,1 4,9 4,1 3,4 BMP 7,0 8,2 8,7 8,2 9,4 9,9

Số ngày thu tiền khách hàng bình quân (ngày)

NTP 68 65 71 75 88 106

BMP 52 45 42 45 39 37

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP và NTP giai đoạn 2013-2018)

Hình 3.4: Biểu đồ hiệu quả quản trị nợ phải thu khách hàng giữa BMP và NTP

(Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán BMP và NTP giai đoạn 2013-2018)

Trong giai đoạn nghiên cứu, vòng quay phải thu khách hàng của BMP xoay vòng nhanh từ 7 vòng tăng lên 9,9 vòng; trong khi của NTP giảm từ 5,4 vòng xuống 3,4 vịng. Điều này cho thấy tốc độ thu hồi cơng nợ của BMP tốt hơn.

52 45 42 45 39 37 7,0 8,2 8,7 8,2 9,4 9,9 0 2 4 6 8 10 12 0 20 40 60 80 100 120 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Số ngày thu tiền KH BMP Số ngày thu tiền KH NTP Vòng quay phải thu KH BMP Vòng quay phải thu KH NTP

Nợ phải thu khách hàng của BMP luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, chiếm khoảng 25% tổng giá trị tài sản ngắn hạn nên quản trị nợ phải thu là khoản mục phải đặc biệt chú trọng đối với Ban quản trị BMP. Cuối tháng 6 năm 2013, BMP gặp khó khăn trong quản lý cơng nợ đối với Công ty TNHH TM Nhựa Đức Thành với tổng giá trị nợ là 35,5 tỷ đồng, chiếm 9,7% trong tổng nợ phải thu. Đến năm 2015, BMP lại có thêm khoản nợ khó địi của Doanh nghiệp tƣ nhân Thanh Tuyết khoảng 21 tỷ đồng. Ngay khi sự việc xảy ra, Ban giám đốc đã điều chỉnh quy chế cơng nợ, chính sách bán hàng nhằm tránh tổn thất đến mức thấp nhất và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai. Tính đến cuối năm 2018, tổng giá trị các khoản phải thu khách hàng quá hạn thanh toán hoặc chƣa quá hạn nhƣng có khả năng thu hồi khoảng 73% so với giá gốc.

Bảng 3.6: Nợ xấu và dự phòng phải thu khó địi năm 2018 (ĐVT: tỷ đồng) 31/12/2018 01/01/2018

Giá gốc Dự phòng Giá gốc Dự phòng

Nợ xấu 111,6 (81,4) 223,9 (66,9)

Cộng 111,6 (81,4) 223,9 (66,9)

(Nguồn: thuyết minh BCTC hợp nhất đã kiểm toán năm 2018 của BMP)

Khoản phải thu ngắn hạn chiếm đến 37,1% chủ yếu do phải thu khách hàng và trả

trƣớc cho nhà cung cấp. Nhằm mục tiêu tăng trƣởng doanh thu và đa dạng hóa kênh phân phối của mình, năm 2018 BMP bắt đầu chú trọng phát triển mảng dự án. Cũng chính vì vậy, các khoản phải thu từ khách hàng này tăng 28% so với năm 2017. Bên cạnh đó, BMP cũng không ngừng tạo điều kiện cho hệ thống phân phối truyền thống của mình, khách hàng đƣợc mua nợ với mức tối đa giá trị các tài sản mà họ thế chấp theo quy chế kiểm sốt cơng nợ. Với năng lực tài chính mạnh, BMP hồn tồn có thể tận dụng lợi thế so với các đối thủ để phát triển hệ thống khách hàng ngày càng sâu rộng. Tuy BMP thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng nhằm mục

tiêu gia tăng doanh số nhƣng vẫn luôn tăng cƣờng công tác thu hồi nợ, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, hạn chế tối đa khả năng xảy ra nợ phải thu khó địi.

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của BMP đƣợc quy định rõ bằng tài liệu ISO và lƣu hành nội bộ. Điều kiện mua nợ quy định rõ theo từng nhóm khách hàng gồm nhóm cửa hàng phân phối và nhóm khách hàng khác. Đối với đại lý phân phối đƣợc thực hiện theo quy chế nội bộ về bán hàng tín chấp bằng tài sản đảm bảo ví dụ nhƣ các giấy tờ nhà đất đã đƣợc thẩm định, lúc này đại lý sẽ đƣợc nợ 90% giá trị tài sản thế chấp. Cụ thể, công ty nắm giữ tài sản đảm bảo của đơn vị khác là sổ đỏ vào ngày 31/12/2017 và vào ngày 31/12/2018 theo biên bản thẩm định giá lần lƣợt là 152,702 tỷ đồng và 137,581 tỷ đồng để đảm bảo cho việc mua hàng hóa chƣa phải thanh tốn ngay thời điểm nhập hàng hóa. Mặt khác, cửa hàng có thể thế chấp bằng bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng hoặc có thể gửi thế chấp bằng tiền thì hạn mức nợ đƣợc áp dụng là 100%. Nếu thỏa mãn điều kiện trên thì hạn nợ đối với cửa hàng đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau: doanh số trung bình 6 tháng từ 3 tỷ đồng trở xuống, thời hạn nợ 45 ngày; 3-5 tỷ đồng, thời hạn nợ 60 ngày; trên 5 tỷ đồng, thời hạn nợ 75 ngày.

Bảng 3.7: Trích tài liệu hƣớng dẫn quy chế kiểm sốt cơng nợ khách hàng Hƣớng dẫn quy chế kiểm sốt cơng nợ khách hàng Hƣớng dẫn quy chế kiểm sốt cơng nợ khách hàng

Số hiệu: HD1-12 Ngày áp dụng: 01/12/2009

Bộ phận soạn thảo: Phịng Tài chính kế tốn Lần sốt xét: 02 – Ngày: 20/03/2017

Nội dung sửa đổi

Bộ phận đề nghị

Lý do sửa đổi

Ngày áp dụng,

Lần sốt xét

Ngƣời thơng báo Thay đổi tồn bộ nội

dung tài liệu để phù hợp với tình hình thực tế của Cơng ty.

Phịng Tài chính kế tốn: Phù hợp với chính sách bán hàng và thực tế áp dụng tại Công ty 20/03/2017 Lần 02 Võ Phƣơng Linh

(Nguồn: Tài liệu ISO BMP)

Với chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng, công ty phải áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng bán hàng nên số ngày thu tiền bình quân năm 2016 tăng 3 ngày so với năm 2015. Chất lƣợng các khoản phải thu đƣợc quản lý theo quy chế kiểm sốt cơng nợ nên giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro không thu hồi đƣợc nợ. Tuy nhiên, đối với khách hàng là các công ty cấp nƣớc, BMP đánh giá tín dụng của nhóm khách hàng này dựa trên uy tín, q trình trả nợ…Đây là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt nếu muốn mở rộng thị phần. Đến năm 2017, với chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán ngay để thu hút dòng tiền từ khách hàng. Cụ thể trong quý 3/2017, BMP đã ban hành quy chế mới cho cửa hàng bán sản phẩm ở phía Nam. Cụ thể là tăng thêm phần chiết khấu nếu khách hàng thanh toán trƣớc và thanh toán ngay. Mức chiết khấu thanh toán lên gấp 3 lần so với cùng kỳ, giảm rủi ro nợ xấu đã làm cho số ngày thu tiền bình quân thời điểm cuối năm 2017 còn 39 ngày, giảm 6 ngày so với năm 2016 và giảm 13 ngày so với năm 2013.

Giai đoạn 2013 – 2016, các khoản phải thu khách hàng tăng là do doanh nghiệp nới lỏng chính sách bán hàng để thúc đẩy doanh thu tăng lên. Riêng năm 2017, khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản lý vốn luân chuyển đến hiệu quả quản trị tài chính công ty cổ phần nhựa bình minh giai đoạn 2013 – 2018 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)