Tên biến Ký hiệu Kết quả nghiên
cứu
Mức ý nghĩa Biến độc lập
Số ngày khoản phải thu (hay
kỳ thu tiền) AR - 1%
Tên biến Ký hiệu Kết quả nghiên cứu
Mức ý nghĩa
chuyển hàng tồn kho)
Số ngày khoản phải trả (hay kỳ
trả tiền) AP - 1%
Chu kỳ tiền mặt CCC Khơng tác động N/A
Biến kiểm sốt:
Quy mơ doanh nghiệp SIZE Không tác động N/A
Tỷ lệ nợ DEBT - 1%
Tốc độ tăng trưởng doanh thu GROWTH Không tác động N/A Tỷ số thanh toán hiện thời CR Không tác động 1%, N/A
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
4.4.1. Mơ hình 1: Nghiên cứu tác động của kỳ thu tiền đến tỷ suất sinh lợi
Trong mơ hình 1 tác giả sử dụng ROA làm biến phụ thuộc, AR được sử dụng là biến độc lập. Trong khi SIZE, DEBT, GROWTH, CR được sử dụng làm biến kiểm soát.
Kết quả tại mơ hình 1 có R bình phương (R-squared) có giá trị là 0.4167, điều này có nghĩa biến độc lập AR và biến kiểm sốt tại mơ hình giải thích được 41.67% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA.
Kết quả hồi quy cho thấy AR có mối quan hệ ngược chiều với ROA ở mức ý nghĩa cao 1%. Hệ số hồi quy âm 0.00005, chỉ ra rằng công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn thêm 1 ngày thì khả năng sinh lời giảm 0.005%. Điều này cho thấy rằng các công ty ngành năng lượng ở Việt Nam có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách duy trì
khoản phải thu ở mức tối thiểu. Khi công ty gia tăng khoản phải thu sẽ phát sinh khoản chi phí để theo dõi, quản lý các khoản phải thu này, đồng thời việc cấp tín dụng dụng thương mại cho khách hàng cũng phát sinh những rủi ro khi khách hàng không trả tiền. Các lý do trên sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận của công ty. Các công ty thuộc ngành năng lượng cần có các chính sách bán chịu phù hợp, thu hồi nợ nhanh để tăng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó gia tăng khả năng sinh lợi của cơng ty.
Kết quả AR tương quan nghịch với ROA phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Lazaridis và Tryfonidis (2006) tại Hi Lạp, Gill và cộng sự (2010) tại Mỹ, tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh và Triệu Thị Phương Hiền (2018), Enqvist và cộng sự (2014) tại Phần Lan và tác giả Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) tại Việt Nam.
4.4.2. Mơ hình 2: Nghiên cứu tác động của kỳ luân chuyển hàng tồn kho đến tỷ suất sinh lợi
Trong mơ hình 2, ROA làm biến phụ thuộc, INV được sử dụng là biến độc lập. Biến kiểm soát vẫn là SIZE, DEBT, GROWTH, CR.
Kết quả tại mơ hình 2 có R bình phương (R-squared) có giá trị là 0.2887, điều này có nghĩa biến độc lập INV và biến kiểm sốt tại mơ hình giải thích được 28.87% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA.
Kết quả hồi quy cho thấy kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) không ảnh hưởng đến ROA.
Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Padachi (2006), Gill và cộng sự (2010), Vural và cộng sự (2012), cũng như kết quả nghiên cứu của tác giả Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) khi nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của 42 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2012 đến 2016,
4.4.3. Mơ hình 3: Nghiên cứu tác động của kỳ trả tiền đến tỷ suất sinh lợi
Mơ hình 3 nghiên cứu sự tác động của kỳ trả tiền (AP) đến khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROA. Các biến phụ thuộc và biến kiểm sốt khơng thay đổi so với mơ hình trước, biến độc lập được sử dụng là AP.
Kết quả tại mơ hình 1 có R bình phương (R-squared) có giá trị là 0.3945, điều này có nghĩa các biến độc lập AP và biến kiểm sốt tại mơ hình giải thích được 39.45% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA.
Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ phải trả và tỷ suất sinh lợi ROA ở mức ý nghĩa thống kê cao 1%, các cơng ty ngành năng lượng sẽ có khả năng sinh lời cao hơn khi thanh toán sớm cho nhà cung cấp. ngược lại càng trì hỗn số ngày thanh tốn thì uy tín của cơng ty sẽ bị ảnh hưởng, cơng ty khơng cịn hưởng được chiết khấu khi mua hàng, người bán sẽ cung cấp các mặt hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến hàng hóa bán ra của cơng ty từ đó giảm khả năng sinh lời. Hệ số hồi quy âm 0.00003, chỉ ra rằng khi cơng ty trì hỗn thanh tốn khoản phải trả thêm 1 ngày (công ty chiếm dụng vốn của đơn vị khác thêm 1 ngày) sẽ dẫn đến giảm khả năng sinh lời của công ty 0.003%.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Enqvist và cộng sự (2014) tại Phần Lan, Pais và Gama (2015) tại Bồ Đào Nha, hai tác giả Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2013) tại Việt Nam.
4.4.4. Mơ hình 4: Nghiên cứu tác động của chu kỳ tiền mặt đến tỷ suất sinh lợi lợi
Mơ hình 4 được chạy bằng cách sử dụng chu kỳ tiền mặt (CCC) dưới dạng biến độc lập, tỷ suất sinh lợi ROA là biến phụ thuộc, các biến kiểm soát giữ nguyên là SIZE, DEBT, GROWTH, CR.
Kết quả tại mơ hình 1 có R bình phương (R-squared) có giá trị là 0.30120, điều này có nghĩa các biến độc lập CCC và biến kiểm sốt tại mơ hình giải thích được 30.12% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROA.
Chu kỳ tiền mặt (CCC) không ảnh hưởng đến ROA, tức là khơng có mối quan hệ với khả năng sinh lợi của công ty.
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Deloof (2003) tại Bỉ giai đoạn 1992-1996, Mumtaz và cộng sự (2011) với nghiên cứu 22 doanh nghiệp hóa học trên TTCK Karachi (KSE) từ năm 2005-2010, phù hớp kết luận của tác giả Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) sau khi nghiên cứu 42 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2012 đến 2016.
4.4.5. Tác động của các biến kiểm soát đến tỷ suất sinh lợi
Các biến kiểm soát trong bài nghiên cứu gồm quy mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH), tỷ lệ nợ (DEBT) và tỷ số thanh toán hiện thời (CR), qua kết quả hồi quy tại 4 mơ hình trên cho thấy như sau:
- Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi ROA và biến kiểm sốt tỷ lệ nợ (DEBT) trong 4 mơ hình đều là nghịch biến và có ý nghĩa thống kê cao 1%. Điều này có nghĩa rằng cơng ty sử dụng nợ nhiều hay có tỷ lệ nợ cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi. Khi vay nợ q nhiều thì cơng ty khơng cịn tận dụng được lợi thuế tấm chắn thuế từ lãi vay mà thay vào đó là gánh nặng chi phí sử dụng vốn. Việc vay nợ quá nhiều cũng làm giảm uy tín của cơng ty, làm bất lợi trong việc thương lượng với nhà cung cấp về giá cả, thời hạn thanh toán, …. Tất cả điều này ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây.
- Biến kiểm soát Tỷ số thanh tốn hiện hành (CR) có mối quan hệ cùng chiều với ROA ở mức ý nghĩa thống kê 10%, nghĩa là cơng ty có tỷ số thanh tốn hiện thời cao có khả năng thanh tốn tốt hơn các khoản nợ ngắn hạn, từ đó cơng ty đạt khả năng sinh lợi cao hơn.
- Quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) là 2 biến kiểm sốt cuối cùng của mơ hình, tuy nhiên kết quả của bài nghiên cứu lại khơng cho thấy bằng chứng có tác động đến khả năng sinh lợi của công ty.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu là sự ảnh hưởng và tác động của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất sinh lợi tại 41 công ty ngành năng lượng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vốn ln chuyển là yếu tố duy trì tính thanh khoản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của bất kỳ một công ty nào. Để đạt được tỷ suất sinh lợi cao cần phải đạt được sự cân bằng giữa các thành phần của vốn luân chuyển, quản trị vốn luân chuyển một cách tối ưu nhất. Vốn luân chuyển trong bài nghiên cứu được đo bằng số ngày khoản phải thu (AR), số ngày tồn kho (INV), số ngày khoản phải trả (AP) và chu kỳ tiền mặt (CCC) và tỷ suất sinh lợi được đo bằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA).
Với 205 quan sát đối với 41 công ty ngành năng lượng trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập cũng như các biến kiểm soát đối với các biến phụ thuộc bằng phương pháp OLS và xử lý dữ liệu bằng phần mềm STATA. Tác giả đã trình bày thống kê mơ tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng hưởng của các biến đại diện cho vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các công ty như sau: AR tác động ngược chiều đến ROA ở mức ý nghĩa 1%, AP cũng có kết quả tác động ngược chiều với ROA tại mức ý nghĩa 1%. Riêng INV và CCC không cho kết quả có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc ROA. Bên cạnh đó, các biến kiểm sốt cũng cho kết quả khác nhau, tỷ lệ nợ (DEBT) tương quan nghịch với ROA; quy mô công ty (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) và tỷ số thanh tốn hiện thời (CR) khơng cho kết quả có ý nghĩa thống kê với ROA.
5.2. Một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của các công ty ngành năng lượng được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, tác giả xin đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao lợi nhuận của các công ty như sau:
- Quản trị khoản phải thu: Số ngày khoản phải thu có tác động ngược chiều đồng nghĩa số ngày thu tiền của đối tác càng ngắn thì khả năng sinh lợi càng được cải thiện. Do đó, cơng ty cần quan tâm và đưa ra giải pháp liên quan đến công tác quản trị các khoản phải thu, cụ thể:
+ Xây dựng chính sách bán chịu hay còn gọi là tín dụng thương mại của công ty.
+ Xây dựng hạn mức tín dụng: Cơng ty đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng đồng thời thiết lập các nguyên tắc để xác định khách hàng nào sẽ được cấp tín dụng và khách hàng nào khơng được cấp tín dụng.
+ Theo dõi chặt chẽ các khoản nợ, lập bảng phân loại các khoản phải thu theo độ tuổi.
+ Trích lập dự phịng các khoản phải thu khó địi nhằm phòng tránh những tổn thất trong chu kỳ kinh doanh từ các khoản phải thu khói địi.
+ Sắp xếp các khoản nợ theo thời hạn thu tiền để có các biện pháp nỗ lực thu hồi nợ như gửi thư, gọi điện cho khách hàng có nợ quá hạn, thuê đại lý thu hồi nợ, khởi kiện khách hàng khi cần thiết.
- Quản trị khoản phải trả: Số ngày phải trả bình quân tồn tại một mối quan hệ nghịch chiều với khả năng sinh lợi, nghĩa là việc giảm số ngày phải trả sẽ tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong cơng tác quản lý và thanh tốn công nợ phải trả:
+ Xây dựng nhân sự có khả năng thương thuyết tốt, khéo léo trong việc đàm phán về công nợ với khách hàng.
+ Đối chiếu công nợ phải trả cho người bán định kỳ 6 tháng một lần, có cơ sở chuẩn bị nguồn vốn để kịp thời thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp cần thiết thì cơng ty cũng có thể trì hỗn các khoản phải trả nhà cung cấp nhưng phải trong thời hạn cho phép để khơng gây ảnh hưởng đến uy tín của mình.
- Liên quan đến tỷ lệ nợ, các cơng ty cần cơ cấu lại nguồn tài trợ với tỷ lệ nợ hợp lý:
+ Các công ty nên chọn tỷ lệ nợ tối tối ưu để có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Cần cân nhắc giữa khoản tiết kiệm thuế từ việc tài trợ bằng nợ và chi phí sử dụng vốn phát sinh.
+ Các công ty cần ưu tiên sử dụng nguồn vốn có chi phí thấp trong và ngồi nước như vay vốn ODA, các khoản vay từ các tổ chức quốc tế: ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, …
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Hạn chế 5.3.1. Hạn chế
Hạn chế của nghiên cứu này là các mẫu chỉ tập trung vào các công ty cổ phần trong lĩnh vực ngành năng lượng điện/khí được niêm yết trên TTCK Việt Nam gồm 44 cơng ty thuộc danh mục ngành năng lượng điện/khí, nhưng có 03 cơng ty khơng thu thập được đầy đủ báo cáo tài chính qua các năm nên chỉ hạn chế mẫu nghiên cứu tại 41 công ty từ năm 2015 đến năm 2019.
Kích cỡ mẫu còn nhỏ và được lấy từ những website tin cậy nhưng không tránh khỏi hiện tượng các doanh nghiệp cố gắng làm đẹp báo cáo tài chính, điều này khiến kết quả nghiên cứu chưa chính xác so với thực tế. Do đó, để đề tài có sức thuyết phục và bằng chứng thực nghiệm tốt nhất thì phải quan sát trong thời gian dài hơn, số lượng công ty nhiều hơn.
- Việc đo lường tỷ suất sinh lợi chỉ dừng lại ở ROA mà chưa mở rộng sang các biến số khác như tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận hoạt động gộp (GOP) , Tobin’s Q.... để có sự đánh giá tồn diện hơn.
- Nghiên cứu chưa đề cập đến một số biến vĩ mô như tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát, sự biến động của lãi suất, ...
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
- Bổ sung thêm biến nghiên cứu vào mơ hình: biến phụ thuộc đo lường lợi nhuận như tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận hoạt động gộp (GOP), Tobin’s Q để đánh giá toàn diện hơn sự ảnh hưởng của việc quản trị vốn lưu động đến tỷ suất sinh lợi của cơng ty. Biến kiểm sốt có thể nghiên cứu thêm các biến như tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát, ...
- Tăng số lượng mẫu nghiên cứu qua các năm với số lượng công ty nhiều hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt:
1. Bùi Ngọc Toản, 2016. Tác động của chính sách vốn lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành bất động sản Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44d (2016): 18-27.
2. Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga, 2018. Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tời khả năng sinh lời của doanh nghiệp: Bằng chứng từ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 195 - Tháng 8/2018, 39-47.
3. Nguyễn Thị Tuyết Nga và Bùi Ngọc Toản, 2017. Quản lý vốn lưu động và hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Tạp chí Tài chính
(26/12/2017).<http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-
luan/quan-ly-von-luu-dong-va-hieu-qua-hoat-dong-tai-cac-doanh-nghiep-thuy-san- viet-nam-133696.html>.
4. Nguyễn Thúy Quỳnh và Triệu Thị Phương Hiền, 2018. Ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016. Tạp chí Cơng thương (4/7/2018).< http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/anh-huong-cua-quan-tri-von-luan-chuyen-den- kha-nang-sinh-loi-cua-cac-doanh-nghiep-tai-viet-nam-giai-doan-2008--2016- 54248.html>
5. Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2014. Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 14 (24) - Tháng 01-02/2014, 62-70.
Tài liệu Tiếng Anh:
1. Deloof, M., 2003. Does working capital Management affect Profitability of Belgian Firms?. Journal of Business Finance & Accounting, 30(3) & (4)(April/May 2003).
2. Dong và Su, 2010. The Relationship between Working Capital Management and Profitability: A Vietnam Case. International Research Journal of Finance and