FDI vào Việt Nam phân theo địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng vốn con người đến quy mô kinh tế ngầm ở việt nam (Trang 54 - 57)

STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) 1 TP. Hồ Chí Minh 8.009 44.953,030 2 Hà Nội 5.033 33.045,808 3 Bình Dương 3.481 31.414,158 4 Bà Rịa - Vũng Tàu 407 29.700,804 5 Đồng Nai 1.541 28.535,037 6 Hải Phòng 689 17.514,682 7 Bắc Ninh 1.289 17.226,499 8 Thanh Hóa 116 13.852,237 9 Hà Tĩnh 70 11.714,643 10 Hải Dương 399 7.689,289

[Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư]

Diễn biến chính của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam có thể điểm qua các nét chính như sau:

 Từ 1986 đến 1990: giai đoạn ban đầu của dòng vốn FDI vào Việt Nam nên số lượng dự án cũng như vốn đăng ký FDI rất nhỏ, thủ tục cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp FDI tốn khá nhiều thời gian đã dẫn đến số lượng dự án đăng ký thấp, chỉ đạt 37 dự án trong năm 1988. Đến năm 1990 cùng với sự mở cửa và đổi mới nền kinh tế đã dẫn đến số dự án đăng ký tăng gấp 3 lần, lên 107 dự án. Trong suốt 3 năm, tổng cộng có 211 dự án với số vốn 1.603 triệu USD đã được đăng ký tại Việt Nam.

 Từ 1991 đến 1996: đây là những năm nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến nổi bật, đạt được những thành tựu kinh tế bước đầu khá toàn diện. FDI tăng trưởng nhanh và bắt đầu có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ này được xem là thời kỳ bùng nổ FDI tại Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn)

23,8 tỉ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn các nhà đầu tư do chi phí đầu tư kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực, lực lượng lao động tại Việt Nam với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Các thương hiệu lớn của thế giới đã xuất hiện như BP, Shell, Total trong ngành dầu khí, Daewoo, Toyota, Ford… trong lĩnh vực ơ tơ xe máy. Vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới, có tác động lan toả tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Trong năm cuối của giai đoạn này đã thu hút được 415 dự án với số vốn Đầu tư đăng ký 7,9 tỉ USD, tăng hơn 6 lần so với năm 1991.

 Trong ba năm từ 1997-1999, do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, vốn FDI vào Việt Nam cũng giảm sút mạnh, chỉ có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỉ USD nhưng vốn đăng ký của năm sau ln ít hơn năm trước, năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998. Các dự án đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu là các dự án có quy mơ vừa và nhỏ. Trong thời kỳ này, nhiều dự án FDI được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

 Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005: vốn FDI cấp mới đều tăng đạt với mức năm sau cao hơn năm trước, tỷ trọng tăng trung bình 59,5%, nhưng đa phần là các dự án có quy mơ vừa và nhỏ. Sau khi ký Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ (BTA) năm 2001 và gia nhập vào Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 2003 dòng vốn FDI đã gia tăng trở lại, phản ánh sự phục hồi dòng chảy đầu tư sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á.

 Từ 2006 đến 2010: khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 14, Hoa Kỳ trao Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTN) cho Việt Nam và ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu những thành quả đổi mới của Việt Nam, tạo được sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút các nhà

đầu tư quốc tế. FDI đã tăng rất nhanh chóng. Cụ thể trong năm 2006, số lượng vốn đăng ký là hơn 12 tỉ USD; vốn thực hiện hơn 4,1 tỉ USD. Trong 3 năm từ 2007 đến 2009, vốn FDI đăng ký thực hiện tại Việt Nam có sự gia tăng rất mạnh, vốn đăng ký tăng hơn 140% so với giai đoạn từ 1988-2006, tuy nhiên kết quả vốn thực hiện cho giai đoạn này lại không tương xứng, vốn thực hiện chỉ chiếm 25% so với vốn đăng ký. Năm 2010, Vốn FDI thực hiện cả năm đạt 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009, đầu tư nước ngồi đã có ở 63/63 tỉnh.

 Tính từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 cho đến năm 2015 thì dịng vốn FDI vào Việt Nam đã suy giảm do sự điều chỉnh chính sách đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia đã dẫn đến giảm dòng vốn đầu tư toàn cầu và cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài càng trở nên gay gắt. Tuy nhiên trong giai đoạn này, Việt Nam được một số đối tác đầu tư các dự án lớn tại Việt Nam, điển hình là dự án luyện cán thép của tập đoàn Formosa - Đài Loan, hay dự án sản xuất điện thoại thông minh của tập đồn Samsung - Hàn Quốc. Tính từ 01/1986 đến hết tháng 11/2018, thì số lượng dự án FDI còn hiệu lực của Việt Nam là 27.068 dự án với số vốn đăng ký đầu tư đạt 337,82 tỉ USD.

Nhìn chung, dịng vốn FDI đăng ký có sự gia tăng qua các năm nhưng khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện ngày càng gia tăng, trung bình qua 27 năm thu hút vốn đầu tư thì tỷ lệ vốn thực hiện chỉ đạt trên 40% so với vốn đăng ký. Diễn biến thực tế thu hút FDI và vốn FDI được giải ngân thực tế được minh họa qua hình 4.2.

Hình 4.2: Diễn biến của vốn FDI đăng ký và FDI thực hiện tại Việt Nam

20000.00 30000.00 40000.00 50000.00 60000.00 70000.00 80000.00

[Nguồn: Tổng cục Thống kê]

b. Hình thức đầu tư

FDI vào Việt Nam được thực hiện thơng qua dưới nhiều hình thức khác nhau như 100% vốn nước ngồi, liên doanh, hình thức BOT, BT, BTO, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần, công ty mẹ con.

Từ năm 1988 đến 1994, FDI tập trung chủ yếu vào hình thức liên doanh, chiếm khoảng 80% tổng vốn đăng ký, 20% cịn lại chia đều cho các hình thức khác. Kể từ 1995 đến nay, FDI theo hình thức 100% vốn nước ngồi gia tăng thông qua đầu tư mới hoặc chuyển từ liên doanh sang. Một trong những nguyên nhân khiến cho hình thức liên doanh trong đầu tư trực tiếp nước giảm là do một số doanh nghiệp liên doanh tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách nhà nước, làm cho bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Số lượng các dự án BOT, BT hay BTO chỉ là 18 dự án, chứng tỏ hầu hết các doanh nghiệp FDI chú trọng vào việc tự đầu tư và tự quản lý. Như vậy, về bản chất thì FDI cũng khơng khác nhiều so với đầu tư tư nhân trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng vốn con người đến quy mô kinh tế ngầm ở việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)