HÀM Ý, CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần đối với tình trạng sức khỏe của người bệnh đái thái đường (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

5.2 HÀM Ý, CHÍNH SÁCH

Sống cùng người thân là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tác động đến

xác xuất sức khỏe tốt của người bệnh ĐTĐ cho thấy có người thân bên cạnh chăm sóc có ý nghĩa rất quan trọng với người bệnh, họ cần được quan tâm săn sóc từ những người xung quanh. Để chăm sóc tốt cho người bệnh, người thân bạn bè cần tiếp xúc với họ qua đó hiểu tâm lý, lắng nghe suy nghĩ, ưu phiền của họ. Người thân cũng có thể dễ dàng đưa ra những lời khuyên giúp người bệnh xây dựng lối sống tốt cho điều trị bệnh và giúp họ kiểm soát, đương đầu với những căng thẳng lo lắng do

bệnh tật gây ra. Việc sống cùng người thân hàng ngày góp phần lớn trong việc hỗ trợ điều trị người bệnh ĐTĐ như nhắc nhở người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, chuẩn bị khẩu phần ăn hợp lý cho người bệnh, nhắc nhở việc hẹn và tái khám, cung cấp tình hình người bệnh cho y bác sỹ hay đơn giản là nói chuyện xoa dịu sự lo lắng của người bệnh cũng như mang lại sự yên tâm cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Áp lực cơng việc gây tình trạng căng thẳng (stress) kéo dài là dẫn đến tình trạng

sức khỏe không tốt cho con người và đặc biệt là người bệnh ĐTĐ. Do đó người bệnh cần sắp xếp cơng việc khoa học, ln có kế hoạch cho mỗi việc làm của mình, tránh để tồn đọng công việc. Khi cảm thấy công việc quá áp lực, người bệnh nên trao đổi, nhờ sự trợ giúp từ đồng nghiệp, lãnh đạo. Hàng ngày khi làm việc người bệnh nên xen kẽ thời gian nghỉ ngơi, khoảng 5-7 phút để mắt thư giãn, và giảm bớt căng thẳng cho não bộ. Trưng bày cây xanh nhỏ hay những mơ hình u thích nơi làm việc có thể khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc

Trạng thái lo lắng, căng thẳng có thể làm tăng mức đường trong máu của

người bệnh, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng vào giấc ngủ của họ. Vì thế có thể học cách giảm căng thẳng như hít thở sâu, làm vườn, đi bộ, tập thiền, nghe những bài hát ưa thích, vui chơi cùng con cháu, người thân trong gia đình….. làm theo sở thích, những việc khiến người bệnh có thể cải thiện cảm xúc. Thường xuyên trò chuyện với mọi người, tập thể dục thể thao để cơ thể tiết ra hormone giúp thư giãn. Hiện nay, thiền được nhiều người lựa chọn để tìm bình an nội tâm, giảm căng thẳng. Người bệnh có thể tham gia các khóa thiền hoặc yoga để làm chủ cảm xúc, từ từ nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nếu tình hình chưa cải thiện như mong đợi, người bệnh có thể nhờ bác sĩ tư vấn để điều chỉnh chế độ ăn hoặc bổ sung phương pháp điều trị cần thiết.

Đối với lối sống, các chính sách cần được tập trung bao gồm:

Dùng thuốc trị bệnh tiểu đường và tất cả vấn đề sức khỏe khác ngay cả khi người bệnh thấy khỏe. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn không đủ tiền mua thuốc hoặc bị bất cứ phản ứng phụ nào.

Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, chia thành nhiều bữa trong ngày, không ăn quá nhiều vào ban đêm. Chế độ ăn này cũng giúp bạn giữ cân nặng ổn định. Tập trung đến chế độ dinh dưỡng, nên có chế độ ăn ít chất đạm, ăn nhiều rau quả. Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo). Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22) là 30 calo/kg/ngày. Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày, nếu điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày.

Duy trì cân nặng hợp lý, theo khuyến cáo của tổ chức y tế, người bệnh cần duy trì tỷ lệ cân nặng và chiều cao hợp lý là 18,5<BMI<23.

Bên cạnh đó cần quan tâm đến chế độ hoạt động, vận động quá nhiều hay quá ít đều có tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Chế độ hoạt động hợp lý là khoảng 20-30p mỗi ngày. Nếu người bệnh đang rèn thói quen tập thể dục, nên tập trước giờ ngủ khoảng vài tiếng.

Đối với tình trạng mất ngủ, người bệnh có thể cải thiện bằng cách quy định giờ đi ngủ hàng đêm, kể cả cuối tuần. Đặt giờ bằng đồng hồ để luôn tuân thủ theo kế hoạch. Trong lối sống, cần tránh thức uống có cồn như rượu, bia, ít nhất 3 tiếng trước khi ngủ. Rượu bia có thể khiến bạn ngủ thiếp đi nhưng sau đó lại làm bạn mất ngủ. Không dùng thức uống chứa caffein sau 2 giờ chiều, bao gồm trà, cà-phê, nước tăng lực…Không sử dụng các thiết bị điện tử trong phịng ngủ (tivi, máy tính…), Trước khi ngủ không nên suy nghĩ hay làm những cơng việc trí óc. Ngừng sử dụng thuốc lá và rượu bia còn giúp phòng tránh các biến chứng.

Theo dõi chỉ số HbA1c để nhận biết lượng đường trong cơ thể. Khi HbA1c <6,5% cho thấy bệnh nhân kiểm sốt tốt lượng đường trong máu vì vậy các nguy cơ biến chứng về mắt, thận và thần kinh được đẩy lùi. Tuyệt đối tránh tình trạng hạ đường huyết hay đường huyết thấp <60mg%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của lối sống chữa bệnh và trạng thái tinh thần đối với tình trạng sức khỏe của người bệnh đái thái đường (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)