Giả thuyết và kỳ vọng các biến trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 29)

Giả thuyết Phát biểu Kỳ vọng

H1a Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ

suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. (+) H1b Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ

suất sinh lợi của tài sản cũng tăng lên. (+) H1c Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ

suất sinh lợi của vốn đầu tư cũng tăng lên. (+) H1d Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ

lệ nợ phải trả giảm (-)

H2a Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các

ngân hàng lên lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. (+) H2b Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các

ngân hàng lên lợi nhuận của tài sản. (+) H2c Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các

ngân hàng lên lợi nhuận của vốn đầu tư. (+) H2d Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các

ngân hàng lên các khoản nợ phải trả (-) “Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu tồng hợp của học viên (2018)” Kết quả phân tích đánh giá được dựa trên hệ số mơ hình hồi quy, hệ số tương quan và kiểm định mối liên hệ giữa các biến. Đây là tiêu chuẩn để kiểm định mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Trong nghiên cứu, giả thuyết các hệ số mơ hình hồi quy, hệ số tương quan giữa biến EVA và các biến ROE, ROA, ROI mang giá trị dương (hay r và β > 0). Đối với hệ số mơ hình hồi quy, hệ số tương quan giữa EVA và các khoản nợ phải trả có giá trị âm ((hay r và β < 0). Kết quả kiểm định tham số có ý nghĩa thống kê khi các giá trị kiểm định P_Value (Sig ≤ 0,005. Có mối quan hệ đồng biến hoặc nghịch biến ở mức ý nghĩa 5%.

19

Tóm tắt chương 2

Chương 2 trình bày những khái niệm liên quan đến giá trị kinh tế gia tăng (EVA), cấu trúc của EVA và cách đo lường EVA. Bên cạnh đó, nội dung chương cũng trình bày các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại. Dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu sự tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Chương 2 cũng đưa ra các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu, các kỳ vọng hệ số mơ hình hồi quy tuyến tính và hệ số tương quan. Khi phân tích, giá trị và dấu của các hệ số hồi quy, hệ số tương quan đặc biệt được quan tâm. Đồng thời, một số giả thuyết của mơ hình hồi quy tuyến cũng được trình bày trong nghiên cứu.

20

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 2 học viên đã trình bày cơ sở lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng, hiệu quả tài chính và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Cơ sở lý thuyết này làm nền tảng cho nghiên cứu trong chương này. Chương 3, học viên sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong xây dựng và đánh giá cách thức tiến hành nghiên cứu. Nội dung chính của chương bao gồm 2 phần: (1) Thiết kế nghiên cứu, trong đó trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng. (2) Xây dựng thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu.

3. 1. Thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thơng qua hai giai đoạn chính:

Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: Kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính để xây dựng bảng điều tra khảo sát.

Giai đoạn nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thu thập và kiểm định mơ hình.

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm & Phỏng vấn chun gia

Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu

Dữ liệu bảng từ năm 2008 – 2017 khoảng 15 ngân hàng thương mại có giao dịch chứng khốn Thu thập số

liệu

Thống kê mơ tả, phân tích kết quả, xử lý số liệu, hồi quy tuyến tính

Viết báo cáo nghiên cứu Kiểm định giả

thuyết

21

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Học viên thực hiện nghiên cứu sơ bộ thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia. Học viên thực hiện thảo luận nhóm với 20 chuyên gia, các nhà quản lý ngân hàng, giảng viên giảng dạy, học viên chuyên ngành quản trị tài chính. Các bước tiến hành thảo luận nhóm như sau:

- Giới thiệu tóm lược nội dung buổi thảo luận;

- Phát dàn bài thảo luận nhóm cho các thành viên tham dự;

- Học viên giải thích các nội dung thảo luận, lần lượt thảo luận từng nội dung; - Trao đổi, thống nhất nội dung và ghi biên bản;

- Thu lại bản tổng hợp nội dung thảo luận nhóm và kết thúc buổi thảo luận.

3.1.2. Nghiên cứu chính thức

Mục đích của nghiên cứu này là thu thập dữ liệu thứ cấp các số liệu về giá trị kinh tế tăng thêm và hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Phương pháp thu thập thông tin sử dụng các bảng báo cáo tài chính, giá cả của cổ phiếu giao dịch, thu nhập trên một cổ phiếu…

Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích kiểm định giá trị trung bình, xác định mối tương quan, hồi quy tuyến tính…Tất cả các thao tác này được tiến hành bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả hoạt động tài chính.

3.1.3. Mơ hình nghiên cứu mối quan hệ giữa EVA và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ngân hàng thương mại ở Việt Nam

3.1.3.1. Phương trình kinh tế xác lập mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại

Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để xem xét mối quan hệ này, học viên trình bày nghiên cứu theo hướng xem xét từng mối quan hệ giữa EVA và ROA, mối quan hệ giữa EVA và ROE, mối quan hệ giữa EVA và YOEA, mối quan hệ giữa EVA và LDR. Cụ thể, các phương trình nghiên cứu đề xuất như sau:

22

Thứ nhất, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và ROE. Phương trình kinh tế được xác lập:

ROE = Const + β1 x EVA + ε

Thứ hai, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và ROA. Phương trình kinh

tế được xác lập:

ROA = Const + β2 x EVA + ε

Thứ ba, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và YOEA. Phương trình kinh

tế được xác lập:

YOEA = Const + β3 x EVA + ε

Thứ tư, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và LDR. Phương trình kinh tế

được xác lập:

LDR = Const + β4 x EVA + ε Trong đó:

- ROA, ROE, YOEA, LDR là biến phụ thuộc và EVA là biến độc lập; - Const: Hệ số chặn của mơ hình;

- β1, β2, β3, β4: Hệ số mơ hình hồi quy tuyến tính (hệ số góc);

- ε: Sai số của mơ hình hồi quy.

3.1.3.2. Định nghĩa các biến trong mơ hình hồi quy tuyến tính

Giá trị kinh tế gia tăng (EVA) trong ngân hàng thương mại là phần lợi nhuận của ngân hàng thu được sau khi đã loại trừ đi các chi phí sử dụng vốn và lãi vay. So với các doanh nghiệp kinh doanh khác, các ngân hàng thương mại thường sử dụng rất nhiều nguồn vốn để kinh doanh. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, vốn chủ sở hữu, vốn vay tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại khác là những nguồn vốn quan trọng nhất. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và Ngân hàng Trung ương nên bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị kinh tế gia tăng của ngân hàng.

23

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng thương mại. ROA được tính bằng lấy Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản.

Tài sản có của ngân hàng là tồn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đọat một cách hợp pháp. Là tài sản được hình thành trong quá trình sử dụng nguồn vốn. Về cơ bản các tài sản có của ngân hàng thương mại đều có khả năng tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi của các tài sản là khác nhau. Các nhà quản trị ngân hàng thường xây dựng các danh mục tài sản có để tối đa hóa lợi nhuận, phân tán rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn. Hoạt động quản trị này chịu ảnh hưởng nhiều của các quy định pháp luật, mối quan hệ hỗ trợ giữa khách hàng và ngân hàng, cũng như các mục tiêu của cổ đông.

Tỷ suất sinh lợi của vốn cổ phần hay vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng thương mại là tỷ số cho biết số lợi nhuận thu được cho các chủ sở hữu của ngân hàng. Tỷ số ROE được tính tốn bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu.

Chỉ số ROE cho thấy mức độ hiệu quả về việc sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng, hay nói cách khác một đồng vốn của ngân hàng bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Về mặt lý thuyết, chỉ số ROE ở mức cao cho thấy khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả của ngân hàng. Chỉ số ROE được các nhà đầu tư phân tích sử dụng để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Thơng thường, cổ phiếu có chỉ số ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn và những cổ phiếu có ROE cao thì giá của cổ phiếu đó cũng cao hơn.

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại có thể được hiểu là nguồn tiền thuộc sở hữu hợp pháp của chủ ngân hàng trong một thời gian dài, chủ yếu bao gồm các khoản vốn ngân hàng được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng khi mới thành lập, cộng với những khoản được trích lập, giữ lại từ lợi nhuận hoạt động. Về cơ bản, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại khơng phải hồn trả, chủ ngân hàng có thể tăng, giảm

24

(với sự đồng ý của cơ quan chức năng), thay đổi cơ cấu của vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại, hoặc quyết định các chính sách phân phối lợi nhuận vốn dĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn này. Song, là một định chế tài chính đặc biệt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại mang một số điểm riêng có như về thành phần của vốn, vai trò của vốn, v.v… Với chức năng là trung gian tín dụng, NHTM chỉ lấy vốn chủ sở hữu làm vốn điều lệ ban đầu hay vốn pháp định theo quy định của Bộ Tài chính; Cịn lại, họ không ngừng huy động tiền của các chủ thể khác trong xã hội và nền kinh tế để tài trợ cho các hoạt động của mình. Thơng thường tại các ngân hàng thương mại, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ từ 5 – 15% tổng nguồn vốn tại các ngân hàng. Chính vì vậy tỷ số ROE có giá trị lớn hơn nhiều so với tỷ số ROA.

Tỷ suất sinh lợi của tài sản có chia lãi (YOEA) trong ngân hàng thương mại là tỷ số cho biết khối lượng thu nhập thu được tạo ra do các tài sản có sinh lãi bình quân đem lại. Tài sản có sinh lãi là nguồn tạo thu nhập chính của hầu hết các ngân hàng thương mại.

Cơng thức tính: Tỷ suất sinh lợi của Tài sản có sinh lãi (YOEA) = Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự/Tài sản có sinh lãi bình qn.

Trong đó: Tài sản có sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác + Chứng khốn đầu tư + Cho vay khách hàng.

Vì phụ thuộc nhất định vào mức lãi suất chung, YOEA có thể biến động mạnh qua từng giai đoạn. YOEA ở mức quá cao so với các ngân hàng khác có thể cho thấy mức độ sinh lời từ tài sản có, nhưng cũng đồng nghĩa thể hiện mức độ rủi ro cao của danh mục tài sản có sinh lãi, đặc biệt là các khoản vay. Trong khi đó, YOEA thấp có thể hàm ý rằng ngân hàng đang sở hữu một danh mục Tài sản có ít hiệu quả, khả năng đem lại lợi nhuận thấp.

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tại các ngân hàng thương mại là tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tại ngân hàng. Tỷ lệ LDR cho biết tỷ lệ số tiền gửi của khách hàng được sử dụng cho mục đích cho vay tại các ngân hàng thương mại. Cơng thức tính LDR được xác định như sau:

25

LDR = (L/D) x 100% Trong đó:

- LDR: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; - L: Tổng dư nợ cho vay;

- D: Tổng tiền gửi

Tỷ lệ LDR càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng đánh đổi là rủi ro thanh khoản cũng cao hơn. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước thường quy định tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng mức tiền gửi ở mức hợp lý.

3.1.4. Phương pháp nghiên cứu

3.1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Sử dụng các dữ liệu thứ cấp của 15 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017. Trong quá trình thu thập dữ liệu khơng có sự phân biệt về quy mơ, loại hình và nơi đăng ký giao dịch.

Bảng 3.1: Danh sách ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán

STT Mã CK Tên ngân hàng STT Mã CK Tên ngân hàng

1 ACB Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Á Châu 9 NVB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

2 BAB Ngân hàng Thương mại cổ

phần Bắc Á 10 SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

3 BID

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

11 STB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín

4 CTG

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương

Việt Nam 12 TCB

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

5 EIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu

Việt Nam 13 TPB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong

6 HDB

Ngân hàng TMCP Phát

triển TP. Hồ Chí Minh 14 VCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

7 LPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt

15 VIB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam

8 MBB Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Quân đội

26

Trong q trình thu thập có 01 ngân hàng chưa niêm yết đủ 10 năm trong giai đoạn 2008 – 2017 nên khi phân tích học viên có xét đến tính bình qn của những giai đoạn có đăng ký niêm yết.

Luận văn cũng sử dụng một số dữ liệu phân tích của các tổ chức, cá nhân kiểm toán độc lập đối với các ngân hàng thương mại thương mại đang đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các số liệu thu thập đảm bảo tính chính xác, khách quan và đúng các quy định của kiểm toán.

3.1.4.2. Dữ liệu phân tích

Các số liệu sau khi thu thập được thay đổi nhằm xác định các chỉ tiêu tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 29)