Chi phí huy động vốn tại Maritime Bank Chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh hà nội (Trang 61)

2.2 Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Ch

2.2.4 Chi phí huy động vốn tại Maritime Bank Chi nhánh Hà Nội

Chi trả lãi tiền gửi của Chi nhánh biến động nhẹ từ năm 2009 đến 2011 thể hiện trên cả số tuyệt đối lẫn số tương đối. Cụ thể:

Bảng 2.10. Chi phí trả lãi tiền gửi tại

Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2010 so với

2009 2011

2011 so với 2010 1. Chi trả lãi huy động 283.764 476.182 192.418 437.012 -39.170 2. Tổng chi 371.278 568.957 197.679 599.157 30.200

Tỷ trọng 76,43% 83,69% 72,94%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 - 2011)

Chi trả lãi huy động năm 2009 chiếm 76,43% tổng chi, đến năm 2010 chi phí này tăng mạnh lên 476.182 triệu đồng chiếm 83,69% và sang năm 2011, chi phí này chiếm 72,94% tổng chi của chi nhánh. Chi phí trả lãi tiền gửi biến động tăng/giảm là do sự thay đổi về cơ cấu tiền gửi, thay đổi về lượng tiền gửi và sự biến động tăng lên của lãi suất huy động trên thị trường. Cụ thể:

Năm 2009, số dư huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở xuống, lãi suất tiền gửi ở khoảng kỳ hạn này tương đối cao và thường xuyên biến động, dẫn đến chi phí trả lãi tiền gửi cũng cao.

Đặc biệt tới năm 2010 thì chi phí này tăng mạnh. Những biến động trên thị trường tiền tệ, lạm phát cao, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã đẩy các Ngân hàng NHTM trong nước vào tình thế khó khăn khi phải tham gia cuộc đua tăng lãi suất để đảm bảo khả năng thanh khoản. Lãi suất huy động trên thị trường liên tục thay đổi, có lúc đã tăng lên đến 18%/năm. Khơng nằm ngồi xu thế đó, Ngân hàng Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội cũng bị rơi vào vịng xốy của cuộc chạy đua lãi suất. Thêm vào đó, đối tác chiến lược rút lượng tiền gửi không kỳ hạn ra nên nguồn vốn huy động của chi nhánh sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, cũng nhờ lượng tiền gửi này mà Chi nhánh Hà Nội đã thu được chênh lệch giá cao khi bán nguồn cho Hội sở nhất là trong thời điểm huy động khó khăn, lãi suất tăng cao. Khách hàng

liên tục chuyển đổi từ Ngân hàng có lãi suất thấp sang Ngân hàng có lãi suất cao hơn, sản phẩm cạnh tranh hơn. Để tăng tính cạnh tranh thu hút nguồn vốn, Ngân hàng Hàng Hải đã đưa ra sản phẩm tiền gửi hoạt kỳ 13 tháng, rút trước hạn vẫn được hưởng lãi như lãi suất thời kỳ gửi. Vì khơng nhận thức được rủi ro khi đưa ra sản phẩm này nên khi lãi suất huy động giảm, Ngân hàng vẫn phải trả lãi cao cho khách hàng gây thiệt hại cho Ngân hàng. Chi phí trả lãi tiền gửi vì thế tăng mạnh vào năm 2010 và năm 2011 trong khi lãi suất huy động trên thị trường năm 2010 đã giảm nhiều.

Có thể nói, các chính sách của Ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong thu hút nguồn tiền gửi. Lãi suất huy động càng lớn càng khuyến khích người gửi tiền vào nhưng nếu chi phí huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc quyết định đầu ra của nguồn vốn và việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận của Ngân hàng. 2.2.5 Thu từ điều chuyển vốn nội bộ tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội

Vì sử dụng vốn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn huy động nên số vốn huy động còn lại Chi nhánh cho Hội sở vay trên cơ sở lãi điều chuyển vốn nội bộ. Lãi suất Chi nhánh gửi/vay có kỳ hạn với Hội sở chính được xác định theo chính sách FTP (Fund Transfer Pricing), dựa trên nguyên tắc mua bán toàn bộ vốn và tài sản của các Đơn vị kinh doanh trong hệ thống, cụ thể:

Hệ thống quản lý vốn xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn đối với từng giao dịch vốn (huy động và sử dụng vốn)

Các đối tượng còn lại thuộc Tài sản nợ, tài sản có của Đơn vị kinh doanh được xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn trên số dư bình quân của tài khoản kế tốn sau đó thực hiện phân bổ lại cho các Đơn vị kinh doanh theo tính chất hoạt động của khoản mục Tài sản nợ, Tài sản có đó.

Ngun tắc bình đẳng:

Áp giá mua bán vốn ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch, các giao dịch có cũng thời gian và cùng kỳ hạn được áp giá mua bán vốn như nhau

Đối với các giao dịch với lãi suất cố định: Giá mua bán vốn của một hợp đồng khơng thay đổi trong tồn bộ thời gian của hợp đồng.

Đối với các giao dịch với lãi suất điều chỉnh định kỳ hoặc lãi suất thả nổi: Giá mua bán vốn của một hợp đồng được điều chỉnh tương ứng với các điều kiện quy định đối với từng loại hình lãi suất giao dịch.

Nguyên tắc thống nhất: Giá mua bán vốn của từng kỳ hạn áp dụng cho các giao dịch bán vốn (hoặc mua vốn) là như nhau trên toàn hệ thống Maritime Bank.

Bảng 2.11. Thu điều chuyển vốn nội bộ tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2010 so

với 2009 2011

2011 so với 2010 1. Thu lãi điều chuyển vốn 230.127 322.406 92.279 352.344 29.938 2. Tổng thu 439.292 671.615 232.323 726.819 55.204

3. Tỷ trọng (%) 52,39% 48,00% 48,48%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 - 2011)

Để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao, hàng ngày Ngân hàng định chế Tài chính sau khi tính tốn, cân đối về kỳ hạn của nguồn vốn huy động, các khoản đến hạn, các khoản cho vay, phần còn lại cũng phải tính tốn và xác định các kỳ hạn cho những khoản tiền gửi tại Hội sở chính sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận, và đánh giá đúng hiệu suất của từng hoạt động. Vì đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng đáng kể của Ngân hàng khi mà hoạt động cho vay chưa phát huy được thế mạnh của mình.

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy, nguồn thu của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ nguồn vốn điều chuyển nội bộ chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng thu của Chi nhánh và tăng dần qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011. Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các nhân và tổ chức trong nền kinh tế; một mặt, đảm bảo đủ vốn phục vụ hoạt động cho vay, đầu tư..., một mặt, bán vốn cho Hội sở chính để đem lại nguồn thu ngày càng ổn định và tăng trưởng không ngừng cho Ngân hang.

Thu lãi điều chuyển vốn nội bộ năm 2009 đạt 230.127 triệu đồng, chiếm 52,39% tổng thu, năm 2010 đạt 322.406 triệu đồng, chiếm 48% tổng thu, tăng

92.279 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 đạt 352.344 triệu đồng, chiếm 48,48% tổng thu, tăng 29.938 triệu đồng so với năm 2010.

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội nhánh Hà Nội

2.3.1 Những kết quả đạt được

- Vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng ổn định qua các năm, các hình thức huy động vốn ngày một đa dạng hơn

Với các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú như: huy động tiền gửi giao dịch, phi giao dịch, phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, các sản phẩm tiết kiệm đa dạng bám sát nhu cầu của khách hàng như tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm lãi suất bậc thang... và phương thức trả lãi phù hợp với khách hàng như trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng hàng quý… Chi nhánh đã cung cấp cho khách hàng nhiều cơ hội khi gửi tiền vào Ngân hàng.

Kỳ hạn huy động vốn cũng đã được đa dạng rất nhiều: thêm các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 18 tháng, 2 năm,… người dân khơng cịn phải giữ của cải và tiền nhàn rỗi nữa mà họ có thể gửi tất cả chúng tới Ngân hàng một cách an toàn và thuận lợi.

Chất lượng dịch vụ đã được cải thiện đáng kể, góp phần thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh. Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng đi liền với việc thu hút tiền gửi cũng được cải thiện cả về số và chất lượng: hiện đại hóa các hệ thống thanh tốn, mở rộng và cải thiện hệ thống thanh toán bằng séc, thẻ rút tiền tự động, ủy nhiệm chi, thư tín dụng… Điều này giúp khách hàng có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Lượng tiền gửi từ dân cư tăng ổn định qua các năm. Năm 2009 đạt 1.137.821 triệu đồng, chiếm 22,09% tổng vốn huy động, năm 2010 đạt 1.201.252 triệu đồng, chiếm 32,70% tổng vốn huy động, tăng 5,57% so với năm 2009, đến năm 2011 đạt 1.486.858 triệu đồng, chiếm 31.18% tổng vốn huy động, tăng 23,78% so với năm 2010.

- Vốn huy động của Chi nhánh Hà Nội đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng

vốn của chi nhánh đồng thời thu được lãi từ điều chuyển vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu.

Nhờ coi trọng công tác huy động vốn, đồng thời đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc khách hàng, tích cực ứng dụng cơng nghệ hiện đại tạo ra các sản phẩm mới tiện ích, hiệu quả cho khách hàng, Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội đã đạt được một số kết quả trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động trong ba năm qua của chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn đồng thời còn điều chuyển vốn cho nội bộ chi nhánh Ngân hàng thu được nguồn lãi cao và tăng đều đặn qua các năm, đóng góp vào tổng thu của chi nhánh. Cụ thể năm 2009 thu từ lãi điều chuyển vốn nội bộ là 230.127 triệu đồng, năm 2010 là 322.406 triệu đồng, năm 2011 là 352.344 triệu đồng.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Một trong những hạn chế lớn nhất của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội hiện nay là huy động vốn trung và dài hạn không đủ để tài trợ cho các hoạt động tín dụng trung và dài hạn. Nguồn vốn trung dài hạn tại Chi nhánh bị giảm dần từ năm 2009 đến năm 2011, bởi nền kinh tế lạm phát, người dân ưa thích kỳ hạn ngắn hơn. Chính vì thế, Chi nhánh buộc phải chuyển một phần vốn ngắn hạn sang để đáp ứng cho nhu cầu dài hạn. Tỷ trọng vốn trung và dài hạn thấp, mất cân đối trong tổng nguồn vốn huy động.

Vốn huy động từ tổ chức kinh tế cũng bị giảm và chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu vốn huy động: từ 4.012.759 triệu đồng năm 2009 giảm xuống chỉ còn 3.281.356 triệu đồng năm 2011.

Nguồn tiền gửi ngoại tệ tuy có biến động tăng/giảm qua các năm từ 2009 đến năm 2011 song vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động. Năm 2009 chỉ chiếm 14,43% tổng vốn huy động, năm 2010 huy động bằng ngoại tệ đạt 785.578 triệu đồng, chiếm 21,39% tổng vốn huy động, năm 2011 đạt 715.400 triệu đồng, chiếm 15,00% tổng vốn huy động.

Tiền gửi thanh toán của cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp: Như chúng ta đã biết, ngoài thu nhập từ lãi cho vay là thu nhập chủ yếu, truyền thống, thì hiện nay, các Ngân hàng đã và đang

hướng tới thu nhập từ dịch vụ. Đó là yếu tố cơ bản để giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, nâng cao hiệu suất danh lợi và tạo ra sức cạnh tranh cho các Ngân hàng. Tuy nhiên tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà nội nguồn thu từ dịch vụ chiếm tỷ trọng vẫn còn thấp. Các sản phẩm và dịch vụ như thanh toán, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền nhanh… có số lượng khách hàng chưa nhiều, quy mô và số lượng hợp đồng nhỏ và ít. Trong đó, dịch vụ thanh toán là dịch vụ truyền thống quan trọng đem lại nguồn thu từ phí, và nguồn vốn rẻ. Tuy nhiên, trong cơ cấu huy động của Maritime Bank - Chi nhánh Hà nội, tiền gửi thanh toán của cá nhân chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động. Mặc dù lượng khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều nhưng chủ yếu vẫn là khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm, có kỳ hạn, nguồn vốn ổn định nhưng chi phí trả lãi cao. Số lượng khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh tốn cịn ít, vì thế lượng thẻ phát hành và sử dụng cịn hạn chế.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Chính sách về giá: Trong những năm qua, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường, NHNN đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm ngăn chặn lạm phát, suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mơ. Trước tình hình đó, Maritime Bank phải áp dụng cùng lúc nhiều chính sách giá khác nhau và ln theo sát các chính sách của NHNN, phản ứng nhanh đối với những thay đổi lãi suất trên thị trường của các NHTM nhằm đưa ra mức giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và an toàn trong hoạt động. Tuy nhiên, về cơ bản, Maritime Bank vẫn chưa có chính sách giá độc lập mà chủ yếu dựa vào sự điều chỉnh giá của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Chính sách về sản phẩm: Với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, Maritime Bank đã tập trung nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cao cấp, hiện đại nhằm tạo sự khác biệt với các Ngân hàng khác. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chưa được đầu tư đúng mức, chưa phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng. Có những sản phẩm mới đưa ra áp dụng nhưng khơng tính tốn được những rủi ro tiềm ẩn của nó dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng. Cụ thể là hình thức

gửi tiền hoạt kỳ 13 tháng rút trước hạn vẫn được hưởng lãi suất tại thời điểm gửi tiền. Hình thức này được đưa ra áp dụng trong giai đoạn giữa năm 2009 khi mà lãi suất huy động đang ở mức rất cao. Khách hàng nhận thấy hình thức gửi này rất có lợi nên đã đồng loạt gửi tiền theo hình thức huy động này. Ngân hàng tránh được dự trữ bắt buộc nhưng đổi lại khi lãi suất điều chỉnh giảm vào cuối năm 2008 và cả năm 2009 thì chi phí trả lãi cho các khoản tiền gửi này lại rất cao gây thiệt hại nặng nề cho Ngân hàng. Vì vậy, trước khi đưa sản phẩm mới ra áp dụng cần phải có sự nghiên cứu, tính tốn kỹ càng tránh gây thất thoát, tổn hại cho Ngân hàng.

Tuy Ngân hàng cũng đẩy mạnh cơng tác phát hành thẻ, miễn phí mở thẻ và phí thường niên trong vòng 1 năm nhưng do khách hàng hầu như đã mở thẻ ở các Ngân hàng khác rồi nên rất ngại mở thêm tài khoản thanh tốn và thẻ mới. Bên cạnh đó, mạng lưới hoạt động tuy được mở rộng nhưng vẫn chưa có những phịng giao dịch ở một số tỉnh thành như Lào Cai, Lạng Sơn,… dẫn đến hạn chế về các sản phẩm dịch vụ thanh toán như chuyển khoản cho khách hàng trên địa bàn đó. Vì thế, chi nhánh Hà Nội cần chú trọng giới thiệu và nâng cao số lượng khách hàng mở tài khoản thanh tốn, đẩy mạnh cơng tác phát hành thẻ ATM, từ đó tăng số dư tiền gửi không kỳ hạn và tăng doanh số thanh tốn qua thẻ, tận dụng nguồn vốn với chi phí rẻ. Là Ngân hàng mới so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nên chi phí hoạt động của Ngân hàng đặc biệt là chi phí khấu hao tài sản còn cao, các phòng mới mở hoạt động vẫn chưa hiệu quả dẫn đến kém cạnh tranh trong chính sách giá, chi phí huy động vốn cao.

Bên cạnh đó, Ngân hàng chưa có các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể nhằm đánh giá một cách chuẩn xác hiệu quả huy động và sử dụng vốn. Chưa có các biện pháp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu các chi phí khơng cần thiết trong quá trình vận hành bộ máy, điều này làm tăng chi phí huy động vốn dẫn tới nguồn tín dụng sẽ khơng hấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)