Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều tỉnh đã huy động được nguồn lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách (Trang 47 - 50)

nguồn lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh và nhân dân trên địa bàn để phát triển hạ tầng thương mại

Với chủ trương xã hội hoá trong việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ ở địa phương theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều chợ xã, thị trấn đã huy động được nguồn lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh và của dân trên địa bàn để phát triển chợ. Ngoài ngân sách nhà nước hỗ trợ hàng năm, một số tỉnh thơng qua cơ chế, chính sách đặc thù, đã khuyến khích, tạo điều kiện để một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh bỏ vốn đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý chợ, nhờ vậy, đã góp phần tháo gỡ những khó

khăn về nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại của địa phương. Qua tổng hợp báo cáo của các Sở Công Thương, tổng số vốn đầu tư chợ trong giai đoạn 2003-2007 là 5.769,148 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương (bao gồm cả kinh phí đầu tư cho chợ thuộc Chương trình 135) chiếm 10,9%, ngân sách địa phương là 29,8%, vốn huy động từ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và dân là 50,9%; nguồn vốn khác (chủ yếu là vốn vay) là 8,5%.

h. Sự phát triển của h ạ tầng thương mại đã góp phần quan trọng trong viê ̣c mở rộng và phát triển thương mại trong nước , qua đó góp phần trong viê ̣c mở rộng và phát triển thương mại trong nước , qua đó góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao của kinh tế cả nước

* Đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBLHH) liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm: gần 11%/năm (năm 1996 đạt 145.874 tỷ đồng, năm 2000 đạt 220.410,6 tỷ đồng); Giai đoạn 2001-2005: tốc độ tăng bình quân hàng năm: 18,3%/năm (Năm 2001 đạt 245.315 tỷ đồng, Năm 2005 đạt 480.300 tỷ đồng), năm; Giai đoạn 2006-2008 tốc độ tăng bình quân hàng năm là: 27,03% (Năm 2006 đạt 596.207,1 tỷ đồng, Năm 2008 đạt 983.803,4 tỷ đồng). Tính chung từ 1996 đến nay, tốc độ tăng trưởng bình quân của TMBLHH luôn cao từ 1,5 - 3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ.

Đóng góp của thương mại trong nước vào GDP cũng gia tăng liên tục qua các năm: năm 1996: 43.125 tỷ đồng, năm 2000: 62.836 tỷ đồng; năm 2005: 113.768 tỷ đồng, năm 2006: 596.207,1 tỷ đồng, năm 2007: 746.159,4 tỷ đồng, năm 2008: 983.803,4 tỷ đồng.

Tính chung, đóng góp của thương mại trong nước chiếm tỉ trọng khoảng 13,5 - 14 % trong GDP, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến (khoảng 20%) và ngành nông nghiệp (khoảng 16 - 18%).

* Các dự án hạ tầng thương mại được xây mới, cải tạo, nâng cấp trong thời gian qua đã góp phần phát triển đợi ngũ thương nhân , đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp , tiểu thủ công nghiệp, tiêu thụ nơng sản hàng hố và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân

Số thương nhân tăng liên tu ̣c qua các năm : năm 1996 cả nước có 15.285 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại; năm 2000 là 19.278 doanh nghiệp; năm 2004 cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp

ngoài quốc doanh, trên 1.000 doanh nghiệp có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình (trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động thương mại. Đến năm 2008, cả nước có 205.689 doanh nghiệp, trong đó có 52.505 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chiếm 25,5%. Ngoài ra, cịn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phịng đại diện của thương nhân nước ngồi tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại…

Hoạt động thương mại phát triển trên cơ sở mở rộng thị trường trong nước đã đóng một vai trị quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nhờ đó đã góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Từ chỗ trên 66% quỹ tiêu dùng cuối cùng của dân cư được thực hiện thông qua bán lẻ ở giai đoạn 1996-2000 và nâng lên 70,9% ở giai đoạn 2004-2008, chứng tỏ thương mại trong nước ngày càng gắn bó và tác động sâu sắc đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Hoạt động của chợ đã góp phần đáp ứng nhu cầu của sản xuất nông nghiệp về vật tư, giống cây trồng vật nuôi, cơng cụ sản xuất nhỏ và hàng hố thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân; ở nhiều địa phương, chợ còn là nơi cung ứng các mặt hàng chính sách phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa...

Hoạt động mua bán qua mạng lưới chợ , siêu thi ̣, trung tâm thương mại là một kênh quan trọng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ, hải sản hàng hoá và sản phẩm của các làng nghề v.v....

* Đóng góp đối với phát triển xã hội

Hàng năm, phát triển hạ tầng thương mại (nhất là hê ̣ thống chợ) đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao đô ̣ng . Tỉ lệ lao động tăng bình quân hàng năm 10.6%/năm. Trong giai đoạn 2004-2007, số lao động trong ngành thương ma ̣i tăng thêm 233.100 người (năm 2004 có 575.567 lao động; năm 2007 có 808.667 lao động, chiếm trên 11% tổng sớ lao động xã hội), tỷ lệ tăng bình quân là 12%/ năm (trong khi đó tỉ lệ tăng bình quân hàng năm về việc làm của tồn bơ ̣ nền kinh tế trong giai đoa ̣n này là 8,6%). Điều đó chứng tỏ khả năng tạo việc làm của ngành thương mại cao hơn so với bình quân chung của toàn nền kinh tế quốc dân.

2.2.2.2 Tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)