- Chủ trì, phối hợp với các bộ nhanh chóng hồn thành, trình Thủ tướng
2.4. Đối với UBND các tỉnh, thành phố
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đa ̣o viê ̣c thực hiê ̣n, tâ ̣p trung vào mô ̣t số công tác chủ yếu như sau:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác qui hoạch thương mại, trước hết là qui hoạch phát triển hạ tầng thương mại.
- Ban hành cơ chế, chính sách của địa phương (trên cơ sở vận dụng cơ chế, chính sách chung của Nhà nước) nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, HTX, hộ kinh doanh và nhân dân trên địa bàn phát triển các loại hình hạ tầng thương mại, nhất là mạng lưới chợ dân sinh ở địa bàn nông thôn, miền núi.
- Rà sốt các thủ tục hành chính để sửa đổi hoặc bãi bỏ các qui định của địa phương khơng cịn phù hợp đang gây phiền hà hoặc cản trở hoạt động của thương nhân tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại v.v...
- Chỉ đạo và tạo điều kiện để Sở Công Thương các tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về thương mại nói chung, về phát triển hạ tầng thương mại nói riêng cho đội ngũ cán bộ, cơng chức làm công tác quản lý nhà nước về thương mại và các chủ thể quản lý chợ (ban quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã).
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng (quản lý thị trường, công an, biên phòng, hải quan…) nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động chống buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, đầu cơ, vi phạm pháp luật về giá, trốn lậu thuế và các hành vi gian lận thương mại khác; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quy định chức năng, nhiệm vụ và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thương mại nói chung, về hạ tầng thương mại nói riêng trên địa bàn thuộc cơ cấu của Sở Cơng Thương, Phịng Cơng Thương ở các huyện và Phịng Kinh tế ở các quận; trên cơ sở đó, bố trí biên chế chuyên trách theo dõi, tham mưu giúp UBND các cấp trong việc quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ tầng thương mại.
- Định kỳ (6 tháng, 1 năm) báo cáo Bộ Công Thương, bộ ngành liên quan và Thủ tướng Chính phủ về tỉnh hình phát triển hệ thống hạ tầng thương mại; kiến nghị kịp thời việc sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách khơng cịn phù hợp và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển hệ thống hạ tầng thương mại cả nước nói chung, trên địa bàn của tỉnh, thành phố nói riêng.
KẾT LUẬN
Hệ thống HTTM có vị trí, vai trò quan trọng việc phát triển thương mại và kinh tế-xã hội trên phạm vi cả nước cũng như của từng địa phương. Tuy nhiên, HTTM chưa phát triển được như mong muốn và còn nhiều hạn chế, tồn tại. Trong số những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó có nguyên nhân do cơ chế, chính sách phát triển và quản lý HTTM cịn nhiều bất cập. Vì vậy, việc “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát triển
hạ tầng thương mại thúc đẩy phát triển thị trường trong nước” sẽ góp phần
giải quyết một trong những vấn đề bức xúc của các địa phương trong phát triển và quản lý HTTM. Nội dung đề tài đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Làm rõ cơ sở lý luận về HTTM nói chung và từng loại hình của HTTM nói riêng. Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra, khảo sát thực trạng, Luận văn đã hệ thống hoá, tập trung phân tích những nét chủ yếu về đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển hạ tầng thương mại và kết quả thực hiện; đồng thời phản ảnh trung thực thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong thời gian qua, trong đó làm rõ những kết quả đạt được và hạn chế, tồn tại của hệ thống cơ chế, chính sách phát triển HTTM.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển HTTM, kết hợp với phân tích xu hướng cũng như kinh nghiệm quốc tế về quản lý và phát triển của hệ thống này, Luận văn đã xây dựng các mục tiêu, quan điểm, định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển HTTM, trong đó tập trung đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển hệ thống HTTM trong thời gian tới nhằm góp phần khăc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay để đáp ứng yêu cầu thúc đẩy thị trường trong nước phát triển trong điều kiện mới. Trên cơ sở đó có những kiến nghị cụ thể với Chính phủ, bộ ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với những kết quả đạt được, Người viết Luận văn hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống HTTM ở nước ta trong những năm tới. Tuy nhiên, Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tơi mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, góp ý của các nhà khoa học, nhà quản lý và các thầy cô giáo để nâng cao chất lượng cũng như kết quả nghiên cứu của Luận văn. Xin trân trọng cảm ơn./.