.1 Chỉ số đường huyết của người bệnh ĐTĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần đối với tình trạng sức khỏe của người bệnh đái thái đường (Trang 25)

Chỉ số ĐTĐ loại 1 ĐTĐ loại 2 1.Trước bữa ăn 4-7 mmol/L (72mg/dL-128 mg/dL) 4-7 mmol/L (72mg/dL-128 mg/dL)

2. Sau bữa ăn <9 mmol/L (162 mg/dL) 8.5 mmol/L (153 mg/dL)

Nguồn: Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa kỳ

Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ biến chứng mà chỉ số đường huyết của mỗi người sẽ khác nhau.

Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng xét nghiệm HbA1c làm tiêu chuẩn để chẩn đoán và kiểm soát bệnh đái tháo đường. HbA1c là xét nghiệm máu đo lường mức đường huyết trung bình trong 2- 3 tháng qua. Giá trị bình thường của HbA1c là khoảng 4-6,5% đồng nghĩa với khi chỉ số HbA1c < 6,5% lượng đường huyết được kiểm soát tốt ngược lại khi chỉ số này tăng lên >10% có nghĩa là thời gian qua lượng đường huyết được kiểm sốt kém. Phương pháp này có ưu điểm hơn xét nghiệm chỉ số đường huyết do được thực hiện ở phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, ít sai số và có thể đánh giá được khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng.

Bài nghiên cứu này sử dụng thang đo 5 mức cho tình trạng sức khỏe biểu thị trạng thái từ rất kém đến rất tốt. Trong đó những người có câu trả lời từ bình thường đến rất tốt sẽ vào nhóm có tình trạng sức khỏe “Tốt” và những phiếu trả lời trạng thái từ rất kém đến kém sẽ vào nhóm có tình trạng sức khỏe “ Khơng tốt” .

2.1.3 Các yêu tố cá nhân ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh ĐTĐ bệnh ĐTĐ

- Tuổi (Tuoi): Tình trạng sức khỏe có xu hướng theo đường cong chữ U với độ

tuổi. Grossman (1972) đã nói sức khỏe tối ưu sẽ sụt giảm khi chúng ta già đi. Khi trẻ, sức khỏe tốt dần lên nhất là khi ở độ tuổi thanh thiếu niên từ 17-35 tuổi, nhưng cuối cùng sẽ giảm dần đi khi về già. Tác giả Nguyễn Văn Lành (2013) cho biết, tuổi càng cao thì thực hành đúng về điều trị đái tháo đường càng thấp dẫn đến tình trạng sức khỏe khơng tốt cho người bệnh.

- Giới tính (Gioi_tinh): nữ giới thường có xu hướng chăm sóc sức khỏe tốt hơn nam giới.

- Sống cùng người than (SCNT): người thân trong gia đình có thể tác động mạnh

mẽ lên hành vi của người bệnh. Gia đình hình thành cho người bệnh định hướng về giá trị bản thân, tư tưởng tình cảm đồng thời ảnh hưởng trực tiếp hành vi lối sống hằng ngày của người bệnh. Sự quan tâm, chăm sóc của vợ, chồng, con cháu là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho người bệnh.

- Trình độ học vấn (Hoc_van): Graham và cộng sự (2001) nhận thấy rằng số năm được đi học có tác động tích cực đến sức khỏe và ngược lại sức khỏe tốt hơn có thể làm cho con người hồn thành việc học nhiều hơn. Nguyên nhân là do giáo dục có thể cải thiện khả năng làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc, tăng hiểu biết về tác hại của hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất gây nghiện….Người có học sẽ nhìn thấy lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe. Họ sẽ dùng thức ăn có chất dinh dưỡng tốt và tự xây dựng thói quen sống có lợi cho sức khỏe của mình và gia đình. Nghiên cứu của Trần Văn Hải (2013) cũng phát hiện có sự liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về ĐTĐ. Những người có kiến thức tốt thường quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, từ đó sẽ chọn cho mình hành vi lối sống tích cực trong phịng tránh, điều trị bệnh tật nói chung và bệnh đái tháo đường nói riêng.

- Cơng việc (Cong_viec): Marmot (2004), Clark và Oswald (1994). nhận thấy cơng

việc có tác động đáng kể đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Folland (2007) cho rằng tăng thời gian cho chăm sóc sức khỏe, giảm thời gian làm việc, giải trí sẽ giúp cải thiên sức khỏe. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Tri và cộng sự (2016) cho thấy tình trạng sức khỏe của nhóm người có tính chất cơng việc nhẹ ảnh hưởng ít hơn so

với nhóm người có tính chất cơng việc nặng. Theo Võ Thị Bổn (Tạp chí nghiên cứu y học-2015), cho thấy có sự khác biệt kiến thức chung về ĐTĐ ở các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Ví như những người làm nghề nơng, có học vấn thấp, khả năng tiếp cận kiến thức về ĐTĐ kém hơn nghề khác. Làm việc quá nhiều, thiếu thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe là một trong những cơ chế dẫn tới biến cố sức khỏe.

-Thời gian mắc bệnh (TGMB): thời gian mắc bệnh càng dài càng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, thiếu thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe là một trong những cơ chế dẫn tới biến cố sức khỏe.

-Chỉ số BMI: Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) là tỷ lệ của trọng lượng

cơ thể, tính bằng kilogam trên chiều cao tính bằng mét bình phương, là một chỉ số để đánh giá tình trạng sức khỏe. Bảng 2.2 Chỉ số BMI Chỉ số BMI Thiếu cân <18.5kg/m2 Bình thường 18.5-22.9 kg/m2 Thừa cân 23-24.9 kg/m2 Béo phì độ 1 25-29.9 kg/m2 Béo phì độ 2 >= 30 kg/m2

Nguồn: (Tiêu chuẩn người châu Á – Liên đoàn tiểu đường thế giới (IDF)- 2005)

Thừa cân, béo phì một trong những bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nghiên cứu của Stutzer (2007) cho thấy có sự suy giảm về sức khỏe, lòng tự trọng, hoặc chấp nhận xã hội khi chỉ số BMI của một người quá lớn. Béo bụng có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng kháng insulin và thiếu hụt insulin. Kiểm soát cân nặng có vai trị quan trọng khi điều trị và xây dựng cuộc sống mới cùng bệnh ĐTĐ vì nếu khơng kiểm sốt cân nặng thì khả năng xảy ra biến chứng nghiêm trọng càng hiển hiện rõ hơn.

-Tăng Huyết Áp: ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt

chi chỉ sau tai nạn giao thông, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, đột quỵ, bệnh về thần kinh, suy thận…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những cá nhân ốm yếu và làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống con người- Shields & Wheatley Price (2005). Theo số liệu của Liên đoàn Đái tháo đường (IDF), 12% bệnh nhân tiểu đường là được phân loại là nghiêm trọng vì sự hiện diện của một trong các bệnh lý sau: bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh mạch máu ngoại biên, đột quỵ, bệnh thần kinh và thiếu kiểm soát lượng đường trong máu hoặc các vấn đề về thị lực nghiêm trọng. Bệnh nhân có nhiều bệnh liên quan cho thấy sự sụt giảm lớn hơn trong hoạt động so với những người chỉ có một bệnh. Thơng qua chỉ số mức độ nghiêm trọng của biến chứng tiểu đường (DCSI) so sánh với những người khơng có biến chứng để xác định xem số lượng và mức độ nghiêm trọng của biến chứng bệnh tiểu đường có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong và nhập viện hay không. So với những bệnh nhân khơng có biến chứng, những người có 1 biến chứng khơng có nguy cơ tử vong cao hơn, tuy nhiên, những người có từ 2 biến chứng trở lên có nguy cơ tử vong cao hơn. Trong bài nghiên cứu, chỉ nghiên cứu người bệnh với tình trạng có bị cao huyết áp hay khơng và loại bỏ những bệnh liên quan khác do những biến chứng khác có tác động lớn đến sức khỏe của người bệnh mà thước đo lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần này không thay đổi được. Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ là do tình trạng tăng glucose máu làm thay đổi chức năng mạch máu và thúc đẩy tính nhạy cảm của mạch máu với huyết áp động mạch và ngược lại, đối với bệnh nhân tăng huyết áp tình trạng đề kháng insulin rất hay gặp và nguy cơ xuất hiện ĐTĐ sau 5 năm gấp 2,5 lần.

-Thu nhập (TN): Chang (1996) nhận định sức khỏe tốt thì con người sẽ có nhiều

thời gian để làm việc hơn dẫn đến thu nhập cao, và có khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo Folland (2007), khi về hưu, khơng có thu nhập đầu tư vào sức khỏe, tình trạng sức khỏe sẽ suy giảm nghiêm trọng.

-Chi phí chữa bệnh (CPCB): được ước lượng từ dữ liệu về chẩn đoán, điều trị đang diễn ra. Đó là các chi phí có liên quan đến việc sử dụng các can thiệp về y

khoa như thuốc, xét nghiệm cho chăm sóc sức khoẻ trong điều trị nội trú và ngoại trú, chăm sóc khẩn cấp, cũng như phục hồi chức năng và vật lý trị liệu (Smith, 2009).

Chi phí cho quản lý sức khoẻ của người mắc ĐTĐ gấp 2-4 lần người không bị ĐTĐ. Chi phí này bao gồm cả thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm cận lâm sàng, chi phí thường xuyên đi khám bệnh. Mức độ chi phí này cịn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh, vào tình trạng biến chứng của bệnh. Đa số chi phí cho điều trị của người đái tháo đường gắn liền với giải quyết biến chứng của bệnh, đặc biệt là những người phải nằm viện, thường các biến chứng chiếm tới 2/3 tổng chi phí điều trị. Rubin RJ và cộng sự (1992) cho thấy chi phí y tế cho người mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2-3 lần so với những người không bị bệnh tiểu đường. Liaquat A Khowaja và cộng sự (2002) nghiên cứu chi phí cho Bệnh tiểu đường ở Châu Âu thì kết luận chi phí thuốc cho việc kiểm sốt bệnh đái tháo đường loại 2 là tương đối thấp, với thuốc hạ huyết áp và insulin chỉ chiếm 7% tổng chi phí chăm sóc sức khoẻ cho bệnh đái tháo đường loại 2. Olivera EM1, Duhalde EP, Gagliardino JJ (1991) đánh giá các chi phí gián tiếp của bệnh tiểu đường và cho thấy mối quan hệ của họ với các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường.

Bảng 2.3. Ví dụ về giá điều trị trung bình cho người bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân gầy Tổng Bệnh nhân thừa cân Tổng Chế độ ăn Thuốc Chế độ ăn Thuốc Khơng có biến chứng 3.66 4.35 8.01 2.16 3.24 5.40 Có biến chứng Nội trú 4.27 3.49 7.76 4.63 3.32 7.95 Ngoại trú 1.67 1.63 3.30 1.32 1.26 2.58 -Mắt và hoặc thận 0.28 0.13 0.42 0.51 0.36 0.87

Tổng số cho điều trị

biến chứng 6.22 5.26 11.47 6.01 4.61 10.62

Tổng số cho điều trị lâm sàng

9.87 9.61 19.48 8.16 7.85 16.02

(Nguồn: United Kingdom Prospective Diabetes Study –UKPDS

(đơn vị: bảng Anh)

2.1.4 Mối quan hệ giữa lối sống chữa bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh ĐTĐ

Lối sống là cách sống của một người thể hiện trong hành vi, hoạt động, sự quan tâm hàng ngày của họ đối với môi trường sống của mình. Và lối sống chữa bệnh là hành vi chữa bệnh khi cơ thể ốm đau qua đó hình thành những hành vi tốt trong cuộc sống hằng ngày nhằm đảm bảo trạng thái sức khỏe tốt và ổn định hơn. Adersen (1995) đã cho rằng một cá nhân sẽ nhận thức về nhu cầu sức khỏe khi cá nhân đó cảm nhận những ốm đau hay đánh giá mức độ nghiêm trọng của của các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Grossman (1972) đã xem sức khỏe như một hàng hóa, và vì thế có thể tạo ra sức khỏe bằng cách đầu tư vào nó.

Ruhm (2000) đã nhận định sự thay đổi trong các hành vi ăn uống, hút thuốc lá và tập luyện thể chất dẫn đến sự thay đổi tình trạng sức khỏe. Tập luyện thể dục thể thao là việc thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe toàn diện. Theo nghiên cứu của Belloc và Breslow (1972) đã chỉ ra một nhóm các hành vi (mà họ gọi là hành vi Alameda) gồm: ăn sáng đều đặn, không ăn vặt, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, giữ cân nặng chuẩn, thường xuyên tập thể dục và ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày là những hành vi ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe. Sarah Hortman, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) cho biết, sử dụng các loại trái cây ít đường là lựa chọn sáng suốt cho người bệnh ĐTĐ, đó là những loại quả chứa nhiều chất xơ, nước và có khả năng kiểm soát lượng carbohydrate. Theo nghiên cứu tới từ Hiệp hội Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) trực thuộc Viện Y học Hoa Kỳ, tăng cường tiêu thụ trái cây và

rau quả có thể giảm nguy cơ ung thư dẫn tới tử vong. Theo đó, tự xây dựng lối sống chữa bệnh tại nhà, như ăn uống lành mạnh, tập thể dục và tuân thủ thuốc là lối sống cần thiết để duy trì sức khỏe ổn định cho người bệnh ĐTĐ.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, tổ chức y tế thế giới cũng như khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, trong điều trị Đái tháo đường, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát glucose máu: đó là chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, thuốc điều trị đái tháo đường và hành vi tự chăm sóc.

Chế độ dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong điều trị bệnh Đái tháo

đường. Chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đầy đủ các thành phần thức ăn và lượng calori đảm bảo cho cân nặng ổn định hướng tới mục tiêu:

 Kiểm soát glucose máu sau ăn và lipid máu

 Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng

 Giảm nguy cơ tim mạch và làm chậm các biến chứng

Bảng 2.4 Tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của người bệnh

Mức chấp nhận được

1. Chất bột đường (Catbonhydrat) 45-65% nhưng không dưới 130g/ngày

-Gạo 200g/ngày ( 4 bát cơm)

-Khoai ( khoai lang, khoai sọ…) 200-400g/ngày

-Bánh ngọt <30g/ngày

-Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mì, đồ ngọt, kẹo

2. Chất béo (Lipid) 25-35%

-Món xào, rán, nướng 10-20g/ngày

3. Chất đạm (Protein) (*Biến chứng thận: 0.8g/kg/ngày) 15-20%

-Các loại đậu 100-150g/ngày

4. Chất xơ >= 5g chất xơ/ khẩu phần ăn

-Các loại rau quả 300-500g/ngày

-Không nên ăn các loại quả sấy khơ, các loại quả ngọt (mít, chuối, xồi) <200g/ngày

Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng của người bệnh:

+ Tuổi trẻ: dưới 40 tuổi: 42 Kcalo/ngày + Trên 40 tuổi: 32 Kcalo/ngày

Hoạt động thể lực làm tăng độ nhạy cảm của insulin từ đó cải thiện kiểm sốt mức

glucose đồng thời giúp giảm cân.

Thuốc điều trị Đái tháo đường: Điều trị bằng thuốc nhằm điều chỉnh tình trạng kháng insulin và giảm tiết insulin. Có thể phối hợp đa trị liệu hay điều trị bằng insulin đơn thuần để đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu.

Thuốc lá và rượu bia là những chất gây hại cho cơ thể, làm nặng thêm các rối loạn

chuyển hóa. Người bệnh ĐTĐ nếu uống rượu thì mức độ biến chứng nặng hơn người khơng uống rượu.

Tự chăm sóc

Theo nghiên cứu của Brod (2012) cho rằng giấc ngủ bị quấy nhiễu dẫn đến khó ngủ, ngủ khơng ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều. Nguyên nhân là do mức glucose dao động vào ban đêm sẽ khiến người bệnh khó ngủ. Nếu lượng glucose trong máu quá cao sẽ dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều lần, làm gián đoạn và giảm chất lượng giấc ngủ. Ngược lại, khi glucose hạ đột ngột, bạn sẽ đổ mồ hôi, run người vào ban đêm do đó người bệnh cần có lối sinh hoạt lành mạnh, quan tâm, cải thiện giấc ngủ của mình giúp ổn định mức glucose ổn định

Vệ sinh hàng ngày: Người bệnh ĐTĐ luôn bị đe dọa bởi những biến chứng như lở loét, viêm nhiễm dễ bị nhiễm trùng nên việc giữ vệ sinh chính bản thân người bệnh, vệ sinh nơi ở người bệnh là hết sức quan trọng.

Tăng huyết áp thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tỷ lệ mắc bệnh chung của THA ờ bệnh nhân ĐTĐ gấp đơi so với người bình thường. Trong ĐTĐ loại 2, 50% người bệnh ĐTĐ được chuẩn đốn có THA. Theo dõi huyết áp thường xuyên cũng là hành động có lợi cho việc theo dõi tình trạng bệnh ĐTĐ. Hành vi tự đo lường đường huyết tại nhà trước khi ngủ cũng là một hành vi giúp kiểm tra lượng đường huyết hàng ngày.

2.1.5 Mối quan hệ giữa trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe người bệnh ĐTĐ người bệnh ĐTĐ

Trạng thái tinh thần đóng vai trị quan trọng đối với sức khỏe, các biến cố bất ngờ tác động lên sức khỏe của những cá nhân ốm yếu có thể làm họ chết sớm hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần đối với tình trạng sức khỏe của người bệnh đái thái đường (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)