Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh hà nội (Trang 34 - 35)

1.4 Một số tiêu chí đánh giá công tác huy động vốn của NHTM

1.4.3 Chi phí huy động vốn

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các Ngân hàng thể hiện ở

khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí khơng dưới dạng lãi suất (chi phí ngồi lãi) mà Ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Công tác huy động vốn của Ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng vốn về phương diện quy mơ, thời hạn, tính ổn định.

+ Quản lý chi phí cho các nguồn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi Ngân hàng vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, làm ảnh hưởng tới thu nhập của Ngân hàng.

Có ba lý do buộc các Ngân hàng phải quan tâm đến việc xác định chi phí huy động vốn:

Một là, Ngân hàng bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm cho mình một tổ hợp các

loại vốn khác nhau trên thị trường với mức chi phí thấp nhất. Việc giả thiết coi tất cả các yếu tố khác như nhau thì Ngân hàng nào có mức chi phí huy động vốn thấp nhất mà không phải chấp nhận rủi ro cao hơn thì Ngân hàng đó sẽ có mức thuận lợi cao hơn. Trên cơ sở chi phí, Ngân hàng sẽ định giá cho mỗi sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng cho khách hàng.

Hai là, việc xác định chi phí huy động vốn sẽ giúp cho Ngân hàng chủ động

trong kinh doanh, giảm các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động Ngân hàng.

Ba là, chi phí huy động vốn là tất cả khoản tiền mà Ngân hàng phải bỏ ra để

có được quyền sử dụng khoản vốn đó. Chi phí huy động càng cao có nghĩa là lãi suất huy động càng lớn, càng khuyến khích người gửi tiền vào nhưng nếu chi phí huy động quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng. Các Ngân hàng ln tìm cách để đạt được mục tiêu huy động càng nhiều vốn với chi phí thấp. Nếu tăng cường nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc quyết định đầu ra của nguồn vốn và việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì thế, việc xem xét chi phí chi trả lãi cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này ln được các Ngân hàng quan tâm, là một việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh hà nội (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)