Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành năng lượng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả nghiên cứu Tên biến Ký hiệu Kết quả nghiên Tên biến Ký hiệu Kết quả nghiên

cứu

Mức ý nghĩa Biến độc lập

Số ngày khoản phải thu (hay

kỳ thu tiền) AR - 1%

Tên biến Ký hiệu Kết quả nghiên cứu

Mức ý nghĩa

chuyển hàng tồn kho)

Số ngày khoản phải trả (hay kỳ

trả tiền) AP - 1%

Chu kỳ tiền mặt CCC Không tác động N/A

Biến kiểm sốt:

Quy mơ doanh nghiệp SIZE Không tác động N/A

Tỷ lệ nợ DEBT - 1%

Tốc độ tăng trưởng doanh thu GROWTH Không tác động N/A Tỷ số thanh tốn hiện thời CR Khơng tác động 1%, N/A

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

4.4.1. Mơ hình 1: Nghiên cứu tác động của kỳ thu tiền đến tỷ suất sinh lợi

Trong mơ hình 1 tác giả sử dụng ROA làm biến phụ thuộc, AR được sử dụng là biến độc lập. Trong khi SIZE, DEBT, GROWTH, CR được sử dụng làm biến kiểm soát.

Kết quả tại mơ hình 1 có R bình phương (R-squared) có giá trị là 0.4167, điều này có nghĩa biến độc lập AR và biến kiểm sốt tại mơ hình giải thích được 41.67% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA.

Kết quả hồi quy cho thấy AR có mối quan hệ ngược chiều với ROA ở mức ý nghĩa cao 1%. Hệ số hồi quy âm 0.00005, chỉ ra rằng công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn thêm 1 ngày thì khả năng sinh lời giảm 0.005%. Điều này cho thấy rằng các cơng ty ngành năng lượng ở Việt Nam có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách duy trì

khoản phải thu ở mức tối thiểu. Khi công ty gia tăng khoản phải thu sẽ phát sinh khoản chi phí để theo dõi, quản lý các khoản phải thu này, đồng thời việc cấp tín dụng dụng thương mại cho khách hàng cũng phát sinh những rủi ro khi khách hàng không trả tiền. Các lý do trên sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận của công ty. Các cơng ty thuộc ngành năng lượng cần có các chính sách bán chịu phù hợp, thu hồi nợ nhanh để tăng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó gia tăng khả năng sinh lợi của công ty.

Kết quả AR tương quan nghịch với ROA phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Lazaridis và Tryfonidis (2006) tại Hi Lạp, Gill và cộng sự (2010) tại Mỹ, tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh và Triệu Thị Phương Hiền (2018), Enqvist và cộng sự (2014) tại Phần Lan và tác giả Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) tại Việt Nam.

4.4.2. Mơ hình 2: Nghiên cứu tác động của kỳ luân chuyển hàng tồn kho đến tỷ suất sinh lợi

Trong mơ hình 2, ROA làm biến phụ thuộc, INV được sử dụng là biến độc lập. Biến kiểm soát vẫn là SIZE, DEBT, GROWTH, CR.

Kết quả tại mơ hình 2 có R bình phương (R-squared) có giá trị là 0.2887, điều này có nghĩa biến độc lập INV và biến kiểm sốt tại mơ hình giải thích được 28.87% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA.

Kết quả hồi quy cho thấy kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) không ảnh hưởng đến ROA.

Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Padachi (2006), Gill và cộng sự (2010), Vural và cộng sự (2012), cũng như kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) khi nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của 42 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2012 đến 2016,

4.4.3. Mơ hình 3: Nghiên cứu tác động của kỳ trả tiền đến tỷ suất sinh lợi

Mơ hình 3 nghiên cứu sự tác động của kỳ trả tiền (AP) đến khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROA. Các biến phụ thuộc và biến kiểm sốt khơng thay đổi so với mơ hình trước, biến độc lập được sử dụng là AP.

Kết quả tại mơ hình 1 có R bình phương (R-squared) có giá trị là 0.3945, điều này có nghĩa các biến độc lập AP và biến kiểm soát tại mơ hình giải thích được 39.45% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA.

Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ phải trả và tỷ suất sinh lợi ROA ở mức ý nghĩa thống kê cao 1%, các cơng ty ngành năng lượng sẽ có khả năng sinh lời cao hơn khi thanh tốn sớm cho nhà cung cấp. ngược lại càng trì hỗn số ngày thanh tốn thì uy tín của cơng ty sẽ bị ảnh hưởng, cơng ty khơng cịn hưởng được chiết khấu khi mua hàng, người bán sẽ cung cấp các mặt hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến hàng hóa bán ra của cơng ty từ đó giảm khả năng sinh lời. Hệ số hồi quy âm 0.00003, chỉ ra rằng khi cơng ty trì hỗn thanh tốn khoản phải trả thêm 1 ngày (công ty chiếm dụng vốn của đơn vị khác thêm 1 ngày) sẽ dẫn đến giảm khả năng sinh lời của công ty 0.003%.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Enqvist và cộng sự (2014) tại Phần Lan, Pais và Gama (2015) tại Bồ Đào Nha, hai tác giả Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2013) tại Việt Nam.

4.4.4. Mơ hình 4: Nghiên cứu tác động của chu kỳ tiền mặt đến tỷ suất sinh lợi lợi

Mơ hình 4 được chạy bằng cách sử dụng chu kỳ tiền mặt (CCC) dưới dạng biến độc lập, tỷ suất sinh lợi ROA là biến phụ thuộc, các biến kiểm soát giữ nguyên là SIZE, DEBT, GROWTH, CR.

Kết quả tại mơ hình 1 có R bình phương (R-squared) có giá trị là 0.30120, điều này có nghĩa các biến độc lập CCC và biến kiểm soát tại mơ hình giải thích được 30.12% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA.

Chu kỳ tiền mặt (CCC) không ảnh hưởng đến ROA, tức là khơng có mối quan hệ với khả năng sinh lợi của công ty.

Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Deloof (2003) tại Bỉ giai đoạn 1992-1996, Mumtaz và cộng sự (2011) với nghiên cứu 22 doanh nghiệp hóa học trên TTCK Karachi (KSE) từ năm 2005-2010, phù hớp kết luận của tác giả Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) sau khi nghiên cứu 42 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2012 đến 2016.

4.4.5. Tác động của các biến kiểm soát đến tỷ suất sinh lợi

Các biến kiểm sốt trong bài nghiên cứu gồm quy mơ doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH), tỷ lệ nợ (DEBT) và tỷ số thanh toán hiện thời (CR), qua kết quả hồi quy tại 4 mơ hình trên cho thấy như sau:

- Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi ROA và biến kiểm soát tỷ lệ nợ (DEBT) trong 4 mơ hình đều là nghịch biến và có ý nghĩa thống kê cao 1%. Điều này có nghĩa rằng cơng ty sử dụng nợ nhiều hay có tỷ lệ nợ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi. Khi vay nợ q nhiều thì cơng ty khơng cịn tận dụng được lợi thuế tấm chắn thuế từ lãi vay mà thay vào đó là gánh nặng chi phí sử dụng vốn. Việc vay nợ quá nhiều cũng làm giảm uy tín của cơng ty, làm bất lợi trong việc thương lượng với nhà cung cấp về giá cả, thời hạn thanh toán, …. Tất cả điều này ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây.

- Biến kiểm soát Tỷ số thanh tốn hiện hành (CR) có mối quan hệ cùng chiều với ROA ở mức ý nghĩa thống kê 10%, nghĩa là cơng ty có tỷ số thanh tốn hiện thời cao có khả năng thanh tốn tốt hơn các khoản nợ ngắn hạn, từ đó cơng ty đạt khả năng sinh lợi cao hơn.

- Quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) là 2 biến kiểm sốt cuối cùng của mơ hình, tuy nhiên kết quả của bài nghiên cứu lại khơng cho thấy bằng chứng có tác động đến khả năng sinh lợi của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty ngành năng lượng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)