4. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên
1.2 Bối cảnh ngành và Công Ty Cổ Phần Xi Măng Đỉnh Cao
1.2.1 Ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh:
Đầu tư, sản xuất kinh doanh xi măng, bê tơng, vật liệu xây dựng và vận tải hàng hóa.
Đối với ngành vật liệu xây dựng tất cả các thương hiệu tư nhân hay nhà nước, trong nước hay kể cả các thương hiệu nước ngoài đều tồn tại chinh sách bán chịu. Chính sách bán chịu hấp dẫn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng (kết quả khảo sát yếu tố quyết định mua hàng tại mục 3.2.2 chương 3)
Đặc biệt giai đoạn mà đề tài nghiên cứu thực hiện đúng vào thời kỳ khủng hoảng thừa xi măng thì cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Thực tế và đặc thù ngành là vậy nên vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế tối đa rủi ro công nợ phải thu, giảm thiểu chi phí quản lý nợ và làm thế nào tối ưu được chính sách bạn chịu để gia tăng bán hàng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cũng là các khía cạnh mà luận văn muốn hướng đến.
Đối tượng sản xuất kinh doanh:
Sản phẩm của công ty:
Khách hàng tiềm năng:
Theo quan hệ thanh tốn cơng ty chia khách hàng thành các nhóm sau và cơng ty chú trọng vào nhóm khách hàng A, B, C.
Phân loại Diễn giải
A Cơng nợ thường thanh tốn dưới 07 ngày B Cơng nợ thường thanh tốn từ 08 đến 14 ngày C Công nợ thường thanh toán từ 15 đến 21 ngày D Cơng nợ thường thanh tốn từ 22 đến 60 ngày E Khách hàng mới ký hợp đồng chưa đánh giá được X Có một trong những dấu hiệu “nợ xấu” theo quy định
Bảng 2.1: Chiến lược khách hàng theo quan hệ thanh toán. (nguồn từ BP Kinh Doanh)
1.2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin:
Công ty chú trọng đầu tư hệ thống quản lý kiểm soát hiện đại như:
SAP: Phần mềm quản trị toàn diện doanh nghiệp
hiện đại nhất.
DMS: Hệ thống quản lý bán hàng: theo dõi phân tích
giao dịch, khách hàng và nhân viên bán hàng trực tuyến, di động trên bản đồ số được tích hợp với phần mềm Erp-SAP.
D&S: Cơ sở dữ liệu thống kê và phân khúc
thị trường, nhà sản xuất và khách hàng xi măng một cách toàn diện.
Năm 2018 Việt Nam tiêu thụ 49,5 triệu tấn xi măng (giảm 1% so với 2017). Năm 2019 dự báo chỉ là 45-47 triệu tấn; trong khi đó khả năng sản xuất nội địa, cung cấp cho thị trường khoảng 70 triệu tấn, vượt rất xa nhu cầu. Một số lượng khoảng 07 triệu tấn clinker, xi măng sẽ được xuất khẩu trong năm 2019.
Trung bình mỗi người dân VN tiêu thụ 530kg xi măng/năm, bằng với bình quân của thế giới. Nhiều dự án phát triển xi măng sẽ tiếp tục đưa vào sản xuất trong vòng 3 năm tới. Cho đến năm 2020 thì cung – cầu sẽ cân đối vào khoảng 100 triệu tấn. Từ 2019 – 2020, dự báo tiêu thụ chỉ tăng trung bình 5% năm. Nhưng đây lại là thời điểm nhiều dự án xi măng hoàn thành và đưa vào sản xuất tạo ra dư thừa nhiều nhất trong lịch sử ngành xi măng VN.
Biểu đồ 2.2: Tình hình về cung - cầu của xi măng Việt Nam giai đoạn 1995-2020. (nguồn từ báo cáo Bộ phận Marketing của Công ty)
1.2.4 Thuận lợi, khó khăn và tình hình phương hướng phát triển
(Nguồn từ BP Tài Chính Kế Tốn – Tháng 03/2019)
Doanh thu xi măng tăng đều từ 2010 đến 2016 bình quân tăng trưởng đạt 27%, Riêng 2017 doanh thu Công ty tăng vượt trội đạt 30%. Năm 2017 là năm thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam, đặc biệt ngành hàng xi măng được sự chú ý và chào sân ấn tượng của thương hiệu Thái Lan SCCC thay cho thương hiệu thống lĩnh thị phần Việt Nam Holcim, Giai đoạn chuyển giao mất 6 tháng từ tháng 2/2017 đến 8/2017. Giai đoạn này cũng là cao điểm biến động nhân sự lớn của Holcim & thương hiệu INSEE ra đời, đây là cơ hội để TOPCEMT giành lấy thị phần và mở rộng nhà phân phối từ 26 lên 33. Đặt mục tiêu gia tăng thị phần & gia tăng nhanh doanh số năm 2017.
Tháng 7/2017 thị trường Việt Nam lại chứng kiến sự xuất hiện của ông vua xi măng Thái Lan SCG, việc truyền thông mua lại của SCG với Kusto cho thương hiệu xi măng Sông Gianh & STARCEMT vào 11/2017 đã nhân rộng & phần nào ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng của Công ty năm 2018.
Thuận lợi:
- Mạng lưới phân phối rộng khắp trên 45 tỉnh thành nên việc phát triển thêm các cửa hàng VLXD rất thuận lợi, phục vụ tận nơi cho người tiêu dùng.
- Cơng ty có thể đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhờ có đội ngũ quản lý đơng đảo và có khả năng đảm bảo về tài chính.
- Cơng ty có đội ngũ bộ quản lý lãnh đạo và tập thể cơng nhân viên đầy nhiệt tình, giàu kinh nghiệm đã được tơi luyện, thử thách qua nhiều năm đầy khó khăn trong q trình chuyển đổi nền kinh tế, sẵn sàng đồng cam cộng khổ cùng Cơng ty, tìm ra hướng giải quyết, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
Khó khăn:
- Hiện nay, Cơng ty chỉ mới có một nhà máy sản xuất tại Hà Nam, với mạng lưới rộng khắp cả nước thì khơng thể đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, Cơng ty vẫn đang áp dụng hình thức gia cơng ngun vật liệu cho ra thành phẩm. Với hình thức này Công ty đã và đang phải đối đầu với những khó khăn như:
- Phụ thuộc vào nhà máy gia cơng (mất điện, hư máy móc…), thành phẩm tại mỗi nhà máy gia cơng có thể khác nhau (về màu sắc, cường độ dẻo…), …
- Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Công ty của Nhà nước và các Cơng ty liên doanh. Hình thức cạnh tranh chủ yếu là về giá cả sản phẩm.
- Mạng lưới cửa hàng trên thị trường tuy vẫn giữ được số lượng nhưng nhìn chung hệ thống cửa hàng và sự hoạt động của hệ thống này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số cửa hàng ở vị trí khơng thuận lợi, diện tích kho nhỏ gây khó khăn trong việc tăng sản lượng.
- Năng lực vận tải cần được tu bổ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, bởi vì hiện nay Cơng ty vẫn đang th ngồi với chi phí vận tải khá cao.
Phương hướng phát triển:
- Tiếp tục nâng cao sản lượng tiêu thụ, phấn đấu đến năm 2030 trở thành thương hiệu xi măng số 1 Việt Nam.
- Đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh. - Mở rộng thị trường ra nước ngoài.
- Nâng cao mức thu nhập và đảm bảo việc làm cho toàn thể nhân viên.