CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3 Các nghiên cứu trước đầy về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất
2.3.2 Tác động ngược chiều của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân
ngân hàng thương mại
- Nghiên cứu của Al-Rdaydeh và cộng sự (2018)
Al-Rdaydeh và cộng sự (2018) khám phá ảnh hưởng của rủi ro tài chính đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng ở Jordan trong giai đoạn từ 2006 đến 2015. Tỷ suất sinh lợi trong nghiên cứu này được đo bằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), trong khi rủi ro tài chính được phản ánh bởi thanh khoản và rủi ro tín dụng (tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng khoản vay). Kết quả cho thấy tác động ngược chiều đáng kể của rủi ro tín dụng đối với cả ROA và ROE có mức ý nghĩa thống kê cao và giải thích được 41% sự biến thiên của tỷ suất sinh lợi trong tổng mẫu nghiên cứu. Kết quả này đưa ra một dấu hiệu rõ ràng cho các nhà quản lý ngân hàng rằng việc cho vay thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến tổn thất cho
vay cao hơn, dẫn đến hậu quả là các ngân hàng suy giảm lợi nhuận một cách đáng kể. Ngồi ra, quy mơ của ngân hàng và rủi ro thanh khoản cũng được tìm thấy là có ảnh hưởng ngược chiều có ý nghĩa đối với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
- Nghiên cứu của Ariful Islam và Hasan Rana (2017)
Ariful Islam và Hasan Rana (2017) về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM tư nhân ở Bangladesh. Các tác giả nhấn mạnh đến các yếu tố nội tại của ngân hàng như các khoản nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ cho vay, phí hoa hồng, chi phí quỹ và chi phí hoạt động đối với các tỷ suất sinh lợi của ngân hàng như tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các kết quả thực nghiệm đã tìm thấy bằng chứng thống kê mạnh mẽ cho thấy nợ xấu và chi phí hoạt động có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận. Hơn nữa, kết quả đã chỉ ra rằng nợ xấu cao hơn có thể dẫn đến lợi nhuận ít hơn do phải thiết lập phân loại các nhóm nợ và trích lập dự phịng.
- Nghiên cứu của Ozili (2015)
Ozili (2015) khi xem xét tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại Châu Phi từ năm 2004 đến 2013, sử dụng cơ sở dữ liệu Bankscope cho 18 quốc gia ở Châu Phi bao gồm Nam Phi, Ghana, Ai Cập, Tunisia, Morocco, Kenya, Uganda, Zambia, Tanzania, Ethiopia, Togo, Angola, Cameroun, Algeria, Mauritius, Namibia, Botswana và Senegal. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, và các khoản dự phòng tổn thất cho vay ảnh hưởng ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại ở Châu Phi. Nghiên cứu sử dụng mơ hình động với sự tham gia của biến trễ một kỳ của biến phụ thuộc (ROAit-1) và sử dụng đồng thời phương pháp hồi quy OLS và GMM.
- Nghiên cứu của Kaaya và Pastory (2013)
Kaaya và Pastory (2013) thực hiện nghiên cứu với mục tiêu tìm ra tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại ở Tanzania. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 11 ngân hàng ở Tanzania, được tổng hợp trong báo cáo tài chính. Rủi ro tín dụng được đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trong khi ROA đại diện cho khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mơ hình hồi quy cho dữ liệu bảng được
sử dụng để khám phá tác động rủi ro tín dụng và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng đã tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi. Mơ hình hồi quy giải thích được lần lượt là 70% tổng thể và 64% cho tổng thể có hiệu chỉnh. Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu, các tác giả đề xuất ngân hàng nên xem xét tăng cường bảo lãnh dự trữ vốn để bảo vệ ngân hàng khỏi các khoản lỗ trong tương lai cũng như tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng.
- Nghiên cứu của Kolapo và cộng sự (2012)
Kolapo và cộng sự (2012) tìm thấy ảnh hưởng ngược chiều của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở Nigeria khi sử dụng đồng thời tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phịng tín dụng. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) được sử dụng để đại diện cho hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. 05 ngân hàng thương mại ở Nigeria đã được lựa chọn trong khoảng thời gian 11 năm (2000-2010) để tiến hành phân tích. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng đế ước tính các ảnh hưởng của hàm lợi nhuận. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu làm giảm khả năng sinh lợi (ROA) khoảng 6,2%, trong khi dự phòng rủi ro cho vay cũng làm giảm khả năng sinh lợi khoảng 0,65%. Dựa trên những phát hiện, các tác giả khuyến cáo các ngân hàng ở Nigeria nên tăng cường năng lực thẩm định tín dụng và quản lý nợ trong khi cơ quan quản lý nên chú ý hơn đến việc ngân hàng tuân thủ các quy định có liên quan.
- Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2017)
Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2017) đã xem xét mơ hình đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng và rủi ro tín dụng của 30 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2015. Phương pháp này áp dụng kỹ thuật phân tích đường bao dữ liệu DEA để đo lường rủi ro tín dụng như một biến đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM, với giả định hiệu quả thay đổi theo quy mô. Các tác giả chỉ ra rằng rủi ro tín dụng tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, trong đó dự phịng rủi ro là biến đánh giá rủi ro tín dụng và ROA cũng như ROE đánh giá cho khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Trước đó, Phạm Hữu Hồng Thái (2013) cũng tìm thấy tác động ngược chiều của tỷ lệ nợ xấu và dự phịng rủi ro tín dụng đối với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng, được đo bằng ROE. Tác giả đã thu thập dữ liệu của 34 NHTMCP Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012 và phân tích thực nghiệm bằng các phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng. Mặc dù tác giả đã tìm thấy nợ xấu ảnh hưởng ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến ROE; tuy nhiên, tác giả khơng tìm thấy bằng chứng thống kê đối với ảnh hưởng của dự phịng rủi ro tín dụng đến ROE. Cuối cùng, tác giả không sử dụng ROA như một tỷ số đo lường tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam như các nghiên cứu trước đó.
Như vậy, các nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại còn gây tranh cãi. Sự khác biệt giữa các nghiên cứu này có thể là do cách tiếp cận về phương pháp phân tích và mẫu nghiên cứu, cũng như việc sử dụng các biến đo lường trong mơ hình. Do sự thiếu nhất qn đó, tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi cần phải tiếp tục được nghiên cứu làm rõ.
Kết luận chương 2.
Chương 2 trình bày những vấn đề liên quan về rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại như khái niệm, các chỉ tiêu đo lường.
Đồng thời, chương 2 cũng lược khảo những nghiên cứu trước đây về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại, từ đó làm cơ sở để đề xuất mơ hình nghiên cứu định lượng phù hợp với thực tiễn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Giới thiệu chương 3
Chương 3 giới thiệu các NHTMCP Việt Nam cùng với thực trạng tỷ suất sinh lợi và rủi ro tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018.