CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NỢ PHẢI THU
2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến mục tiêu của đề tài
“ Trong xu thế cạnh tranh thương trường khốc liệt như hiện nay, lợi thế sẽ thuộc về người bán hàng với các chính sách giá cả và cho nợ lâu dài. Thế nên việc cho nợ mua hàng trở thành điều tất yếu trong xu thế phát triển của thị trường. Ngồi những lợi ích mang lại
thì việc bán chịu khi khơng được kiểm soát chặt chẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều rắc rối tài chính.”
Nghiên cứu của Marian Siminica, Daniel Circiumaru, Dalia Simion (2011) cho thấy khả năng quản trị nợ phải thu khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp tác giả sử dụng chỉ tiêu số vòng quay nợ phải thu khách hàng và kỳ thu tiền bình qn.
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8/2018, nghiên cứu của Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018), cũng kết luận rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa Kỳ thanh tốn bình quân với khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Quản trị hiệu quả nợ phải thu có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nếu khơng kiểm sốt được dịng tiền tương đồng với doanh thu, không quản lý tốt kỳ hạn nợ của khách hàng thì doanh thu tăng (tăng trưởng) cũng khơng ích gì bởi lợi nhuận Kế toán ghi nhận theo lượng phát sinh bán, hay có thể hiểu đơn giản là lợi nhuận đang nằm ở nợ phải thu. Nếu khơng thu hồi được thì giá vốn và lãi gộp (doanh thu) là con số không.
Nghiên cứu về nguyên lý Pareto (nguyên lý 80/20) của nhà kinh tế học người Ý - Vilfredo Pareto (1895), Doanh nghiệp cần xác định được 80% dòng tiền được phát sinh từ 20% khoản mục của đơn vị mình. Theo Pareto, khơng nhất thiết phải huy động quá nhiều nguồn lực và chỉ ra rằng 20% khoản mục thường được xác định gồm 3 khoản mục lớn bao gồm: Hàng tồn kho, Khoản phải trả và khoản phải thu. Theo đó, nếu doanh nghiệp tận dụng được tối đa tín dụng mà nhà cung cấp cho hưởng (Nợ phải trả) cùng với sự vận hành ăn khớp giữa kế hoạch và bán hàng thì lượng hàng tồn kho sẽ đạt mức ổn định dòng tiền theo đó cũng khơng có nhiều biến động (Hàng tồn kho). Ngồi ra, khoản tín dụng mà doanh nghiệp cho khách hàng hưởng (Nợ phải thu) sẽ ảnh hưởng mạnh đến kết quả dòng tiền của đơn vị. Nguyên lý 80/20 luôn cần thiết xem xét linh hoạt bởi sự dịch chuyển khoản mục là có thể xảy ra tuỳ vào đặc thù hoạt động của từng đơn vị nhưng có thể khẳng định rằng 80%
dòng tiền được tạo ra từ 20% khoản mục. Chỉ cần tập trung vào 20% khoản mục này (Nợ phải thu, Nợ phải trả, hàng tồn kho) thì doanh nghiệp sẽ có thể kiểm sốt được dịng tiền.
Theo báo cáo công bố của U.S Bank ngày 30/11/2008 về trường hợp công bố phá sản 15/09/2008 của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers là ngân hàng lớn thứ 2 Thế giới. trường hợp thức tuyên bố phá sản, kéo theo sự sụp đổ liên hoàn lớn nhất được ghi nhận trong lịch sử, Báo cáo tài chính cho thấy lợi nhuận ròng tăng đều qua các năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lại ngày càng âm và số tiền huy động từ nợ vay ngày càng tăng. Báo cáo chỉ ra nguyên nhân bắt nguồn từ việc mất kiểm sốt với dịng tiền. Báo cáo nghiên cứu thực tiễn của Lehman Brothers càng củng cố thêm ý nghĩa của hoạt động kiểm sốt dịng tiền nói chung và khoản mục Nợ phải thu nói riêng là rất cần thiết và có thể nhận định rằng lợi nhuận tăng chưa chắc đã hứa hẹn một sự phát triển bền vững, điển hình là Lehman Brother Holding.
Mặc dù hoạt động bán chịu là rủi ro nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển nó như một hoạt động tất yếu. Tuy vậy, các nghiên cứu về chủ đề này còn giới hạn nhiều, chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng, sản phẩm tín dụng, chính sách tín dụng cá nhân & doanh nghiệp trong khn khổ ngân hàng & tổ chức tín dụng.
Các nghiên cứu có liên quan, dù chỉ ra được tầm quan trọng của việc quản trị hiệu quả nợ phải thu nhưng vẫn chưa chỉ ra đâu là phương pháp hữu hiệu và làm thế nào để quản trị hiệu quả nợ phải thu vẫn còn bỏ ngỏ.