Mức độ chuyên mơn tài chính của hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 102)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu

4.4.5. Mức độ chuyên mơn tài chính của hội đồng quản trị

Giả thuyết về mức độ chun mơn tài chính của HĐQT tác động ngược chiều đến hành vi QTLN được xây dựng dựa trên lý thuyết phụ thuộc nguồn lực. Kết quả nghiên cứu với β5 = -0.0181559, p-value = 0.030 < 0.05 đã ủng hộ giả thuyết mà người viết đề ra. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Kankanamage (2015), Bala và Kumai (2015), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Ngơ Hồng Điệp (2018),… Bên cạnh sự ảnh hưởng của mức độ chun mơn tài chính của HĐQT đến hành vi QTLN, một số nghiên cứu khác đưa ra kết quả rằng giữa mức độ chun mơn tài chính của HĐQT và hành vi QTLN khơng tồn tại mối quan hệ như nghiên cứu của Metawee (2013),… Bùi Văn Dương và Ngơ Hồng Điệp (2017), Thinh và Tan (2019),… chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ chuyên tài chính của HĐQT và hành vi QTLN. Với kết quả ủng hộ giả thuyết và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực, có thể thấy rằng khi HĐQT càng có nhiều thành viên có chun mơn về tài chính thì hành vi QTLN của nhà quản lý càng được kiểm soát chặt chẽ.

4.4.6. Số lần họp của hội đồng quản trị

Kết quả hồi quy thu được hệ số β6 = 0.0013116, p-value = 0.000 < 0.01, điều này chứng tỏ số lần họp của HĐQT tác động cùng chiều đến hành vi QTLN. Khi HĐQT của cơng ty có nhiều cuộc họp trong năm tài chính thì mức độ QTLN sẽ càng cao. Có thể lý giải việc này dựa trên cơ sở các cuộc họp của HĐQT không hiệu quả, khơng kiểm sốt được hành vi QTLN mà còn làm tăng mức độ QTLN. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Gulzar (2011), Daghsni và cộng sự (2016),…

Nghiên cứu của González và García-Meca (2014), Kankanamage (2015), Ngơ Hồng Điệp (2018),… lại đưa ra nhận định khác: số lần họp của HĐQT ảnh hưởng ngược chiều đến hành vi QTLN. Một số nghiên cứu của Haniffa và cộng sự (2006), Ebrahim (2007), Habbash (2010), Metawee (2013), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Bùi Văn Dương và Ngơ Hồng Điệp (2017), Thinh và Tan (2019),… cho thấy giữa số lần họp HĐQT và hành vi QTLN khơng có mối quan hệ với nhau.

4.4.7. Thành viên hội đồng quản trị là người nước ngoài

Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của sự hiện diện của thành viên nước ngoài trong HĐQT đến hành vi QTLN với hệ số β7 = 0.0129112 và p-value = 0.038 < 0.05. Như vậy, khi HĐQT của cơng ty có sự hiện diện của thành viên nước ngồi thì mức độ QTLN sẽ cao hơn so với những công ty trong HĐQT khơng có thành viên nước ngồi. Điều này có thể được giải thích thơng qua việc thiếu kiến thức về các quy tắc kế tốn địa phương cũng như do vấn đề ngơn ngữ của thành viên nước ngoài (Hooghiemstra và cộng sự, 2019). Kết quả nghiên cứu của người viết tương tự với kết quả nghiên cứu của Hamid và Bello (2019), Hooghiemstra và cộng sự (2019),… Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Haniffa và cộng sự (2006) lại chỉ ra rằng sự hiện diện của thành viên nước ngồi trong HĐQT khơng ảnh hưởng đến hành vi QTLN.

4.4.8. Loại cơng ty kiểm tốn

Kết quả hồi quy thu được hệ số β8 = -0.0102706 và p-value = 0.047 < 0.05 cho thấy tác động ngược chiều của loại cơng ty kiểm tốn đến hành vi QTLN. Điều này ủng hộ giả thuyết mà người viết đề ra, cơng ty được kiểm tốn bởi Big4 sẽ có mức độ QTLN thấp hơn những cơng ty khơng được kiểm tốn bởi Big4. Trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế,… thể hiện chất lượng kiểm tốn của các cơng ty Big4, giúp kiểm sốt tốt mức độ QTLN. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ebrahim (2007), Houqe và cộng sự (2011), Fathi (2013), Al-Rassas và Kamardin (2015), Dang và cộng sự (2017), Nguyễn Hà Linh (2017), Ngơ Hồng Điệp (2018),… Tuy nhiên một số nghiên cứu khác chứng minh rằng không tồn tại mối liên hệ giữa loại cơng ty kiểm tốn và mức độ QTLN hoặc sự ảnh hưởng của nhân tố này đến

QTLN là khơng đáng kể. Tiêu biểu có nghiên cứu của Chtourou và cộng sự (2001), Peasnell và cộng sự (2005), Haniffa và cộng sự (2006), Jaggi và cộng sự (2009), Moradi và cộng sự (2012), González và García-Meca (2014), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016),…

4.4.9. Quy mô công ty

Đối với biến quy mô công ty, kết quả hồi quy thu được hệ số β9 = 0.0355531 và giá trị p-value = 0.0000 < 0.01 cho thấy quy mô công ty ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi QTLN. Như vậy, cơng ty có quy mơ càng lớn thì mức độ QTLN càng cao. Nhà quản lý ở những cơng ty lớn có xu hướng sẽ thực hiện điều chỉnh lợi nhuận nhiều hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ để tạo niềm tin, đáp ứng kỳ vọng của các đối tượng có liên quan, do đó mức độ QTLN sẽ ở mức cao. Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Houqe và cộng sự (2011), Moradi và cộng sự (2012), Soliman và Ragab (2013), Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Dang và cộng sự (2017), Sajjad (2017), Nguyễn Hà Linh (2017), Ngơ Hồng Điệp (2018),… Nghiên cứu của nhóm tác giả gồm Chtourou và cộng sự (2001), Haniffa và cộng sự (2006), Jaggi và cộng sự (2009), Liu (2012), González và García-Meca (2014), Bala và Kumai (2015), Bùi Văn Dương và Ngơ Hồng Điệp (2017),… lại chỉ ra những ảnh hưởng ngược chiều của nhân tố quy mô công ty đến mức độ QTLN của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Kao và Chen (2004), Saleh và cộng sự (2005), Ebrahim (2007), Gulzar (2011), Abed và cộng sự (2012), Daghsni và cộng sự (2016), Hooghiemstra và cộng sự (2019),… cho thấy khơng có mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và QTLN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đặc điểm hội đồng quản trị đến hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)