3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn của Maritime Bank Chi nhánh Hà Nội
3.2.7 Mở rộng mạng lưới kinh doanh
- Hiện tại, số lượng phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Hà Nội là 9 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. So sánh với các Ngân hàng TMCP trên cùng địa bàn Hà Nội thì số lượng phịng giao dịch của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội là chưa nhiều. Vì vậy, một trong những giải pháp để nâng cao hơn nữa vị thế của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội và tăng cường huy động vốn, đặc biệt là vốn huy động trên thị trường dân cư là thành lập thêm mạng lưới các Phòng giao dịch, đồng thời kiểm tra tính hiệu quả, khả năng thu hút vốn của các Phịng giao dịch đã mở để từ đó chuyển đổi, nâng cấp thay đổi tên các phịng giao dịch và quỹ tiết kiệm cho phù hợp. Để hoạt động huy động vốn có hiệu quả hơn, khi xây dựng mạng lưới PGD cần khảo sát kỹ theo tiêu chí bao phủ đến các khu dân cư tập trung, khu đô thị, khu siêu thị,... để khách hàng dễ dàng tiếp cận với Ngân hàng và hình ảnh Maritime Bank càng trở nên gần gũi, thân thiện hơn.
- Mở rộng mạng lưới các máy ATM, chú ý lắp đặt máy tại những địa điểm tập trung đơng dân cư, các cơ quan, xí nghiệp để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
3.2.8 Đầu tư đổi mới, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ thông tin và trang bị tốt cơ sở vật chất của hoạt động Ngân hàng
Thực tế đã chứng minh rằng Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế ứng dụng tin học mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Công nghệ thông tin đã trở thành một nền tảng, một thứ cơ sở hạ tầng hỗ trợ đắc lực cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả chất lượng của hoạt động Ngân hàng, tạo ra sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế so với các đối thủ trong cùng ngành. Khơng thể có khái niệm Ngân hàng hiện đại nếu khơng có hệ thống cơng nghệ thông tin. Công nghệ Ngân hàng hiện đại tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể áp dụng được các hình thức huy động và sử dụng vốn, đồng thời có thể triển khai được các loại hình dịch vụ mới. Trong thời đại ngày nay, nếu Ngân hàng nào có ưu thế về cơng nghệ thơng tin thì Ngân hàng đó sẽ có thế mạnh vượt trội trong việc thu hút khách hàng. Đầu tư đổi mới và hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng, cải tiến qui trình nghiệp vụ huy động
vốn, nâng cao chất lượng cơng tác thanh tốn, tăng cường cơng tác tiếp thị và mở rộng các loại hình nghiệp vụ Ngân hàng. Đây chính là yếu tố quan trọng trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chính nhờ sự tiện lợi, an tồn, nhanh chóng trong cơng tác thanh tốn và việc được hưởng những dịch vụ Ngân hàng mà điều này sẽ thu hút được nhiều khách hàng và nguồn vốn cho Ngân hàng. Kết hợp với việc trang bị tốt cơ sở vật chất sẽ làm cho hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động Ngân hàng nói chung ngày càng hiệu quả hơn.
3.3 Kiến nghị
Để các giải pháp trên có thể thực thi một cách có hiệu quả khơng chỉ dựa vào bản thân Chi nhánh Hà Nội mà cịn phụ thuộc mơi trường kinh tế - xã hội với những các giải pháp, chính sách từ Chính phủ, NHNN và Ban Quản trị Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Dưới đây là một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
3.3.1 Đối với Nhà nước
- Vận động, yêu cầu các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện mở tài khoản, trả lương, chi trả các dịch vụ qua tài khoản cá nhân. Đối với các ngành dịch vụ, Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất việc thanh toán bằng tiền mặt.
- Thành lập ban chỉ đạo liên ngành để cùng nhau hướng dẫn chung trong cả nước về mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng gồm đại diện của Văn phịng chính phủ, ngành Ngân hàng, Tài chính, Thuế và Tổng liên đoàn lao động tại địa phương.
- Cơ chế tiền lương, hệ thống các chỉ tiêu khuyến khích đối với người lao động - Đẩy mạnh việc phát triển thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho các NHTM thu hút vốn trung và dài hạn.
Với cơ chế huy động vốn như hiện nay thì khơng thể đáp ứng theo u cầu đầu tư trung và dài hạn, đồng thời không tạo điều kiện thu hút và sử dụng nguồn vốn từ bên ngồi vào Việt Nam. Thị trường chứng khốn nếu như được phát triển thì nó sẽ là một kênh thu hút vốn trung và dài hạn với chi phí thấp. Thơng qua việc phát hành
chứng khốn, các nhà đầu tư cũng có thể chuyển chứng khốn của mình thành tiền mặt một cách dễ dàng nhanh chóng.
Để thị trường chứng khốn phát triển cần hồn thiện được điều kiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh các cơng ty cổ phần, kiện tồn việc phát hành trái phiếu chính phủ, từng bước mở rộng và phát hành trái phiếu Ngân hàng, cổ phiếu, trái phiếu công ty loại vơ danh… tạo nhiều hàng hóa cho thị trường hoạt động mạnh mẽ.
- Tạo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô như: xác định tỷ lệ lạm phát phù hợp đảm bảo kích thích đầu tư, phát triển kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền nội tệ. Sự ổn định của môi trường vĩ mô là tiền đề cơ bản và quan trọng cho mọi sự phát triển và tăng trưởng của đất nước và cho việc thu hút các nguồn vốn của Ngân hàng. Trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, một trong những nội dung của tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô là xác lập một tỷ lệ lạm phát phù hợp, đảm bảo kích thích đầu tư, phát triển kinh tế đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người đồng thời ổn định giá trị đồng nội tệ. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để thực thi có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM.
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để tăng cường huy động vốn, NHNN cần có những thay đổi trực tiếp trong quy định với các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM đối với tất cả các loại hình nghiệp vụ trong tiến trình tiến tới hội nhập kinh tế khu vực.
- NHNN cần xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới và hạ tầng cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt theo từng giai đoạn, kết hợp chỉ đạo toàn bộ hệ thống các NHTM cùng thực hiện.
- Hoàn chỉnh và tổ chức tốt thị trường tiền tệ: Đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ để NHNN điều hịa khả năng thanh tốn giữa các Ngân hàng, là nơi đáp ứng nhu cầu của các NHTM thiếu vốn và là thị trường đầu ra của các NHTM thừa vốn. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên thị trường này, một mặt giúp NHNN quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý được hạn mức tín dụng với các NHTM, mặt khác, tạo điều kiện cho các NHTM tìm được nơi đầu tư và là căn cứ để Ngân hàng định ra mức lãi suất đầu ra, đầu vào hợp lý.
- Theo luật NHNN thì khi huy động vốn, các NHTM phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHNN qui định và điều chỉnh theo từng thời kỳ theo mục tiêu mà chính sách tiền tệ đề ra. Tuy nhiên nếu khoản dự trữ đó q cao thì NHNN phải có chính sách bù lỗ hoặc trả lãi hợp lý cho khoản tiền đó.
3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần có chính sách, biện pháp khuyến khích các đơn vị thành viên trong hệ thống tăng tỷ trọng sử dụng vốn vào các hình thức tín dụng gián tiếp, tín dụng chiết khấu, kinh doanh dịch vụ nhằm đổi mới cấu trúc tài sản của Ngân hàng theo hướng phân tán rủi ro.
- Hiện nay, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã có chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ; tuy nhiên, cần có một cơ chế mở để các chi nhánh áp dụng chính sách phí ưu đãi đối với các khách hàng kinh doanh có hiệu quả và sử dụng dịch vụ Ngân hàng trọn gói, bởi có như vậy chi nhánh mới chủ động tính tốn hiệu quả trong việc miễn hoặc giảm phí dịch vụ cho khách hàng nhưng trên cơ sở vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà gói dịch vụ mang lại (tiền gửi-tiền vay-dịch vụ).
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp trao đổi thông tin trong hệ thống, giúp các chi nhánh Maritime Bank trong hệ thống tiếp cận nhanh chóng với những thơng tin mới nhất về thị trường, về các khách hàng trong đó cần tăng cường cung cấp thơng tin mang tính phân tích, phát huy và đưa vào sử dụng các phương tiện máy móc thu thập và xử lý thơng tin hiện đại.
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần tăng cường vai trò là người hướng dẫn thực hiện các văn bản, quy chế, quy định của NHNN.
- Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần tiếp tục đổi mới hồn thiện chính sách khách hàng, áp dụng các mức ưu đãi về lãi suất hấp dẫn để thu và giữ được các khách hàng ổn định.
- Mở rộng mạng lưới thông qua việc thành lập các phòng, chi nhánh tại các tỉnh thành như Lào Cai, Lạng Sơn... để thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, trên cơ sở đó tăng số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền tận dụng nguồn vốn rẻ và thu phí dịch vụ.
- Đảm bảo tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình của NHNN đã ban hành trong nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, các NHTMi đều phải đạt số vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Hiện tại, NHNN đã trình chính phủ phê duyệt cho giãn thời hạn tăng vốn điều lệ cho các Ngân hàng đến hết tháng 6 năm 2011.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về nguồn vốn, cơng tác huy động vốn tại các NHTM và những nhân tố ảnh hưởng, luận văn đi sâu phân tích thực trạng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội về cả số lượng và cơ cấu, chi phí… trong mối quan hệ với cơng tác sử dụng vốn, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích cùng với định hướng huy động vốn của Ngân hàng Hàng Hải, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cũng như thực trạng cơng tác huy động vốn của Chi nhánh. Hy vọng rằng với những giải pháp cơ bản trên có thể giúp chi nhánh khắc phục được những tồn tại trong công tác huy động vốn, cải thiện quy mơ, cơ cấu, kỳ hạn để có nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của Ngân hàng. Điều này cũng địi hỏi ở tầm vĩ mơ Nhà nước cùng các cấp, các ngành cũng phải có các biện pháp đồng bộ tạo điều kiện cho Ngân hàng thực thi các giải pháp đó.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, để những ý kiến đề xuất, kiến nghị trong luận văn thực sự có ý nghĩa rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà quản lý Ngân hàng, bạn bè đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Vũ Đức Thanh và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội; các anh chị ở Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ tơi hồn thành bài luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Luật Dân sự (2005), Nxb Chính trị Quốc gia.
2. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/206/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
3. Đại học Kinh tế quốc dân (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
4. Frederic, S. Mishkin (1994), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
6. Lê Hoàng Lan (2006), Hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng khi Việt Nam
gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế
quốc dân.
7. Luật các Tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), Nxb Chính trị
Quốc gia.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1997), Ngân hàng Việt Nam với chiến lược huy
động vốn phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
9. Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội (2009, 2010, 2011), Báo cáo tài
chính.
10. Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội (2009, 2010, 2011), Bảng cân đối kế toán.
11. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo thường niên.
12. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2009, 2010, 2011), Báo cáo tài chính.
13. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (2009, 2010, 2011), Bảng cân đối kế toán.
14. Nguyễn Thị Mùi (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
15. Peter, S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính,
Hà Nội.