CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.2. Các nghiên cứu cóliên quan
2.2.1. Tác động của số ngày khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
sử dụng mẫu dữ liệu nghiên cứu tại nhiều công ty trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau, nhiều ngành nghề kinh doanh và có các mốc thời gian khác nhau. Các tác giả nghiên cứu đều cho thấy tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp từ các thành phần của vốn luân chuyển gồm: Số ngày khoản phải thu (AR), số ngày luân chuyển hàng tồn kho (INV), số ngày khoản phải trả (AP) và chu kỳ tiền mặt (CCC).
2.2.1. Tác động của số ngày khoản phải thu đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nghiệp
Hầu hết các tác giả trước đây đều cho ra kết luận rằng kỳ thu tiền có mối tương quan ngược chiều với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa rằng các nhà quản lý có thể tăng khả năng sinh lợi bằng cách giảm thời gian khoản phải thu khách hàng.
Nghiên cứu của Deloof (2003), nói rằng nhà quản lý doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng việc giảm kỳ phải thu. Số ngày khoản phải thu càng dài thì càng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Nếu các công ty không quản lý tốt các khoản nợ phải thu, họ dần mất kiểm soát do sự sụt giảm của dòng tiền và tăng tỷ lệ nợ xấu. Cơng ty có thể khơng thu được các khoản thu của đối tượng khách hàng nợ tiền lâu ngày. Do đó, lợi nhuận chỉ có thể được gọi là lợi nhuận thực sau khi các khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt. Kết luận của bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 1.009 doanh nghiệp phi tài chính lớn nhất của Bỉ trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 1996 và sử dung phương pháp ước lượng bình phương bé nhất OLS, với biến phụ thuộc được tính bằng tổng thu nhập hoạt động; biến độc lập là số ngày khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho, số ngày khoản phải trả và chu kỳ tiền mặt.
Mumtaz và cộng sự (2011) nghiên cứu dữ liệu của 22 công ty thuộc ngành hóa chất trên sàn giao dịch chứng khoán Karachi (KSE) trong khoảng thời gian 2005-2010. Biến phụ thuộc dùng để đo lường khả năng sinh lời trong nghiên cứu là
lợi nhuận trên tài sản (ROA), với các biến độc lập là số ngày khoản phải thu (NDR- Number of days receivables) và số ngày tồn kho (NDI- number of days inventories), các biến kiểm sốt gồm Quy mơ (size), Địn bẩy tài chính (Leverage), hàng tồn kho (Inventories), vốn chủ sở hữu (Equity) , doanh số (Sales) và tổng sản phẩm nội địa (GDP). Thông qua phương pháp dữ liệu mảng Panel data với các dữ liệu nghiên cứu tác giả đã đưa ra kết luận rằng số ngày khoản phải thu (NDR) có mối quan hệ nghịch đảo với ROA, nếu NDR tăng, ROA giảm và nếu NDR giảm, ROA tương ứng tăng.
Şamiloğlu F và Akgün Aİ (2016) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của công ty trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012. Tác giả sử dụng dữ liệu của 120 công ty sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul (ISE) để tiến hành phân tích Dữ liệu bảng (panel data) và mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến (multiple linear regression models). Khả năng sinh lời của của công ty trong bài nghiên cứu được đại diện bởi các biến lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sỏ hữu (ROE), biên lợi nhuận hoạt động gộp (Operating Profit Margin - OPM), biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin - NPM). Các yếu tố quyết định của vốn luân chuyển bao gồm số ngày khoản phải thu, số ngày hàng tồn kho, số ngày khoản phải trả và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Các biến kiểm sốt bao gồm kích thước doanh nghiệp và địn bẩy cơng ty. Phát hiện của bài nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa số ngày khoản phải thu với ROA, ROE, OPM, NPM và có ý nghĩa thống kê;
Dong và Su (2010) sử dụng dữ liệu thứ cấp từ 130 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2008, tất cả gồm 390 quan sát. Các mẫu được lựa chọn trong nghiên cứu đã loại trừ các công ty trong lĩnh vực tài chính, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, cho thuê, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, và dịch vụ khác. Bài nghiên cứu thơng qua việc sử dụng các mơ hình hồi quy để cho thấy mối quan hệ giữa việc quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Biến phụ thuộc là lợi nhuận hoạt động gộp (GROSSPR) đại diện cho khả năng sinh lợi, các biến kiểm soát được sử dụng là quy mơ của cơng ty được tính Logarit tự
nhiên của doanh số (LOS), Tỷ lệ nợ được tính bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản (DR), Tỷ lệ tài sản tài chính cố định trên tổng tài sản (FATA); các biến độc lập như kỳ thu tiền (RCP), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP), kỳ trả tiền (PDP), kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC). Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận trên thị trường chứng khoản Việt Nam cho thấy mối tương quan nghịch giữa kỳ thu tiền với lợi nhuận hoạt động gộp, như vậy các nhà quản lý có thể tăng lợi nhuận bằng việc giảm số ngày khoản phải thu.
Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) nghiên cứu mối quan hệ của việc quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi của 208 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2012. Hai tác giả sử dụng phương pháp phân tích tương quan và phân tích hồi quy Pooled OLS, GLS, FEM. Kết quả nghiên cứu cho số ngày thu tiền (RP) có quan hệ ngược chiều đến khả năng sinh lời và có ý nghĩa về mặt thống kê.