Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số lưu ý khi vận dụng kết quả này vào thực tiễn như sau:
Thứ nhất, bên cạnh sử dụng thể chế chính thức như tính nghiêm minh của
pháp luật, hạn chế tham nhũng, tăng cường bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân v.v… thì cơng tác tun truyền kiến thức pháp luật, cải thiện trình độ dân trí,
đầu tư cho giáo dục, dạy nghề, phát huy vai trị của truyền thống, văn hóa dân tộc cũng giúp hạn chế quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam. Việc nâng cao trình độ dân trí vừa có tác động trong ngắn hạn vừa có tác động trong dài hạn, nhưng nâng cao trình độ dân trí là cả một q trình. Ngay từ bây giờ và mọi lúc, mọi nơi người dân cần có ý thức nâng cao trình độ cho chính mình thơng qua lao động sản xuất, thông qua khả năng tự học, bên cạnh các chính sách khuyến khích của Nhà nước.
Thứ hai, nghiên cứu này khơng tìm thấy bằng chứng là thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngồi có mối liên hệ với quy mô kinh tế ngầm ở Việt Nam. Điều này không đồng nghĩa với việc Việt Nam nên thu hút càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài càng tốt. Bên cạnh các tác động tích cực, đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế ở Việt Nam. đặc biệt là sự cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm mơi trường. Ơ nhiễm dù là ít cũng khơng được khuyến khích, tuy nhiên địi hỏi các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng gây ơ nhiễm là phi thực tế. Điều này hàm ý các cơ quan quản lý Nhà nước cần làm tốt hơn nữa việc thẩm định và kiểm tra các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cả trước, trong và sau quá trình đầu tư, để tình trạng ơ nhiễm ln ở dưới mức cho phép.