CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.2. Các nghiên cứu cóliên quan
2.2.3. Tác động của số ngày khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Ngược lại với các kết luận trên các nghiên cứu nêu trên, Makori và Jagongo (2013) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của các công ty tại vùng Kenya trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2012, trong đó tác giả lựa chọn mẫu gồm 10 công ty trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Nairobi (NSE). Mơ hình tương quan Pearson và Mơ hình hồi quy OLS được sử dụng làm thước đo đánh giá tác động của việc quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Biến phụ thuộc được sử dụng là ROA-Lợi nhuận trên tài sản; biến độc lập bao gồm ACP-thời gian thu tiền bình quân, ICP là số ngày tồn kho, APP là kỳ trả tiền và CCC là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Các biến kiểm sốt gồm quy mơ công ty (Size), tăng trưởng doanh thu (Growth), tỷ lệ nợ (DR), tỷ số thanh toán hiện hành (CR), Nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ nghịch giữa lợi nhuận với số tiền phải thu trong ngày và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, nhưng mối quan hệ giữa số ngày tồn kho, số ngày khoản phải trả với khả năng sinh lời lại là mối quan hệ thuận chiều. Kết quả này cho thấy các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông bằng cách giảm số ngày phải thu, giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt; đồng thời tăng thời gian thanh toán khoản phải trả, tăng số ngày tồn kho đến mức tối đa hợp lý.
2.2.3. Tác động của số ngày khoản phải trả đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nghiệp
Các nghiên cứu trước đây đa số kết luận rằng tác động của số ngày khoản phải trả đến đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp là mối quan hệ nghịch chiếu. Điều này có nghĩa doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị cho cổ đông bằng việc giảm số ngày các khoản phải trả.
Deloof (2003), sau khi nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 1.009 doanh nghiệp phi tài chính lớn nhất của Bỉ trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 1996 cũng đưa ra kết luận rằng có mối quan hệ nghịch chiều giữa tổng thu nhập hoạt động và số ngày khoản phải thu, hàng tồn kho và tài khoản phải trả của các công ty
Bỉ. Những kết quả này cho thấy các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị cho cổ đông của họ bằng cách giảm số ngày khoản phải thu và hàng tồn kho ở mức tối thiểu hợp lý. Mối quan hệ nghịch chiều giữa tài khoản phải trả và lợi nhuận là phù hợp với quan điểm rằng các cơng ty lợi nhuận thấp trì hỗn nhiều thời gian hơn trước khi thanh toán.
Mosa và cộng sự (2012) nghiên cứu mối tương quan giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của 33 công ty thực phẩm ở Tehran, Iran trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2011 và ảnh hưởng của các biến số khác nhau của quản trị vốn luân chuyển gồm chu kỳ thu nợ, thời gian thanh tốn nợ, vịng quay hàng tồn kho và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cộng thêm biến thanh toán nợ trung hạn. Tỷ lệ hiện tại, tỷ lệ nợ và quy mô công ty được coi là các biến kiểm sốt. Để phân tích dữ liệu, tác giả phân tích mối tương quan và phân tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa các biến số của quản lý vốn luân chuyển và lợi nhuận. Họ thấy rằng việc tăng chu kỳ thu nợ, thời gian thanh toán nợ, vòng quay hàng tồn kho và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt dẫn đến giảm lợi nhuận trong các công ty. Theo kết quả nghiên cứu, các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị dương cho các cổ đông bằng cách giảm chu kỳ thu nợ, thời gian thanh tốn nợ, vịng quay hàng tồn kho và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt xuống mức thấp nhất có thể.
M Hassan và SK Shrivastava (2019) nghiên cứu dựa trên dữ liệu thứ cấp thu được từ báo cáo xuất bản hàng năm của Tata Motors và quỹ đầu tư thương hiệu Ấn Độ trong khoảng thời gian năm (05) năm từ 2013 đến 2017. Dữ liệu đã được phân tích hồi quy bằng SPSS (ver.16.0) để tạo ra kết quả với độ tin cậy cao. Biến phụ thuộc là lợi nhuận trên tài sản ROA; biến độc lập gồm thời gian thu tiền bình quân (ACP), thời gian chuyển đổi hàng tồn kho (ICP), thời hạn thanh tốn bình qn (APP) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC); các biến kiểm sốt gồm Quy mơ doanh nghiệp Kích thước doanh nghiệp (SZE), tỷ lệ nợ (DR), tỷ số thanh toan hiện hành (CR). Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng quản lý vốn lưu động có một tác động mạnh mẽ về mặt thống kê đến lợi nhuận của Tata Motors. Mối quan hệ nghịch chiều giữa thời gian thu tiền bình quân, thời gian thanh tốn bình qn, chu
kỳ chuyển đổi tiền mặt, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho với ROA phù hợp với phát hiện của Shin và Soenen (1998) và Lazaridis và Tryfonidis (2006) và nhiều nghiên cứu khác.
Nguyễn Thị Tuyết Nga và Bùi Ngọc Toản (2017) kiểm định tác động của việc quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp ngành Thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Bài viết phân tích dữ liệu bảng gồm 20 doanh nghiệp ngành Thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016. Biến phụ thuộc là lợi nhuận trên tài sản - ROA; biến độc lập phản ánh việc quản lý vốn lưu động và có ảnh hưởng đến ROA bao gồm: Kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh tốn bình quân, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt; Các biến kiểm sốt gồm: Quy mơ DN, tỷ lệ nợ. Bài viết tiến hành bổ sung thêm biến độc lập bình phương của quản lý vốn lưu động (ARit2, INVit2, APit2, CCCit2) nhằm kiểm định tác động phi tuyến của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động phi tuyến của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các biến độc lập kỳ thu tiền bình quân (ARit), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INVit), kỳ thanh toán bình quân (APit) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCCit) tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với hiệu quả hoạt động (ROAit).Ngồi ra, nhóm tác giả cũng tìm thấy tác động của quy mô doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên có một số kết luận rằng số ngày khoản phải trả có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi trong một số nghiên cứu, các doanh nghiệp trì hỗn các khoản thanh toán cho nhà cung cấp giúp cơng ty có thời gian để kiểm định chất lượng sản phẩm đã mua và có thể tận dụng nguồn tín dụng rẻ tiền và linh hoạt cho hoạt động của mình, như một số nghiên cứu sau:
Gul và cộng sự (2013) nghiên cứu ảnh hưởng của việc quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các công ty vừa và nhỏ tại Pakistan. Thời gian nghiên cứu được là bảy năm tính từ năm 2006 đến năm 2012. Các nguồn dữ liệu được sửa
dụng trong bài nghiên cứu được lấy từ Sở Giao dịch chứng khoán Karachi, cơ quan thuế, bản thân các công ty được nghiên cứu và các bài báo về kinh doanh của hãng Bloomberg L.P (Bloomberg Businessweek). Biến phụ thuộc của nghiên cứu là ROA-Lợi nhuận trên tài sản, các biến độc lập bao gồm số ngày phải thu tài khoản (ACP), số ngày tồn kho (INV), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và số ngày khoản phải trả (APP). Ngồi các biến độc lập, nghiên cứu cịn sử dụng một số biến khác bao gồm quy mơ doanh nghiệp (SIZE), địn bẩy (DR) và tăng trưởng (GROWTH). Kỹ thuật dữ liệu bảng được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của việc quản trị vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy số ngày khoản phải trả có mối tương quan thuận chiều với ROA, số ngày khoản phải thu, số ngày tồn kho và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có mối quan hệ nghịch đảo với ROA. Mặt khác, quy mô và tăng trưởng thay đổi trong bán hàng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Ngược lại tỷ lệ nợ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận.
Dong và Su (2010) khi nghiên cứu dựa trên mẫu gồm dữ liệu 130 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 năm từ 2006 đến 2008 cũng cho thấy rằng nhiều cơng ty trì hỗn thanh toán cho các nhà cung cấp. Bài viết cũng bổ sung cho nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006) với cơng bố có mối quan hệ thuận chiều giữa số ngày khoản phải trả và lợi nhuận.
Cùng kết luận có mối quan hệ thuận chiều là kết quả của Makori và Jagongo (2013) khi dùng mơ hình tương quan Pearson và mơ hình hồi quy OLS để nghiên cứu dữ liệu của 10 doanh nghiệp ngành sản xuất và xây dựng trên Sàn giao dịch chứng khoán Nairobi ở Kenya trong giai đoạn 2003 đến 2012; hay như kết luận của Shah và Sana (2006) xem xét dữ liệu của 7 cơng ty khai thác dầu khí Pakistan trong giai đoạn 2001-2005 bằng kỹ thuật phân tích tương quan và hồi quy bình phương bé nhất; cũng như kết quả của Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) cho thấy rằng các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đã thương lượng với nhà cung cấp để kéo dài thời hạn thanh tốn để bù lại phần mình gia hạn cho khách hàng, làm gia tăng lợi nhuận cũng như khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này sau khi
nghiên cứu mẫu gồm 42 công ty sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2016 bằng việc sử dụng mơ hình gộp- OLS model, mơ hình ảnh hưởng cố định- FEM, mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên- REM.
2.2.4. Tác động của chu kỳ tiền mặt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt là một biến, một yếu tố quyết định quan trọng trong mối quan hệ với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận được đưa ra tại các nghiên cứu:
Shin và Soenen (1998) có lẽ là một trong những người tiên phong liên quan đến việc quản lý vốn lưu động hiệu quả với tăng lợi nhuận. Trong bài viết của họ “Hiệu quả của quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp”, họ đã phân tích Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (bằng việc sử dụng chu kỳ thương mại thuần – Net Trade Cycle -NTC, {Net Trade Cycle = (Khoản phải thu + Hàng tồn kho – Phải trả người bán)* 365/Doanh thu thuần}) tác động đến khả năng sinh lời của mẫu gồm các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1994. Họ thấy rằng việc giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt hợp lý có thể dẫn đến sự gia tăng Lợi nhuận của các công ty.
Lazaridis và Tryfonidis (2006) với mẫu nghiên cứu tập trung vào thị trường chứng khoán Anthens (Hi Lạp) gồm 131 công ty trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2004. Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (GOP).
Enqvist và cộng sự (2014) xem xét vai trò của chu kỳ hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và vốn luân chuyển của doanh nghiệp bằng cách sử dụng mẫu gồm các công ty của Phần Lan được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Helsinki trong khoảng thời gian 18 năm từ năm 1990 đến 2008, tổng cộng 1136 mẫu quan sát. Tác giả nghiên cứu mối tương quan này trong tình trạng nền kinh tế Phần Lan ở các thời điểm khác nhau: bình thường, thịnh vượng và suy thối. Biến phụ thuộc là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận hoạt động gộp (GOI) là 2 thước đo của khả năng sinh lời. Đối với biến độc lập tác giả sử dụng Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) là thước đo chính, là biện pháp toàn diện và
hoàn hảo trong việc quản trị vốn luân chuyển. Kết quả ghi nhận chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có mối tương quan âm với khả năng sinh lời của công ty. Kết quả cũng cho thấy rằng các cơng ty có thể đạt được khả năng sinh lời cao hơn bằng cách kiểm soát hàng tồn kho một cách hiệu quả, giảm thời gian thu hồi nợ, rút ngắn kỳ phải trả người bán.
Oktay Tas và cộng sự (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn lưu động và lợi nhuận trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Mẫu nghiên cứu bao gồm các công ty ngành năng lượng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul ở Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ số năng lượng BIST, khoảng thời gian được lựa chọn từ năm 2012 đến năm 2018. Biến phụ thuộc PRO được dùng làm chỉ số đo khả năng sinh lợi, biến độc lập gồm Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), số ngày khoản phải trả (APDEF), số ngày khoản phải thu (ARCON), số ngày tồn kho (INVCON). Tác giả sử dụng Tỷ lệ nợ tài chính (FDR), Quy mơ doanh nghiệp (CS) làm biến kiểm sốt trong mơ hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính âm giữa CCC và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, điều này có nghĩa rằng nhà quản lý nên chú ý đến việc giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để hỗ trợ tăng lợi nhuận.
M Hassan và SK Shrivastava (2019) nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thu được từ báo cáo xuất bản hàng năm của Tata Motors và quỹ đầu tư thương hiệu Ấn Độ trong khoảng thời gian 05 năm từ 2013 đến 2017. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với ROA.
Ngô Vi Trọng và Lê Thị Minh Nguyễn (2015) hệ thống cơ sở lý luận về quản trị vốn luân chuyển, đánh giá kết quả của các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các kết quả cho thấy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (cash conversion cycle - CCC) và số ngày thu tiền bình qn (average receivable day - ARD) có mối tương quan âm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, số ngày tồn kho bình qn (average inventory day - AID) và số ngày trả tiền bình quân (average payable day - APD) tác động không đồng thuận lên hiệu quả hoạt động; tùy thuộc vào ngành nghề, đặc điểm kinh doanh và điều kiện vĩ mô.
Nguyễn Thúy Quỳnh và Triệu Thị Phương Hiền (2018) kiểm định ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của 200 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016. Tác giả thực hiện phân tích hồi quy dữ liệu theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), phương pháp tác động ngẫu nhiên (REM), phương pháp tác động cố định (FEM) và phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS). Kết quả cho thấy có mối tương quan âm giữa thước đo hiệu quả quản trị vốn luân chuyển, như kỳ thu tiền khoản phải thu, kỳ lưu hàng tồn kho, khoản phải trả người bán và chu kỳ luân chuyển tiền mặt đến khả năng sinh lợi.
Trái với các kết quả trên, Gill và cộng sự (2010) đã sử dụng dữ liệu của 88 công ty tại Mỹ từ năm 2005 đến 2007 để tìm mối quan hệ giữa quản lý vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Họ đo lường khả năng sinh lời bằng cách sử dụng lợi nhuận hoạt động để tìm kiếm sự liên quan của việc quản lý vốn lưu động với thành công hay thất bại. Sử dụng tổng quát phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất, họ thấy rằng có một mối liên quan cùng chiều với ý nghĩa thống kế giữa chu kỳ tiền mặt và lợi nhuận. Mặc dù mẫu quan sát không lớn, nhưng cũng đã đưa ra kết luận rằng các nhà quản lý có thể cải thiện lợi nhuận bằng cách giảm thời gian tín dụng cấp cho khách hàng. Điều này là để đảm bảo rằng một cơng ty có đủ tiền mặt để tài trợ cho hoạt động của mình, phù hợp với lập luận của Moussawi và cộng sự (2006) khi họ đã kiểm tra quản lý vốn lưu động và hiệu quả của việc quản lý vốn lưu động. Họ kết luận có mối quan hệ chặt chẽ giữa chu kỳ tiền mặt và khả năng chi trả tiền mặt.
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vốn lưu động và những tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ở các môi trường, các khoảng thời gian khác nhau, tác giả xin tóm tắt một số các nghiên cứu được tổng hợp ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước đây