CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Rủi ro tín dụng
Nhìn chung, các nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại là chưa có một kết quả thống nhất. Theo Alshatti (2015), rủi ro tín dụng được coi là sẽ gây ra các khoản nợ khó thu hồi và làm gia tăng thêm chi phí trên mỗi đơn vị tài sản. Do đó, rủi ro tín dụng cao sẽ kéo theo chi phí cao đồng thời làm giảm dịng tiền mà nó mang lại. Theo lập luận trên, rủi ro tín dụng sẽ tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng như những giả thuyết sau đây:
+ H1: Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.
+ H2: Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.
- Cấu trúc vốn (Leverage Ratio - LR)
Theo như nghiên cứu trước đây, cấu trúc vốn (LR it) được đề cập đến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (Alshatti, 2015). Tuy nhiên, tại các NHTMCP Việt Nam do tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ trung bình khoảng 11% nên sẽ phù hợp hơn khi sử dụng tỷ lệ tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ. Đồng thời nghiên cứu của Alshatti (2015) đề cập đến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được xem là có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy ngân hàng có thể sử dụng địn bẩy tài chính hiệu quả như một công cụ giúp nâng cao tỷ suất sinh lợi. Nghiên cứu Goddard và cộng sự (2013) phát hiện ra rằng tỷ lệ vốn tương quan ngược chiều với lợi nhuận phản ánh sự đánh đổi giữa lợi nhuận ngân hàng và rủi ro ở các ngân hàng EU trong năm 1992 – 2007. Do đó, giả thuyết H3 liên quan đến biến cấu trúc vốn như sau:
+ H3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.
- Quy mô ngân hàng (ASSET)
Biến tài sản ASSETit được kỳ vọng là tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi như các nghiên cứu của Boahene và cộng sự (2012). Thực tế cho thấy quy mô tài sản tăng khi các ngân hàng mở rộng hoạt động bao gồm thành lập chi nhánh, gia tăng lượng tài sản; do đó khi một ngân hàng phát triển về quy mơ thì khả năng sinh lợi của ngân hàng được kỳ vọng càng tăng. Giả thuyết H4 cho ảnh hưởng của quy mô ngân hàng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng như sau:
+ H4: Quy mơ của ngân hàng có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình (Tangible Common Equity ratio - TCE)
Biến TCE it đại diện cho khả năng tự đảm bảo của vốn chủ sở hữu dựa trên tài sản hữu hình. Bởi vì tài sản vơ hình thường có giá trị thanh khoản thấp khi ngân hàng gặp khủng hoảng, tỷ số này được sử dụng phổ biến để đánh giá những gì có thể cịn lại để phân phối cho các cổ đông nếu công ty bị thanh lý kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Đây là biến thay thế thích hợp cho biến CAR trong các nghiên cứu gần đây (Amin và cộng sự, 2014). Tỷ số này ngụ ý rằng khi vốn chủ sở hữu tăng, nó sẽ lần lượt giảm chi phí vốn bình qn và do đó cải thiện mức sinh lời trong điều kiện hạn chế tài chính. Tương tự như vậy, việc tăng vốn có thể tăng thu nhập dự kiến vì nó giúp giảm chi phí có thể phát sinh khi ngân hàng gặp khó khăn tài chính, bao gồm cả phá sản. Vì vậy, giả thuyết H5 cho sự ảnh hưởng của này như sau:
+ H5: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình trên tổng tài sản hữu hình có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam.
Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
Các biến Phương pháp đo lường Kỳ
vọng dấu Tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình qn
Rủi ro tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu (DR) Tổng nợ xấu
Tổng dư nợ cho vay -
Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (LPTL)
Dự phịng rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ -
Biến kiểm soát
Cấu trúc vốn (LR) Vốn chủ sở hữu
Tổng nợ -
Quy mô ngân hàng
(ASSET) Ln(Tổng tài sản) +
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu hữu hình (TCE)
Vốn chủ sở hữu – cổ phần ưu đãi – Tài sản vơ hình
Tổng tài sản – Tài sản vơ hình +
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)