Kết quả phân tích hồi quy giữa EVA và LDR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 55 - 61)

4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

4.2.2.4. Kết quả phân tích hồi quy giữa EVA và LDR

Kết qủa phân tích hồi quy giữa biến giá trị kinh tế (EVA) đến dư nợ cho vay trên tổng số vốn huy động (LDR). Trong đó, biến EVA là biến độc lập (biến phân tích) và biến LDR là biến phụ thuộc. Các số liệu phân tích dựa trên kết quả kiểm định hệ số mơ hình hồi quy, phân tích Anovar và phân tích hệ số β của mơ hình hồi quy tuyến tính. Cụ thể số liệu phân tích như sau:

Bảng 4.12: Mơ hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và LDR

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 .441a .194 .189 9.33316 1.525

a. Predictors: (Constant), Gia tri kinh te gia tang

b. Dependent Variable: Du no cho vay tren tong von huy dong

“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Mơ hình hồi quy giải thích được 18,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc “được nêu trong bảng 4.12”. Ý nghĩa của R2

hiệu chỉnh đó là 18,9 % sự thay đổi của dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động là do ảnh hưởng của giá trị kinh tế gia tăng EVA. Có thể thấy mức độ ảnh hưởng của EVA lên LDR tương đối nhỏ.

Tiếp đến học viên kiểm tra sự phù hợp và khả năng mở rộng mơ hình hồi quy tuyến tính thơng qua bảng dữ liệu Anovarb, thơng qua kiểm định F với giá trị kiểm định Sig. Kết quả phân tích cụ thể giá trị sig < α (5%) “được nêu trong bảng 4.13”. Điều này hàm ý rằng mơ hình hồi quy tuyến tính được sử dụng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Có mối quan hệ tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng với dư nợ cho vay trên tổng số nguồn vốn huy động.

Bảng 4.13: Kết quả phân tích Anovarb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 3046.738 1 3046.738 34.977 .000a

Residual 12630.645 145 87.108

Total 15677.383 146

a. Predictors: (Constant), Gia tri kinh te gia tang

b. Dependent Variable: Du no cho vay tren tong von huy dong

45

Kết quả phân tích độ phù hợp và khả năng mở rộng của mơ hình hồi quy phân tích mối quan hệ giữa EVA và LDR. Giá trị kiểm định F có sig = 0,000 < 5%. Mơ hình phân tích hồi quy tuyến tính phù hợp ở mức ý nghĩa 5%.

Bảng 4.14: Bảng hệ số mơ hình hồi quy của EVA và LDR Coefficientsa Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 58.269 1.143 50.993 .000

Gia tri kinh te gia tang .942 .159 .441 5.914 .000 1.000 1.000

a. Dependent Variable: Du no cho vay tren tong von huy dong

“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Hệ số hồi quy của mơ hình, kiểm định t có giá trị sig = 0,000 < 5% “được nêu trong bảng 4.14”. Như vậy, có thể khẳng định có mối quy hệ tuyến tính giữa giá trị kinh tế gia tăng đến dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động.

Mơ hình hồi quy tuyến tính dựa trên kết quả phân tích thực nghiệm giữa EVA và LDR:

LDR = 58,269 + 0,942 x EVA + ε Trong đó:

- LDR (Dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động): Biến phụ thuộc; - EVA (Giá trị kinh tế gia tăng): Biến độc lập;

- ε: Sai số của mơ hình hồi quy tuyến tính Ý nghĩa của các giá trị mơ hình hồi quy tuyến tính:

Trong điều kiện giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng bằng 0 thì tỷ suất sinh lợi của dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động sẽ là 58,269%. Điều này hàm ý những yếu tố khác ngoài giá trị kinh tế gia tăng sẽ làm cho dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động bằng 58,269%.

Khi các yếu tố khác không đổi khi giá trị kinh tế gia tăng của ngân hàng thay đổi 1% thì dư nợ cho vay trên tổng vôn huy động sẽ tăng giảm đồng biến thêm 0,942%.

46

Dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động (LDR) là một trong những đại lượng biểu thị khả năng thanh toán tại các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy mức độ hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tại các ngân hàng thương mại.Thông thường các khoản tiền huy động từ khách hàng thường có kỳ hạn ngắn, trong khi các khoản cho vay khách hàng thường có thời hạn cho vay dài hơn. Các khoản huy động từ khách hàng được coi là các khoản nợ mà các ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm hoàn trả. Trong những trường hợp đặc biệt do ảnh hưởng của nhu cầu vốn cá nhân hay khả năng sinh lợi cao của các hình thức đầu tư thay thế và tỷ lệ lạm phát ở mức quá cao, khách hàng sẽ có nhu cầu rút vốn trước kỳ hạn. Nếu như các ngân hàng khơng có khoản dự trữ cần thiết thì có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Ngân hàng nhà nước thường có quy định yêu cầu các ngân hàng thương mại phải bắt buộc phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên tổng vốn huy động. Điều này đảm bảo khả năng thanh toán cần thiết tại các ngân hàng, nhưng nếu như nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì khoản dự trữ này cũng khơng đảm bảo khả năng thanh tốn.

Mơ hình hồi quy tuyến tính khơng có hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tượng tự tương quan. Cụ thể các số liệu phân tích và biểu đồ thể hiện rõ điều này.

47

Đồ thị phân phối phần dư có phân phối chuẩn khi giá trị trung bình của phần dư tiến dần đến 0 và độ lệch chuẩn của phần dư tiến dần đến 1 (xem hình 4.11). Các giá trị ước lượng gần sát với giá trị ước lượng chuẩn của mơ hình thể hiện trên biểu độ P – P Plot.

Biểu đồ 4.11: Đồ thị giá trị dự báo LDR do ảnh hưởng của EVA

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên

Các giá trị ước lượng tổng thể phân tán một cách ngẫu nhiên toàn biểu đồ (xem hình 4.12). Đây là những cơ sở quan trọng để đánh giá mơ hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và LDR hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

48

Từ kết quả nghiên cứu mơ hình hồi quy tuyến tính sự tác động của EVA đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại có đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Học viên tổng hợp kết quả nghiên cứu dựa trên các số liệu về hệ số tương quan, hồi quy và hệ số xác định của mơ hình:

Bảng 4.15: Số liệu phân tích tương quan, hồi quy, hệ số xác định của mơ hình EVA do tác động của ROE, ROA, YOEA, LDR EVA do tác động của ROE, ROA, YOEA, LDR

Variables Unstandardized Coefficients R Square Significant in

EVA Constant EVA ROE 1.818 1.327 .746 .000 ROA .527 .095 .139 .000 YOEA 8.354 2.693 .293 .000 LDR 58.269 .942 .194 .000

“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” So sánh với khung giả thuyết kỳ vọng ban đầu. Học viên rút ra một vài nhận xét đánh giá mối quan hệ giữa EVA và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cụ thể như sau:

Bảng 4.16: Bảng tổng hợp các kiểm định của giả thuyết

Giả thuyết Kỳ vọng Kiểm định

H1a Có mối quan hệ Chấp nhận

H1b Có mối quan hệ Chấp nhận H1c Có mối quan hệ Chấp nhận H1d Có mối quan hệ Chấp nhận H2a Tác động Chấp nhận H2b Tác động Chấp nhận H2c Tác động Chấp nhận H2d Tác động Chấp nhận

49

Như vậy khi so sánh với khung giả thuyết ban đầu thì các giá trị kiểm định đều cho kết quả chấp nhận có mối quan hệ giữa EVA và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 phân tích các số liệu thực nghiệm và đưa ra kết quả nghiên cứu. Số liệu thống kê mô tả các biến cho biết các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, mốt và trung vị. Thông qua kết quả hồi quy tương quan, học viên kiểm tra các mối liên hệ tương quan của các biến. Kết quả nghiên cứu cho biết các biến có mối tương quan tác động với nhau. Tuy nhiên, mức độ tác động của các biến có sự khác nhau. Kết thúc chương, học viên tổng hợp và đánh giá giữa kết quả phân tích thực nghiệm với khung lý thuyết ban đầu.

50

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 55 - 61)