Tổ chức công tác quản trị hiệu quả nợ phải thu hướng đến tăng khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hiệu quả nợ phải thu hướng đến tăng khả năng sinh lợi tại công ty cổ phần xi măng đỉnh cao (Trang 30 - 35)

4. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn tại đơn vị nghiên

1.3 Tổ chức công tác quản trị hiệu quả nợ phải thu hướng đến tăng khả năng sinh lợi

Hiện trạng của công tác quản trị nợ phải thu hiện nay của đơn vị:

o Phương pháp theo dõi công nợ cửa đơn vị

Đơn vị theo dõi nợ phải thu theo đối tượng chi tiết là hoá đơn bán hàng. Theo điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán với khách hàng (Khoản 4.2, điều 4 – Quy định thanh toán, hợp đồng mua bán xi măng) các khoản thanh toán sẽ ưu tiên thanh toán nợ cũ trước như vậy khách hàng khơng được chỉ định hố đơn thanh tốn mà hiện kế toán thu tiền sẽ thực hiện cấn trừ hoá đơn mua hàng (reconcile) cho trình tự hố đơn cũ nhất.

Tương tự đối với các khoản thanh toán là chiết khấu, khuyến mãi cấn trừ công nợ cũng được thực hiện trên cùng nguyên tắc cấn trừ

Việc đối chiếu công nợ và chi tiết giao dịch được Kế toán thực hiện mỗi tháng & đầy đủ thông qua biên bản xác nhận & đối chiếu công nợ được nhân viên bán hàng in từ hệ thống quản lý bán hàng DMS và có xác nhận của nhân viên bán hàng & khách hàng.

o Tình hình nợ quá hạn tại đơn vị

Hiện đơn vị theo dõi và báo cáo dựa vào báo cáo tuổi nợ thay vì báo cáo nợ quá hạn. với tình hình của đơn vị có tồn tại chinh sách ngày thanh toán bao gồm:

D0: Thanh toán ngay

D7: Thanh tốn trong vịng 7 ngày theo ngày hố đơn D14: Thanh toán trong vịng 14 ngày theo ngày hố đơn D21: Thanh tốn trong vịng 21 ngày theo ngày hoá đơn D30: Thanh tốn trong vịng 30 ngày theo ngày hố đơn D45: Thanh tốn trong vịng 45 ngày theo ngày hoá đơn D60: Thanh tốn trong vịng 60 ngày theo ngày hố đơn

Trong đó, D45 và D60 thường áp dụng đối với nhóm khách hàng B2B là nhà thầu các cơng trình xây dựng như Cotecons, Descon,…

Như vậy, có thể thấy rõ với chính sách thời hạn thanh toán rất khác biệt như trên mà hoạt động kiểm tra, giám sát lại thực hiện theo báo cáo tuổi nợ thì chưa thể phát hiện được vấn đề cũng như chưa nhận diện được các đối tượng rủi ro và cảnh báo kịp thời, hoạt động thu hồi nợ theo đó cũng khơng thể đạt kết quả như mong đợi.

o Dự phòng nợ phải thu:

Cơng ty có thực hiện trích lập dự phịng theo thơng tư 48/2019/TT-BTC, như sau - 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm. - 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. - 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. - 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên

o Tình hình nợ xấu khơng thu hồi được

Từ 06/2018 đến 03/2019 Cơng ty có 9 tháng tăng cường bán hàng, Cuối quý 1 năm 2019, báo cáo công nợ cho thấy nợ quá hạn tăng lên 149% từ 32,1 tỷ đồng lên 79,6 tỷ đồng. Nợ quá hạn là kết quả của nới lỏng chính sách bán chịu, lựa chọn mở mới khách hàng dễ dàng & cũng là rào cản cho khách hàng đặt hàng trở lại làm cho tăng trưởng bán hàng không ổn định.

Báo cáo tuổi nợ & nợ quá hạn cho thấy đáng chú ý là có 5% khách hàng tương đương 13 khách hàng đã từng thanh toán rất tốt (DSO < 7 ngày) lại nằm trong nhóm khách có nợ quá hạn trên 60 ngày và ngược lại.

Như vậy nợ quá hạn, nợ xấu có nguy cơ tăng. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây với 4 vụ việc chiếm dụng tiền thu liên quan đến 5 nhân sự là đại diện bán hàng & giám sát bán hàng với số tiền chiếm dụng lên đến 2,1 tỷ đồng (Nguồn: BP pháp chế)

o Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lý công nợ

Các khoản mục chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nợ tại đơn vị gồm: Chi phí dự phịng, chi phí xử lý nợ xấu (hỗ trợ thu hồi nợ, xố nợ), chi phí chiếm dụng.

Ngồi ra, có 2 khoản mục phí cũng phát sinh do có chính sách bán chịu nhưng trên báo cáo tài chính lại biểu hiện dưới phân nhóm chi phí khác gồm:

- Chi phí cơng tác phí của kế tốn cơng nợ, đồn thanh tra cơng nợ & bộ phận pháp chế khi thực hiện đối chiếu công nợ, kiểm tra công nợ và thu hồi nợ

- Chi phí tài chính (lãi vay): nếu vịng quay tiền mặt cịn được gọi là chu

kì hoạt động rịng hoặc đơn giản là chu kì tiền mặt (CCC) của Cơng ty

chưa đáp ứng được

Trong đó, giá trị vốn góp khơng biến động qua các năm. Như vậy có thể thấy số dư vốn vay và dư nợ phải thu tại đơn vị tăng qua các năm và có tỷ lệ thuận với nhau, có thể nhận định rằng chi phí lãi vay sẽ tăng khi qua nợ phải thu được tài trợ bởi vốn vay và tất nhiên chi phí tăng thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị.

Xác định vấn đề giải quyết:

Chính diễn biến cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi các thương hiệu mới xâm nhập thông qua các thương vụ M&A đã tạo cơ hội phát triển nhanh cho Công ty khi hoạt động M&A bước đầu ảnh hưởng đến doanh số nhãn hiệu lớn như Holcim (thương hiệu Thụy Sĩ có mặt

25 năm tại Việt Nam, là thương hiệu TOP đầu, với tỷ lệ nhận biết đầu tiên trong tâm trí là 48%, sau chuyển đổi sang INSEE tỷ lệ này giảm còn 20% - theo báo cáo Nielsen cơng bố ngày 10/10/2018 trên Brands Viet Nam)

Chính giai đoạn này là cơ hội để các nhãn hiệu mới như TOPCEMENT có cơ hội giành lấy khách hàng, thị phần. Để đạt mục tiêu này, từ cuối 2017 – đầu 2018 Cơng ty thay đổi chính sách bán hàng liên tục để thích nghi với chính sách chiêu mại từ đối thủ trong giai đoạn thâm nhập, nới lỏng các ràng buộc công nợ khi đặt hàng để đạt mục tiêu mở rộng độ phủ, gia tăng thị phần & đặt chỉ tiêu thưởng mở mới khách hàng hấp dẫn cho đội ngũ bán hàng.

Hơn nữa, việc tập trung vào gia tăng doanh số bán hàng, thưởng mở mới khách hàng và chính sách chiết khấu, khuyến mãi hấp dẫn đã tác động đáng kể đến các chỉ tiêu bán hàng của Công ty.

Dựa vào kết quả khảo sát, thống kê ban đầu về triệu chứng của vấn đề, tác giả mô phỏng ban đầu theo sơ đồ cây nguyên nhân – kết quả như sau:

Sau khi nghiên cứu thực tế bằng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu quy trình – chính sách của Cơng ty, khảo sát, thống kê, phỏng vấn trực tiếp, tác giả xác định vấn đề cần giải quyết chính là việc quản trị nợ phải thu như thế nào để có thể hỗ trợ cho hoạt động bán hàng & thu hồi nợ, giảm thiểu nợ xấu, triệt tiêu cơ hội lợi dụng chính sách bán hàng để tối đa lợi ích cá nhân thơng qua hành động chiếm dụng, nâng giá bán ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Cơng ty ngồi thị trường, hơn hết là mục tiêu ngăn chặn tối đa các tiềm ẩn về xung đột lợi ích giữa khách hàng – Cơng ty – nhân viên bán hàng cũng như chú trọng hoạt động quản trị công nợ sao cho hiệu quả và nhằm hướng đến tăng khả năng sinh lợi của Công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ Phần Xi Măng Đỉnh Cao, với đặc điểm ngành nghề hoạt động cụ thể cùng với bối cảnh ngành, định hướng phát triển của Cơng ty cũng cho thấy phần nào khó khan và thách thức khi ngành xi măng đã và đang trong thời kỳ khủng hoảng thừa. Chương 1 cũng đã chỉ ra thực trạng & dấu hiệu của vấn đề đang tồn tại hiện nay, đồng thời xác định mục tiêu cuối cùng cho việc đưa ra giải pháp nhằm thực hiện để giải quyết vấn đề.

Không đánh giá kỹ khách hàng mở mới Tăng khách hàng

mở mới

Tăng khách

hàng ảo Giảm doanh thu

Điều chuyển đơn hàng

Tăng nợ quá hạn,

nợ xấu Tăng chi phí Giảm lợi nhuận

Chiếm dụng chiết khấu, khuyến mãi

Tăng khuyến mãi,

chiết khấu Giảm giá bán Nâng giá bán Giảm sản lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hiệu quả nợ phải thu hướng đến tăng khả năng sinh lợi tại công ty cổ phần xi măng đỉnh cao (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)