Một số giải pháp nâng cao chất lượng thể chế phi chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng vốn con người đến quy mô kinh tế ngầm ở việt nam (Trang 75 - 78)

Các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rẳng, nếu tăng trưởng chỉ dựa vào những lợi thế không căn bản, như khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ lạc hậu, lao động giá rẻ... thì đến một lúc nào đó sẽ trở thành một lực cản cho quá trình phát triển tiếp theo. Sử dụng lợi thế nhiều nhân công giá rẻ, năng suất lao động thấp, làm cho người lao động khơng có thời gian để đào tạo lại và nâng cao trình độ, đến khi cho dù có cơng nghệ mới, thì trình độ của nhân cơng cũng khơng thể đáp ứng được những địi hỏi mới của cơng nghệ hiện đại và như vậy nền kinh tế lại rơi vào vòng luẩn quẩn, mất cân đối trầm trọng về các yếu tố đầu vào có chất lượng cho sản xuất, do đó khơng thể phát triển được.

Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã thẳng thắn chỉ ra: “Chất lượng giáo dục

nhìn chung thấp, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu sử dụng nhân lực và nhu cầu của người học, chưa theo kịp sự

chuyển biến của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, là một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng nguồn nhân lực của đất nước…. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng, giữa dạy chữ với dạy người, dạy nghề,…”. Kết luận của nghiên cứu này là chất lượng thể

chế phi chính thức sẽ làm giảm quy mơ kinh tế ngầm, do vậy giải pháp để nâng cao chất lượng thể chế phi chính thức vẫn là tập trung cho các giải pháp về nâng cao chất lượng “vốn con người”.

Theo Báo cáo lao động việc làm của Tổng cục thống kê tính đến Quý 2 năm 2018 cả nước có hơn 55,1 triệu người thuộc lực lượng lao động. Lao động ở nông thôn vẫn chiếm 67,8%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 76,6 %. Khác biệt về mức độ tham gia hoạt động kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn vẫn tồn tại, khoảng 12,8 điểm phần trăm (68,4% và 81,2%). So với quý 2 năm 2017, mức độ tham gia hoạt động kinh tế của nam và nữ gần như khơng có sự thay đổi đáng kể. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam là 82,0% trong khi tỷ lệ này ở nữ là 71,4%. Đến Quý 2, năm 2018 cả nước có 1,1 triệu lao động thất nghiệp, nếu tính cả số lao động khơng thất nghiệp nhưng thiếu việc làm thì phải cộng thêm 154,5 nghìn người. Đây là một trong những nguyên nhan chủ yếu thúc đẩy những người thất nghiệp tham gia vào khu vực kinh tế ngầm, bởi nhu cầu có việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người.

Một nguyên nhân khác dẫn đến người lao động buộc phải chọn khu vực kinh tế ngầm đó là do họ khơng đủ chun mơn. Tính đến q 2, năm 2018 cả nước vẫn có đến 43,08 triệu người thuộc lực lượng lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật, có chun mơn trung cấp là 2,16 triệu, cao đẳng là 1,64 và đại học trở lên là 5,28 triệu người. tình trạng thất nghiệp ở nơng thôn cao hơn thành thị. Đây là kết quả của ưu thế hơn về cơ hội được học hành cũng như cơ hội nghề nghiệp ở thành thị. Nhân lực được đào tạo trong các ngành kỹ thuật-cơng nghệ cịn chiếm tỷ trọng thấp. Lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là các ngành trọng điểm như cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện, các lĩnh vực tác động mạnh tới tốc độ

tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế còn thiếu hụt lớn cần thời gian dài mới đáp ứng cân đối được nhu cầu.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả xin đề xuất một số nhóm giải pháp như sau:

Thứ nhất, tiếp tục củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục

phổ thơng, từ đó góp phần tạo nền tảng cho việc đào tạo nguồn nhân lực ở những giai đoạn, thang bậc trình độ cao hơn.

Thứ hai, cần cải tiến, hiện đại hóa chương trình, nội dung và phương

pháp giảng dạy. Hướng việc học gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động nói chung và của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nói riêng. Áp dụng rộng rãi cơng nghệ thông tin trong dạy và học.

Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên các cấp

sao cho đảm bảo về số lượng, giỏi chun mơn và có đạo đức, đủ khả năng để tạo ra những chuyển biến tốt về chất lượng đào tạo.

Thứ tư, đa dạng hóa ngành nghề, hình thức giảng dạy trên cơ sở nắm

bắt nhu cầu lao động. Đẩy mạnh hợp tác giữa các trường với doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh để sinh viên, học sinh có thể tiếp xúc thực tế qua đó cũng dễ nắm bắt được nhu cầu của các doanh nghiệp và xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tiễn.

Thứ năm, cần đa dạng hóa các cơ sở, ngành nghề và phương thức đào

tạo. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề.

Thứ sáu, tăng cường công tác đào tạo lại và đào tạo mới cho người lao

động làm việc trong các doanh nghiệp bằng hình thức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đến các trung tâm lớn như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội… Cuối cùng, triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, nhất là nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng vốn con người đến quy mô kinh tế ngầm ở việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)